Tả tiếng suối rừng và sự tích quả vải
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
làng quê Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh những thuở ruộng mênh mông, cánh diều lúc về chiều và dĩ nhiên sẽ không thể thiếu những chú trâu giúp bác nông dân làm việc.
Nhà ngoại em có nuôi một con trâu, và mỗi khi đi học về em đều thấy nó gặm cỏ trong chuồng. Chú trâu có da đen nên trông khác hẳn những chú bò ở chuồng bên, chú trâu trông cao lớn và thật khỏe mạnh! Chú có hai cái sừng to và dài chĩa về hai bên trông thật mạnh mẽ. và 4 cái chân của chú trâu chắc chắn, có thể nâng đỡ cả thân hình vạm vỡ của mình! nhưng chú cũng rất đáng yêu khi có 2 cái tai ve vẩy và chiếc đuôi lúc nào cũng ngoe nguẩy.
Em thích chú trâu không chỉ do chú đáng yêu mà chú còn kéo cày rất giỏi, giúp ngoại em đỡ mệt khi làm ruộng. Cứ mỗi ngày đi qua đồng ruộng em lại thất cái bóng quen thuộc của ngoại và chú trâu ấy. Chú trâu giúp con người nhiều việc nên người ta thường bảo chú trâu là người bạn thân thiết nhất của những người nông dân!
Bây giờ nhà ngoại em không nuôi trâu nữa, nhưng dù vậy thì chú trâu vẫn là hình ảnh quen thuộc với em cho đến bây giờ!
a, con suối, sông, biển
b,từ nhân hoá:
đại từ nhân xưng : tôi (con suối)
Từ chỉ hoạt động con người về ( sông) nằm nghe ( biển ) hát ( con suối)
nghe tin một người bạn ở trường cũ có chuyện buồn,em hãy viết thư thăm hỏi và động viên người bạn đó
Em thích nhất là mùa thu trên quê hương. Đó là mùa của cúc vàng tươi trong nắng, mùa của những chùm ổi chín lắc lư trong vườn. Và đặc biệt, đó còn là mùa của gió heo may quyện với sương thu. Cây cối bắt đầu thay lá , khoác lên mình bộ cánh vàng tươi . Các bạn học sinh thì chuẩn bị bước vào năm học mới. Mùa thu thật ý nghĩa biết bao!
Trong các mùa, em thích nhất là mùa thu. Thời tiết mùa thu mát mẻ. Bầu trời cao và xanh thẳm. Gió heo may khẽ thổi. Cây cối trong vườn đã bắt đầu thay lá. Ông mặt trời cũng không còn chói chang như mùa hè. Vào mùa thu, chúng em sẽ được quay trở lại trường sau những ngày hè. Em rất yêu thích mùa thu.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con thuộc loại câu ai làm gì em nhé
Em rất thích giờ ra chơi. Tiếng trống kết thúc tiết học vang lên. Từng nhóm học sinh từ các lớp xuống sân trường. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, háo hức. Trên các ghế đá, các anh chị lớp trên đang ngồi đọc sách, trò chuyện. Một vài nhóm học sinh chơi trốn tìm, đá cầu, đuổi bắt… Em cũng cùng các bạn trong lớp chơi nhảy dây. Những tiếng cười, tiếng trò chuyện vang khắp sân trường. Giờ ra chơi đã giúp chúng em thư giãn sau mỗi giờ học
Giờ ra chơi cuối buổi chiều thứ sáu, sân trường đông hơn mọi khi. Tiếng trống vừa vang lên, từng tốp học sinh liền kéo xuống sân trường. Một số anh chị ngồi trên các ghế đá để đọc sách, trò chuyện. Phía góc sân gần nhà thể chất, một nhóm các anh chị lại đang chơi đá cầu. Trong nhà thể chất, các anh học sinh lớp năm đang chơi đá bóng. Em và các bạn nữ trong lớp cũng chọn một khoảng sân rộng. Chúng em cùng chơi nhảy dây. Đây là trò chơi mà em rất thích, lại còn chơi rất giỏi nữa. Hai mươi phút trôi qua mới nhanh làm sao. Nhưng chúng em vẫn cảm thấy rất thích thú.
Thiên nhiên trong thơ ca luôn là nguồn đề tài bất tận: trăng, sao, mây núi, chim,...được tái hiện một cách chân thật nhưng cũng rất mỹ lệ. Tiếng suối trong thơ ca vốn ít được sử dụng, thế nhưng khi nhắc đến hình ảnh đó thì người ta sẽ nghĩ ngay đến sự đồng điệu của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh qua hai tác phẩm Côn Sơn ca và Cảnh khuya.
Phải nói rằng, cho dù là bất cứ giai đoạn nào, thiên nhiên luôn khiến các thi nhân xao xuyến. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Hai con người, hai thời đại nhưng lại có chung một tiếng thơ- đó là tiếng suối- âm thanh của núi rừng. Tuy vậy, tiếng suối ở mỗi bài lại mang những vẻ đẹp khác. Tiếng suối trong Côn Sơn ca đó là:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Tiếng suối rì rầm được Nguyễn Trãi nghe thật êm tai, du dương "như tiếng đàn cầm bên tai" khiến tác giả say mê. Tiếng suối ấy thể hiện tâm trạng thanh thản của tác giả khi được hòa mình vào thiên nhiên, rời xa chốn quan trường nhiễu nhương nhiều bon chen danh lợi. Tiếng suối ở Côn Sơn giúp ta cảm nhận được sức sống tràn trề của vạn vật, đằng sau đó là khao khát lối sống nhàn tản, trở về sống giữa thiên nhiên, quên hết mọi ganh đua. Sự trong trẻo của nó khiến thi nhân như được gột rửa hết những muộn phiền của vòng xoay lợi danh, còn lại duy chỉ là sự yên tĩnh trong tâm hồn giữa không gian thanh vắng mà người hiền triết có được. Trở về với thiên nhiên, nhà thơ thoát khỏi sự ngột ngạt và tù túng để mặc sức phiêu bồng với cuộc đời. Khác với Nguyễn Trãi, Bác Hồ thể hiện tiếng suối trong Cảnh khuya mang màu sắc tâm trạng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối ở đây cũng là sự trong trẻo nhưng được ví "như tiếng hát xa". Giữa núi rừng vắng lặng, Bác nghe thấy tiếng suối và tưởng như tiếng hát ai đó vọng lại giữa không gian, đó cũng có thể là tiếng hát của đại ngàn rộng lớn đang mời gọi người nghệ sĩ thả hồn vào. Thế nhưng, nếu Nguyễn Trãi say mê thả hồn vào âm điệu ấy thì Bác lại không hề lãng quên hiện thực. Trái tim của Người vẫn cháy, mải miết lo toan cho vận mệnh dân tộc, nước nhà. Người say trước cảnh vật, mê mẩn tiếng hát ấm áp và ngân vang nhưng không chìm đắm hoàn toàn trong đấy. Trong tâm khảm của Người, Bác vẫn "quên mình cho tất cả" bởi hiện thực tàn khốc của cuộc Cách mạng là nốt lặng khiến cho sự xao xuyến trước cảnh vật chiến khu Việt Bắc cũng chỉ là nhất thời. Qua đó, ta thấy được sự vĩ đại trong trái tim của vị lãnh tụ kính yêu.
Hình ảnh tiếng suối được tái hiện qua nghệ thuật so sánh kết hợp ẩn dụ trong phần mở đầu của hai bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế của hai nhà thơ. Thiên nhiên được cảm nhận bằng thính giác, nhưng qua sự tinh tế của những người nghệ sĩ thì nó trở thành những sản phẩm nghệ thuật thật sự, tiếng suối ấy đã trở thành một bản đàn, bài hát một cách dung dị và tự nhiên. Đằng sau đó, ta thấy được là cả sự hòa điệu của hai người nghệ sĩ lớn. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Họ đều trân quý thiên nhiên theo một cách rất riêng, rất thơ, rất trữ tình, qua đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên đến say đắm, hòa hợp với thiên nhiên lạ kì và ẩn chứa trong đó là khao khát cuộc sống giản dị mà rất thanh cao.
Bằng bút pháp nghệ thuật tinh tế, thiên nhiên- tiếng suối trong Côn Sơn ca và Cảnh khuya đều hiện lên gần gũi. Ở đó, ta thấy được trái tim của hai người nghệ sĩ lớn rung động trước thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Qua đó, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh khiến người đọc càng trân trọng, nâng niu đến mãi về sau.
Tiếng suối rừng thật dễ chịu làm sao
Từng hàng từng lớp cứ lao đao
Lao đi lao lại rồi lao xuống
Suối lại nhận lấy một dòng mưa.
Tự tả