TÍNH A : \(\left[1+\frac{1}{3x5}\right]x\left[1+\frac{1}{5x7}\right]x.......x\left[1+\frac{1}{37x39}\right]\)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đầu tiên , ta phải nắm rõ lý thuyết ẩn dụ là gì :
* Ẩn dụ : là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Lối ẩn dụ này được sử dụng thường xuyên trong văn học, đặc biệt là thơ - một bài viết có ít từ vựng, nơi mà cảm xúc và những ý tứ trong nó lại được dùng để liên tưởng đến những vật hay đặc tính trong bài khác
VD :
1 . Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)
VD :
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.
2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)
VD : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.
3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)
Ví dụ:
Đốt lửa cho anh nằm
Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.
4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
Ví dụ:
Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
\(\frac{x}{3}=\frac{2}{3}+\frac{-1}{7}\)
\(\frac{x}{3}=\frac{11}{21}\)
\(x=\frac{11.3}{21}\)(Áp dụng công thức \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)khi \(a.d=b.c\))
\(\Rightarrow x=\frac{11}{7}\)
~Học tốt~
\(\frac{x}{3}=\frac{2}{3}+\frac{-1}{7}\)
\(\frac{x}{3}=\frac{2.7+\left(-1\right).3}{21}\)
\(\frac{x}{3}=\frac{11}{21}\)
\(\Leftrightarrow21x=33\)
\(\Leftrightarrow x=\frac{33}{21}=\frac{11}{7}\)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
x - 1/3 = 1/4 . x
-1/3 = 1/4 .x -x
-1/3 = x . [1/4 -1 ]
-1/3 = x . -3/4
x . -3/4 = -1/3
x = -1/3 ; -3/4
x = 4/9
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
\(2x-\frac{3}{7}=6\frac{2}{7}\)
\(\Leftrightarrow2x=6\frac{2}{7}+\frac{3}{7}\)
\(\Leftrightarrow2x=6\frac{5}{7}\)
\(\Leftrightarrow2x=\frac{47}{7}\)
\(\Leftrightarrow x=\frac{47}{7}\div2\)
\(\Leftrightarrow x=\frac{47}{14}\)
\(2x-\frac{3}{7}=6\frac{2}{7}\)
\(2x-\frac{3}{7}=6+\frac{2}{7}\)
\(2x=6+\frac{2}{7}+\frac{3}{7}\)
\(2x=6+\frac{5}{7}\)
\(2x=6\frac{5}{7}\)
\(2x=\frac{47}{7}\)
\(x=\frac{47}{14}\)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bài Mẫu Số 1: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem
Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi.
Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em đã ghi bàn thắng với tỉ số 5-3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.
Bài Mẫu Số 2: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem
Chiều thứ bảy tuần qua, trên sân vận động thị xã, trường em tổ chức trận bóng đá chung kết giữa hai đội bóng lớp 5A và 5B để chọn ra một đội đi dự "Hội khỏe Phù Đổng" cấp thị xã. Em đã được chứng kiến trận đấu từ đầu đến cuối. Đúng 16 giờ, trận đấu bắt đầu. Trong mười phút đầu, đội 5B tổ chức tấn công liên tiếp, làm cho đội 5A lúng túng rút về phòng thủ trên sân nhà, suýt nữa thủ môn phải vào lưới nhặt bổng. Được thầy giáo chủ nhiệm động viên nhắc nhở, đội 5A như được thêm sức mạnh. Từ một đường chuyền tạt trái, Phi Hùng một cầu thủ xuất sắc của đội 5A lao lên đón bóng. Bằng một động tác giả Phi Hùng lách bóng qua hậu vệ, đưa nhanh bóng vào gần khung thành lớp 5B rồi bất thần tung một cú sút bằng chân trái. Quả bóng lọt qua nách thủ môn 5B, chui tọt vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội nhà. Cả sân vận động rung lên trong tiếng hò reo của gần một ngàn cổ động viên. Chung cuộc, lớp 5A thắng lớp 5B. Cuộc đọ sức thi tài chấm dứt sau hai hiệp. Quả là một trận đấu thật hay và hấp dẫn.
Bài Mẫu Số 3: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem
Trận thi đấu bóng bàn trong cung thiếu nhi tuần qua giữa anh Nam lớp 5/2 và anh Dũng lớp 5/6 diễn ra thật hào hứng, sôi nổi. Tỉ số hai bên gần như ngang bằng nhau suốt cả trận. Đường bóng anh Nam thì căng và khá bất ngờ. Còn đường bóng anh Dũng thì lắt léo, rất khó đỡ. Người này ăn một trái thì tức khắc người kia lại san bằng. Cả hai cây vợt đều rất dẻo dai và cũng lanh lợi như nhau. Trận thứ nhất anh Dũng thắng, trận thứ hai anh Nam thắng. Bước sang trận thứ ba phân thắng bại, anh nào cũng hết sức cẩn thận từ khâu phát bóng cho đến khâu đỡ. Mồ hồi vã ra thấm ướt cả chiếc áo may ô. Khi bước đến con số hòa 19, cả hai anh xin phép trọng tài nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian căng thẳng và hồi hộp nhất cho cả người thi đấu và người xem, rồi trận đấu lại tiếp tục. Lần này, anh Dũng phát bóng. Quả bóng từ trong tay anh Dũng tung lên cao, từ từ rơi xuống. Khi đã đúng tầm, anh đưa vợt ra lẫy nhẹ một cái, quả bóng xoáy tít theo đường vòng cung làm cho anh Nam lúng túng đỡ bóng. Không may cho anh, quả bóng rúc vào lưới, nâng điểm số của anh Dũng lên hai mươi. Lần này thì anh Nam phát bóng. Quả bóng vừa mới bay sang lưới thì anh Dũng phản công liền bằng một đường ve rất chính xác, làm anh Nam trở tay không kịp. Trận đấu kết thúc với "tỉ số 2-1". Một trận đấu đầy kịch tính và hấp dẫn.
Bài Mẫu Số 4: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem
Em đã chứng kiến một trận đá cầu tuyệt đẹp giữa hai cầu thủ của hai đội 53 và 510 vào chiều thứ bảy tuần qua. Đây là trận chung kết để xếp loại sau một tháng đá vòng loại chuẩn bị cho "Hội khỏe Phù Đổng" sắp tới.
Cảnh đá cầu tay đôi diễn ra sôi nổi và hấp dẫn. Từ bên phải, quả cầu được anh Trung của đội 53 dùng chân phải tung lên một đường cầu vòng đẹp mắt. Chiếc cầu như một chiếc dù nhỏ vừa bay, vừa lơ lửng, trông như một chiếc lá bị gió cuốn bay vật vờ giữa không trung. Chờ cho quả cầu xuống đúng tầm, anh Hải của đội 510 vội vàng đưa chân phải về sau chuẩn bị hứng cầu để phản công lại. Ai cũng dán mắt vào quả cầu. Nhìn động tác điều khiển trái cầu và tư thế đón cầu để phản công lại của hai cầu thủ mới thấy vẻ điệu nghệ và lã thuật đẹp mắt của hai anh. Trái cầu bay đi bay lại vài lượt, lúc thì bay bổng lên không theo một đường cầu vồng, lúc thì xẹt ngang như một mũi tên bắn, lúc thì tà tà như một chiếc lá bay... Thế rồi, bất ngờ anh Trung nghiêng người dùng chân trái tạo một đường vòng cung, quả cầu bay xẹt một đường qua vai anh Hải. Trận đấu kết thúc trong tiếng vỗ tay náo nhiệt của chúng em. Đội 53 đã chiến thắng.
Bài Mẫu Số 5: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem
Chiều chủ nhật vừa qua, trường em tổ chức thi đấu môn cầu lông giữa các đội khối 5. Chúng em là những cổ động viên nhiệt tình cho các đội. Mỗi đội gồm có hai cầu thủ một trai, một gái. Đội của lớp 5B gồm có chị Hải Yến và anh Trung Thành, đội 5C có anh Phi Long và chị Thùy Trang. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi. Các tay vợt đều là những cầu thủ có kĩ thuật cao và phối hợp chặt chẽ, nên điểm số của hai đội luôn cân bằng. Nhiều pha bỏ nhỏ hay đập mạnh của đội này luôn được đội kia đỡ, đón và phản công lại thật tuyệt diệu. Mọi người nhận xét, cả hai đội đều ngang tài ngang sức. Nhưng trong thi đấu tất yếu phải có đội thắng đội thua. Đội 5B vừa nhích lên được 1 điểm thì bất ngờ bị một quả bỏ nhỏ của chị Thùy Trang, chị Hải Yến lao tới nhưng đã muộn. Số điểm lại cân bằng. Trận đấu cứ thế kéo dài... Sau phút nghỉ giải lao, hai đội lại tiếp tục trận đấu. Bằng một quả phát bóng lắt léo, anh Trung Thành đã nâng điểm số của đội mình lên. Và tiếp theo sau chị Hải Yến lại đem về cho đội mình một điểm nữa bằng một cú đập bật lưới. Trận đấu kết thúc trong tiếng la hét rầm trời của những cổ động viên.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Ta có: \(A=\frac{2^{2017}+2}{2^{2017}+3}=1-\frac{1}{2^{2017}+3}\)
\(B=\frac{2^{2017}+1}{2^{2017}+2}=1-\frac{1}{2^{2017}+2}\)
Vì \(\frac{1}{2^{2017}+3}< \frac{1}{2^{2017}+2}\) nên \(1-\frac{1}{2^{2017}+3}>1-\frac{1}{2^{2017}+2}\)
hay A > B
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)