K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi ấy trong kinh hết sức nhốn nháo: người ta kháo nhau rằng quan trấn thủ Sơn Nam sắp đem quân vào thành, để giết hết kiêu binh. Đám quân lính nghe tin ấy đều hoảng hốt, ngầm cho vợ con gói ghém hành lý đem ra ngoài thành và trốn tránh đi các nơi, còn ở kinh chỉ để lại những người thuộc "quân tịch" mà thôi. Rồi chúng kéo nhau vào phủ chúa, xin chúa cấp tốc khởi binh đánh dẹp. Chúa bất...
Đọc tiếp
Khi ấy trong kinh hết sức nhốn nháo: người ta kháo nhau rằng quan trấn thủ Sơn Nam sắp đem quân vào thành, để giết hết kiêu binh. Đám quân lính nghe tin ấy đều hoảng hốt, ngầm cho vợ con gói ghém hành lý đem ra ngoài thành và trốn tránh đi các nơi, còn ở kinh chỉ để lại những người thuộc "quân tịch" mà thôi. Rồi chúng kéo nhau vào phủ chúa, xin chúa cấp tốc khởi binh đánh dẹp. Chúa bất đắc dĩ phải ra ngự ở Trạch các để uý lạo ba quân. Trong đám kiêu binh có kẻ biết mưu của chúa, liền mắng chúa rằng: - Chúa đừng tưởng chúng tôi không biết mà hòng đem đầu lưỡi ra khua múa để che đậy. Từ đây theo cửa Tuyên Vũ đi ra, rồi đến bến Tây Long (tục gọi là Tây Luông, ở thẳng phía sau nhà hát thành phố Hà Nội bây giờ); chẳng qua chỉ độ trăm bước đã có thuyền của quận Thạc chờ đón sẵn sàng ở đó; trông trước trông sau, khi nào thấy không có người, thì bước lên thuyền cho nhanh rồi tìm đường mà đi chứ gì! Chúa biến sắc mặt, nín lặng quay vào. Từ hôm ấy, quân lính canh giữ phủ chúa rất ngặt. Những người nào ra vào, hễ hơi có vẻ khang khác là bị họ khám xét tra hỏi liền. Vì vậy, chúa không dám ra khỏi cung. Quận Thạc nghe tin, lại rút quân về trấn của mình. Chúa sai người ra báo lại với các trấn hoãn ngày khởi sự, nhưng chưa đến kịp thì các đạo theo đúng hẹn cũ đã rầm rộ kéo quân lên đường. Thiên hạ cực kỳ náo động. Hào kiệt các nơi đồng thời nổi dậy, ai ai cũng nói phải tiêu diệt hết kiêu binh. Ngày hôm đó, hết thảy kiêu binh hai xứ Thanh-Nghệ đóng ở các trấn đều phải bỏ trốn, lúc đi qua làng mạc chúng không dám lên tiếng. Hễ kẻ nào buột miệng lòi ra thổ âm Thanh-Nghệ, tức thì bị dân chúng bắt giết ngay. Bọn chúng phải luôn luôn giả cách làm người câm, ăn xin ở dọc đường, rồi lần mò về kinh, báo cho đám kiêu binh ở đây biết cái tin nay mai quân các trấn sẽ về họp ở dưới thành. Được tin này, bọn kiêu binh ở kinh tức thì họp nhau bàn cách chống cự. Rồi họ chia nhau thành các đạo kéo đi. Nhưng đạo phía tây mới kéo ra đến Đại-phùng, đạo phía bắc mới kéo đến cầu Vịnh thì đã bị ngay các tay thổ hào địa phương đánh thua. Họ phải bỏ cả khí giới, cố mang vết thương mà chạy về kinh. Bấy giờ kinh thành chấn động, dân hàng phố kẻ chợ đều dắt díu bồng bế nhau ra ngoài thành chạy trốn. Đám kiêu binh vừa sợ vừa tức, gọi chúa là giặc. Rồi họ kéo vào trong phủ, lấy hết binh khí, chia cho cơ đội các dinh nắm giữ. Phủ chúa lúc ấy không còn một tấc sắt nào để tự vệ. Đêm hôm ấy, kiêu binh bắt được bốn tay nghĩa sĩ lẻn vào thành; họ liền bí mật đem đến hội sở của họ để tra hỏi. Mấy tay nghĩa sĩ đau quá, khai liều rằng đêm nay quân ở ngoài sẽ vào đánh úp. Đám kiêu binh cả sợ, bèn bảo nhau phòng bị nghiêm nhặt. Súng nhồi sẵn mồi lửa, gươm tuốt khỏi vỏ, suốt đêm họ hò hét, đi lại rầm rập, kinh thành hầu như sắp vỡ. Sớm hôm sau, họ đem chém cả bốn nghĩa sĩ, rồi xúm quanh phủ chúa mà trách rằng: - Nhờ có chúng tôi phò, chúa mới được lên ngôi. Nay chúa lại coi chúng tôi là kẻ thù. Lính Thanh-Nghệ hai trăm năm nay vẫn là nanh vuốt cật ruột của nhà chúa. Bây giờ chúa lại nỡ dấy quân bốn trấn về giết hại lính hai xứ chúng tôi. Tin da dẻ mà ngờ cật ruột, giơ dao cưa để cắt nanh vuốt, kẻ nào bày ra mưu ấy đều là những kẻ bỏ thuốc độc cho chúa. Nếu chúa không mau dụ bốn trấn bãi binh, thì đừng có trách chúng tôi là vô lễ! Chúa một mực chối là không biết, rồi ngầm sai người bảo các trấn bãi việc ấy đi. Đám kiêu binh không biết là chúa đã ngầm ra lệnh đình chỉ, nên vẫn còn nghi ngờ. Họ bèn tụ họp nhau, bàn làm chuyện đại nghịch. Hẹn đến canh ba đêm ấy, nổ ba tiếng súng Bảo-long làm hiệu, rồi cùng kéo vào phủ chúa để hành sự; sẽ lấy hết của cải đồ vật trong phủ chia nhau; sau đó lấy xe kiệu của chúa chở hết các đồ nghi vệ cùng sổ sách đưa đến nội điện, rồi rước hoàng thượng về Thanh Hoa để mưu toan công việc sau này. 1) Xác định ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật của đoạn trích. 2) Chỉ ra mâu thuẫn trong đoạn trích. 3) Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của đám kiêu binh : "Tin da dẻ mà ngờ cật ruột, giơ dao cưa để cắt nanh vuốt, kẻ nào bày ra mưu ấy đều là những kẻ bỏ thuốc độc cho chúa."? 4) Tìm những chi tiết cho thấy chúa Trịnh Tông bất lực trước đám kiêu binh. 5) Những hành động nào của kiêu binh coi thường đạo quân thần của lễ giáo phong kiến ? 6) Nêu suy nghĩ về hậu quả của chiến tranh phong kiến.
0
27 tháng 3 2024

Giúp vs mai nộp r

24 tháng 9 2024

Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930-1945. Viết về nạn sưu thuế dã man đã bần cùng hóa nhân dân ta, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một thành công đặc sắc. Nhân vật chị Dậu đã được khắc họa thành một nhân vật điển hình về người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ.

Bình luận về tác phẩm “Tắt đèn”, nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét vé nhân vật chị Dậu như sau:

Trên cái tối giời, tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”.

Nhận xét của Nguyền Tuân rất sắc sảo. Ông chỉ ra giá trị hiện thực của “Tắt đèn” một tác phẩm đã phản ánh sự đen tối lầm than của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đồng thời khẳng định thành công của Ngô Tất Tố khắc hoạ nhân vật chị Dậu “một chân dung lạc quan ”hiện lên giữa “cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa ” ấy. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: nghèo khổ mà phẩm giá trong sạch, thương chồng thương con, đảm đang tháo vát, dũng cảm chống lại bọn cường hào.. Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khóe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra..”.

1.  “Cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưam‘ được nói đến trong Tắt đèn” là làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và, tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày nghe rất rùng rợn, cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Bọn cai lệ, bọn tay chân lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét bắt trói kẻ thiếu sưu. Lí trưởng làng Đông Xá ra lệnh cho lũ tay chân: “Tha hồ đánh! Tha hồ trói! Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ! Anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào “bắt trói như trói chó để giết thịt!’’. Em trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng anh Dậu vẫn phải nộp thay vì “Chết cũng không trốn được sưu Nhà nước!”. Có biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, bị bắt đánh trói dã man! Chị Dậu phải bán khoai, bán ổ chó, bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho Nghị Quế. Chị phải đi ở vú… để kiếm đủ số tiền trang trải hai suất sưu cho chồng và đứa em chồng đã chết! Có thể nói “Tắt đèn là bức tranh chân thực về xã hội nông thôn đen tối trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với cái xã hội ấy. Đọc “Tắt đèn”, ta rùng mình cảm thấy“cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa ” như Tố Hữu đã viết:

 “Nửa đêm thuế thúc trống dồn,

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy… ”

(30 năm đời ta có Đảng)

 

8 tháng 8 2023

C. cả 2 cái trên

 

25 tháng 7 2023

Chức năng ngôn ngữ pháp của từ "tôi" trong các câu trên như sau:

a) Trong câu này, "tôi" được sử dụng như một đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ít, đóng vai trò là chủ ngữ của câu.

b) Trong câu này, "tôi" được sử dụng như một danh từ, đóng vai trò là chủ ngữ của câu.

c) Trong câu này, "tôi" được sử dụng như một danh từ, đóng vai trò là tân ngữ của động từ "yêu".

d) Trong câu này, "tôi" được sử dụng như một danh từ, đóng vai trò là chủ ngữ của câu.