K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2019

Trl :

Nhớ phố phườngmỗi căn nhà là 1 trang lịch sử

CN : In đậm

VN : Gạch chân

20 tháng 4 2019

Thuộc loại câu TTĐ có từ "là" nào bạn nhỉ

20 tháng 4 2019

                                                      "Tre xanh
                                                       Xanh tự bao giờ?
                                                       Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh "

Mỗi khi nghe bài thơ ấy, em lại nhớ về những cây tre xanh đầu làng em. Từ khi em còn nhỏ cho đến khi lớn, tre vẫn đứng đó, kiên cường và bất khuất làm sao

Tre từ thuở trước đã được trồng ở đầu làng, nghe ông em kể lại những cây tre ấy có từ thời kháng chiến chống mỹ cho đến tận bây giờ. Em rất tự hào và yêu thích cây tre vô cùng. Cây tre dáng thẳng, thân tròn và nhẵn nhụi một màu xanh . Tre không chịu mọc riêng lẻ, mà mọc từng bụi, giăng thành hàng, thành lũy ngay cạnh cổng làng. Lá tre xanh non, nhỏ, thuôn dài mảnh khảnh nhưng trong nó chứa một sự dẻo dai tràn sức sống. Khi tre chưa lớn , chúng là những mầm non măng mọc thẳng giống hình như cái búp. Những búp măng ấy trở thành biểu tượng cho các cháu nhi đồng chăm ngoan. Dáng tre vươn cao, hơi cong cong ở ngọn, sắc tre tươi, cứng cáp, dẻo dai như người dân Việt Nam xưa vậy. Khi chiều về, những cây tre xanh thân gầy guộc rì rào trong gió như một bản tình ca hoàng hôn thanh bình.

Những cây tre đứng đầu làng, hài hòa với sắc màu cổ kính của mái đình cây đa. Tre như người lính dũng cảm, ngày đêm bảo vệ bình yên cho nhân dân xóm làng. Còn gì đẹp hơn khi màn đêm buông rèm đen huyền ảo, ánh trăng vàng lơ lửng giữa trời đầy sao, thả bóng như tiên nữ giáng trần lả lướt trên từng ngọn tre xanh rì. Tre sống cùng với với nhân dân, cùng nhân dân lao động, tre cùng những anh dân quân xông vào trận chiến, tre xẻ lối đánh tan quân thù. Và khi đất nước bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc đổi mới, tre vẫn thế xanh , xanh mãi một màu tươi mới, phơi phới trong không khí dựng xây của muôn dân. Tre cùng người dân dựng nên những cột nhà vững chắc, thân tre gầy mà dẻo dai, chịu bao mưa nắng vẫn như thường. Tre nứa đan thành rổ, thành rá,... phục vụ cuộc sống sinh hoạt của biết bao người dân Việt.

Tre không chỉ đẹp vì có màu xanh tươi mới. Tre còn đẹp bởi sức sống tiềm tàng, trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, tre vẫn đứng đó xếp nên thành nên lũy. Lối sống của tre mang tinh thần của dân tộc ta, đoàn kết một lòng mà đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lòng giữ bình yên cho tổ quốc. Tre là nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao hy sinh của người lính, tre chứng kiến các anh hết mình hy sinh chiến đấu vì tổ quốc, tre nhìn các anh ngã xuống nơi vùng biên ải xa xôi, tre gầm lên từng khúc độc hành thương nhớ người lính trẻ. Màu tre xanh hòa cùng màu máu đỏ lấp lánh ngôi sao vàng, tre đi cùng năm tháng,khắp mọi miền tổ quốc, nuôi dưỡng biết bao khát vọng bảo vệ tổ quốc. Tre mãi vững bền, tre dù già rồi măng sẽ mọc, những búp măng non mang dáng hình mọc thẳng của cây tre xanh như chông trọc thẳng lên trời, ngay thẳng và kiêu hùng.

20 tháng 4 2019

Mẹ thiên nhiên đã sinh ra vạn vật với bao sự tươi đẹp và kì vĩ. Trong đó thiên nhiên mang trong mình những sự vẻ đẹp ấy, từ hoa lá, chim muông cho đến cây cối. một trong những loài cây đặc biệt đó là cây tre. Dù đi đâu hay ở đâu thì hỉnh ảnh cây tre sẽ không bao giờ bị pai mờ trong tâm tria mỗi người dân Việt Nam.

Chẳng biết từ bao giờ cây tre xuất hiện, chỉ biết nó có từ rất lâu đời và gắn bó với người dân Việt qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc. hình ảnh tre in dấu bao trang lịch sử hào hùng từ dân gian cho đến nay, từ những câu chuyện đánh giặc trong truyền thuyết Thánh Gióng khi xưa.

Tre xuất hiện ở nhiều nơi dù ở đồng bằng hay miền núi. Là loại cây rất dễ sống và không kén chọn đất hay thời tiết mà có thể mọc từng khóm và trở thành lũy tre. Lúc đầu tre còn nhỏ mới mọc thì được gọi là tre nón hay cây măng, một hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trên các huy hiệu đoàn của học sinh trung học. Và cây măng này có thể đem nấu thức ăn hoặc mang bán để kiếm thêm tiền thu nhập trong gia đình. Khi cây tre lớn dần thì có thêm từng đốt một cách từng đột một cách đều nhau càng lên cao thì những đốt càng dài ra.

Theo thời gian lớn lên cây tre càng già sẽ càng thêm cứng cáp và bắt đầu mọc ra những nhánh gai và có những cành và lá. Lá tre mọc thon dài thon dài có màu xanh mơn mởn với những gân lá song song với nhau. Thân cây tre gầy gộc và rỗng ở bên trong nhưng cây tre có một sức sống bền bỉ và bám sát lấy nhau như sức mạnh đoàn kết cho dân tộc

Rễ tre thuộc họ rễ chùm giúp cây bám chắc vào đất hút chất dinh dưỡng cần thiết và chống trọ với những tác động xấu bên ngoài của thời tiết. Chúng ta ai có thể nhìn thấy hoa tre bởi mỗi cây chỉ ra hoa một lần và sau lần ra hoa ấy cây sẽ trở nên già nua và yếu sức sống rồi lụi tàn dần để nhường chỗ cho những cây tre mới mọc ra.

Không những thế cây tre còn có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống hàng ngày. Như làm công cụ để phục vụ sản xuất. Như cán cuốc, cán cào, cái chang....đồng thời trong sinh hoạt tre có bóng mát rộng che chắn cái nắng hè oi bức cho người dân sau mỗi giờ làm vất vả. Những chú trâu có thể yên chí gặm cỏ dưới bóng mát của lũy tre mà không thấy mệt mỏi. xưa kia khi chưa có xi măng, cốt thép thì tre chính là chất liệu phổ biến nhất để dựng nhà dựng cửa. Tre còn xuất hiện ngay cả trong những bữa ăn, và đó chính là chiếc đũa phục vụ cho việc ăn uống sạch sẽ và thuận tiện hơn. Người già thì lấy cây tre làm điều cầy để hút thuốc cũng là một thú vui dân gian. Trẻ con thì dùng tre để vót thành những thanh chuyền để chơi từ lâu đã đi vào trong tuổi thơ mỗi người. Có những sản phẩm từ tre ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn còn xuất hiện.

Hình ảnh cây tre đi vào đời sống người dân Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Tre luôn là biểu tượng đáng tự hào của dân tộc Việt. Cho dù có đi xa, đi đến những vùng đất mới thì em mãi vẫn không quên được loài cây giản dị nhưng thiêng liêng đến lạ thường như cây tre.

BẠN ƠI CHỈ CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH THÔI BẠN NHẦM RỒI

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.


HỌC TỐT#

20 tháng 4 2019

Trong văn bản "Lượm" có sử dụng các phép tu từ sau :
+ Hoán dụ :
" Ngày Huế đổ máu "
Từ " đổ máu " là hình ảnh chỉ sự thương vong trong chiến tranh . Trong chiến tranh không phải chỉ có máu đổ mà còn có bom rơi , đạn nổ, có nhà cháy , tài sản bị tàn phá , nhiều người chết nhưng từ " đổ máu " đủ nói sự phá hoại của chiến tranh.
+ So sánh :
" Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng "
Với nghệ thuật so sánh độc đáo , nhà thơ đã tái hiện lại cách thật cụ thể và sinh động hình ảnh một chú bé liên lạc : nhanh nhẹn , yêu đời , nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến .

20 tháng 4 2019

SS:Anh đội viên mơ màng,như nàm trong giấc mộng,bõng bác cao lồng lộng,ấm hơn ngọn lửa hồng.

AD:Người cha mái tóc bạc,đốt lửa cho anh nằm

20 tháng 4 2019

Tên cây

Cơ quan sinh dưỡng

Mạch dẫn

Rễ

Thân

Cây rêu

Rễ giả

Thân

Chưa có mạch dẫn

Cây dương xỉ

Rễ thật

Thân

Có mạch dẫn

*   So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn.

Năm 1972, nhà thơ Trần Đăng Khoa( lúc này 14 tuổi) có bài thơ 4 câu nhan đề " Cơn dông":                                                                  Cơn dông bỗng cuôn giữa làng                                                                 Bờ ao lở! Gốc cây bàng cũng nghiêng                                                                 Quả bóng...
Đọc tiếp

Năm 1972, nhà thơ Trần Đăng Khoa( lúc này 14 tuổi) có bài thơ 4 câu nhan đề " Cơn dông":

                                                                  Cơn dông bỗng cuôn giữa làng

                                                                 Bờ ao lở! Gốc cây bàng cũng nghiêng

                                                                 Quả bóng chết chẳng chịu chìm

                                                                Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu

a. Có người nhận xét:" Bài thơ mang những nét rất gần gũi với  làng quê miền Bắc VN? có Đúng ko? Vì sao

b. Nếu biết rằng năm 1972laf năm giặc Mĩ ném bom bắn phá ác liệt, thì bài thơ cơn dông còn ý nghĩa sâu sắc ntn?

c. Sống và học tập trong khung cảnh hòa bình, đọc bài thơ Cơn dông e có cảm xúc và suy nghĩ j?

1
21 tháng 4 2019

a) Lời nhận xét trong bài thơ ''Cơn giông'', điều đó rất đúng. Vì đề bài của bài thơ là ''Cơn giông'' đó là hiện tượng thiên nhiên miền Bắc Việt Nam về mùa hè. Các sự vật trong bài hiện lên gần gũi với nông thôn miền Bắc Việt Nam: ''làng'', ''bờ ao'', ''góc cây bàng'', ''quả bòng'', ''ao con''. Vì thế ''Cơn giông'' được miêu tả gọn và đúng với thực tế: ''nó bất ngờ ập đến'', ''cuộn lên ngay giữa làng''. Gió xoáy mỗi hướng. Giông gió mạnh làm cho: ''bờ ao lỡ'', ''góc cây bàng cũng nghiêng''... Giông gió mạnh làm cho nước ở ao con vốn tỉnh lặng phải nổi sóng bạc đầu. 
b) Nếu biết rằng, năm 1972 là năm bọn giặc Mĩ ném bom, bắn phá miền Bắc ác liệt, thì bài thơ còn có ý nghĩa sâu sắc. Diễn tả hai điều:
- Sự ác liệt của chiến tranh do kẻ thù tàn ác đem đến làng quê đang sống thanh bình.
- Tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trong những năm tháng đánh giặc. Chính nghệ thuật nhân hóa: ''quả bòng'', ''ao con'' đã làm rõ điều này. 
c) Sống và học tập trong khung cảnh hòa bình. Đọc bài thơ ''Cơn giông'' em có suy nghĩ và cảm xúc: Người xưa đã đỗ bao công sức, xương máu của mình dẹp tan quân xâm lược này để chúng ta có thể học tập, vui chơi trong khung cảnh hòa bình. Đọc bài thơ ''Cơn giông'', em tự nhủ phải cố gắng học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô, những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc kính yêu.

#Puka

I. Trắc nghiệm: chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1 : Nhiệt độ không khí thay đổi thế nào?  a. Sự thay đổi khí hậu                                                   b. Vị trí địa lí, độ cao, gần biển hay xa biển  c. bức xạ của Mặt trời xuống mặt đất                            d. địa hình và dòng biển nóng lạnh Câu 2: Người ta đo nhiệt độ không khí...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm: chọn câu trả lời đúng nhất

 Câu 1 : Nhiệt độ không khí thay đổi thế nào?

  a. Sự thay đổi khí hậu                                                   b. Vị trí địa lí, độ cao, gần biển hay xa biển

  c. bức xạ của Mặt trời xuống mặt đất                            d. địa hình và dòng biển nóng lạnh

 Câu 2: Người ta đo nhiệt độ không khí bằng.........

  a. Appe kế                              b. Nhiệt kế                       c. Vũ kế                         d. Âm kế

 Câu 3: Các chí tuyến là ranh giới của: 

  a. Các vành đai nóng và vành đai ôn hòa            b. các vành đai ôn hòa

  c. các vành đai lạnh                                              d. các vành đai nóng và vanh đai ôn hòa

 Câu 4: Các vòng cực là ranh giới của:

 

 a. Các vành đai nóng và vành đai ôn hòa            b. các vành đai ôn hòa

  c. các vành đai lạnh                                              d. các vành đai nóng và vanh đai ôn hòa

 Câu 5: Có bao nhiêu đới khí hậu trên mặt đất?

  a. 3                       b.4                          c. 5                     d. 6

 Câu 6: Các đới khí hậu trên trái đất là:

  a. Một đới nóng, hai đới ôn hòa, một đới lạnh                              b. Hai đới nóng, hai đới ôn hòa, một đới lạnh

  c. Một đới nóng, hai đới ôn hòa, hai đới lạnh                                d. Hai đới nóng, một đới ôn hòa, hai đới lạnh

 Câu 7: Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là:

  a. Gió Tín Phong                               b. Gió Dông Cực                            c. Gió Tây Ôn Đới                     d. Gió Tây Nam

 Câu 8: Nước ta nằm trong đới khí hậu:

  a. Nhiệt đới            b. Hàn đới               c. Ôn đới           d. Cận nhiệt đới

 Câu 9: Sông là:

  a. dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa

  b. dòng chảy không thường xuyên trên bề mặt lục địa

  c. dòng chảy thường xuyên, không ổn định trên bề mặt lục địa

  d. dòng chảy không thường xuyên, không ổn định trên bề mặt lục địa

 Câu 10 : Hệ thống sông gồm:

  a. dòng sông chính cùng với phụ lưu và chi lưu

  b. các lưu vực sông

  c. dòng sông chính và phụ lưu

  d. lưu lượng sông

 

  a. dòng sông chính cùng với phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau

  b. Các lưu vực sông

  c. dòng sông chính và phụ lưu

  d. lưu lượng sông

 Câu 11:  Hồ là:

  a.những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu ngoài đất liền

  b.những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trog đất liền

  c. Dòng chảy thường xuyên
  d.những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu gần đất liền

 Câu 12: Có mấy loại hồ?

  a. 1                       b. 2                 c.3           d. 4

 Câu 13: Lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào?

  a. diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước                              b. diện tích lưu vực

  c. nguồn cung cấp nước                                                               d. phụ lưu

 Câu 14: lợi ích của sông là: 

  a. thủy lợi

  b. giao thông thủy, bồi đắp phù sa, du lịch

  c. du lịch 

  d. Thủy lợi, thủy điện, nghề cá, giao thông thủy, bồi đắp phù xa, du lịch

 Câu 15: Hình thức vận động của nước biển và đại dương là:

  a. Sóng                                         b. Sóng, thủy triều

  c. Thủy triều                                  d. Sóng, thủy triều và dòng biển

 Câu 16: Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu phần ngàn?

  a. 35%                                     b. 15%                             c. 25%                d. 45%

 Câu 17:  Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương ở nước ta là bao nhiêu phần ngàn?

  a. 35%                           b. 33%                             c. 25%                     d. 45%

 Câu 18: Độ muối của nước biển phụ thuộc:

  a. Lượng nước sông chảy vào và độ bốc hơi của nước biển

  b. Lượng nước sông chảy vào và

  c. độ bốc hơi của nước biển

  d. Diện tích của biển

 Câu 19: Sóng thần do:

  a. động đất ngầm dưới đáy biển              b. Gió               c. Núi lửa                        d. Bão

 Câu 20: Nguyên nhân sinh ra thủy triều:

  a. do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời

  b. do sức hút của Mặt Trăng và biển

  c. do sức hút của Mặt Trăng Và Trái Đất

  d. do gió

 Câu 21: Nguyên nhân sinh ra dòng biển:

  a. Gió                                        b. Núi lửa                  c. Động đất                 d. Bão

 Câu 22: Dựa vào thủy triều ta sản xuất ra:

  a. Muối                      b. Cá           c. Tôm                     d. Mực

 Câu 23: Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất:

  a. Gió Tín Phong, Gió Tây Ôn Đới và gió Đông Cực.                                     b. Gió Tín Phong

  c. Gió Đông Cực                                                     d. Gió Tây Ôn Đới

 Câu 24: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam( các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo ( đai áp thấp Xích đạo) là loại gió nào? 

  a. Tây ôn đới                             b. Gió mùa                  c. Tín phong        d. Đông đông cực

Câu tự luận: Dựa vào bảng sau

Lượng mưa(mm) của trạm khí tượng SINGAPO

Tháng123456789101112
Lượng mưa(mm)152134991662211663312571063212

  a/ Hãy vẽ biểu đồ lượng mưa của SINGAPO.

 b/ Qua biểu đồ trên em hãy nhận xét về lượng mưa trong năm của SINGAPO.

Giải hộ nha mk cần gấp

đã giải thì giải hết luôn nhé! Mk ngu địa lém! ai giải hết tớ cho 3 tik

 

1
21 tháng 4 2019

1.B

2.B

3.A,D

4.A,D

5.C

6.C

7.A

8.D

9.A

10.A

11.B

12.D

13.A

14.D

15.D

16.A

17.B

18.A

19.A

20.A

21.A

22.A

23.A

24.A