K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

Đặc điểm chung: 

  • Cá là loài động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
  • Di chuyển: bơi bằng vây.
  • Hô hấp bằng mang.
  • Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
  • Sinh sản: thụ tinh ngoài.
  • Là động vật biến nhiệt.

Vai trò của lớp cá:

  • Là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp.

+ Ví dụ: thịt cá, trứng cá, vây cá nhám, nước nhám....

  • Nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.

+ Ví dụ: dàu gan cá thu, cá nhám chứa nhiều vitamin A,D điều trị một số bệnh như khô mắt, bênh còi xương.

+ Chất tiết ra từ buồng trứng và nội quan của cá nóc dùng chế thuốc chữa bệnh thần kinh, xương khớp....

  • Cung cấp nguyên liệu dùng trong công nghiệp:

+ Ví dụ: Da cá nhám dùng để đóng giày, làm bìa, cặp, túi xách....

  • Cung cấp nguyên liệu dùng trong nông nghiệp ( làm phân bón, thức ăn... cho gia súc)
  • Đấu tranh tiêu diệt sâu bọ có hại ( Vd: cá nóc. )
30 tháng 11 2018

Mình bổ sung thêm xíu nhé: 

Vai trò của cá:

+ Có ích: làm cảnh.

+ Có hại: một số loài gây bệnh cho con người và động vật..

Để bảo vệ nguồn lợi cá, chúng ta cần:

  • Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản
  • Cấm đánh cá bằng mìn bằng chất độc
  • Chống gây ô nhiễm vực nước
  • Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá
  • Nghiên cứu thuần hoá những loài cá mới có giá trị kinh tế
CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh bạn...
Đọc tiếp

CUỘC ĐỜI KHÔNG TRÒN TRỊA

Một người tàn tật đi đến thiên đường tìm Thượng Đế. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho ông ta một thân thể lành lặn. Thượng Đế liền giới thiệu ông ấy làm quen với một người, người này vừa qua đời và được lên thiên đường. Người này xúc động nói với người tàn tật: "Anh nên bằng lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân đi, hỡi anh bạn của tôi, bởi vì ít ra thì anh vẫn còn sống."

Một người thất bại trên chốn quan trường bị đẩy xuống làm một người bình thường. Ông ta trách móc Thượng Đế không cho mình quyền cao chức trọng. Thượng Đế liền giới thiệu người tàn tật với ông ta. Người tàn tật nói: "Phải biết bằng lòng với bản thân đi, ít ra thì thân thể của ông vẫn còn lành lặn".

Một thanh niên đến tìm Thượng Đế, anh ta phàn nàn với Thượng Đế rằng, mọi người không tôn trọng và coi trọng anh. Thượng Đế giới thiệu anh ta làm quen với người thất bại trên chốn quan trường. Người đó nói với anh thanh niên: "Anh phải biết bằng lòng đi, ít ra anh còn trẻ, đường đi phía trước của anh còn dài lắm".

Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên.

0
30 tháng 11 2018

Sao bạn lại chọn là Ngữ văn -.- thôi giải cho nè

C1:7x=4y=> \(x=\frac{4y}{7}\)

=> \(\frac{4y^2}{7}=112\)=> \(y^2=196\) => \(y=\pm14\)=> \(x=\pm8\)

C2: Làm ngược lại, rút y sau đó => x . Tìm đc x lại tìm y.

C3: xy=112 => \(x=\frac{112}{y}\)

=> \(7.\frac{112}{y}=4y\)=> \(\frac{784}{y}=4y\)=>\(784=4y^2\)=>\(y=\pm14\)=> \(x=\pm8\)

C4: Làm ngược lại vs C3 

30 tháng 11 2018

C1 \(7x=4y\Rightarrow\frac{x}{4}=\frac{y}{7}\)

\(\Rightarrow\left(\frac{x}{4}\right)^2=\frac{xy}{4\cdot7}\)

\(\Rightarrow\frac{x^2}{16}=\frac{112}{28}=4\)

\(\Rightarrow x^2=64\)

\(\Rightarrow x=8,x=-8\)

thay x vào 7x=4y rồi tính thepo 2 trường hợp nhé bạn

30 tháng 11 2018

1. Tôm: miệng-hầu-thực quản-dạ dày-ruột sau-hậu môn

Châu chấu: miệng - hầu - thực quản -dạ dày - ruột tịt -ruột sau - trực tràng - hậu môn 

2. Tôm thở bằng mang

Châu chấu thở nhờ hệ thống ống khí

3. Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều. Chúng lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng. Vì thế, chúng gây hại cây cối rất ghê gớm. Trên thế giới và nước ta đã nhiều lần xảy ra nạn dịch châu chấu. Chúng bay đến đâu thì xảy ra mất mùa, đói kém đến đó. 
Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật (Khoảng gần một triệu loài ).Gấp hai lần số động vật còn lại .Hằng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa . Sâu bọ phân bố ở khắp nơi trên trái đất .Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái , cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành . 

4. Hệ tuần hoàn có hai chức năng chính 
-Phân phối dinh dưỡng tới các tế bào
-Cung cấp ôxi cho các tế bào. ở châu chấu việc cung cấp ôxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm.Vì thế hệ tuần hoàn trở nên đơn giản chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiêu ngăn để đẩy máu đem chât dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Học tốt nhé

#Kook

30 tháng 11 2018

Phần đầu ngực :

1 Đôi kim có tuyến độc ->Bắt mồi và tự vệ

2 Đôi chân xúc giác (phủ lông)-> Cảm giác về khứu giác, xúc giác

4 đôi chân bò Di chuyển và chăng lưới

Phần bụng :

4 Phía trước là đôi khe hở ->Hô hấp

5 Ơ giữa là 1 lỗ sinh dục ->Sinh sản

6 Phía sau là các núm tuyến tơ ->Sinh ra tơ nhện.

30 tháng 11 2018

kể tên các phần phụ của tôm sông và nêu chức năng của các phần phụ đó

30 tháng 11 2018

Cơ thể tôm sông gồm: 
– Đầu ngực: 
+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi. 
+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi. 
+ Chân ngực: bò và bắt mồi. 
– Bông: 
+ Chân bông: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái). 
+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.

#Team8B#

30 tháng 11 2018

23 + 05 + 2006

=28 + 2006

= 2034

30 tháng 11 2018

=2034

easy

30 tháng 11 2018

Cảm nghĩ về ông nội:

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

30 tháng 11 2018

Cảm nghĩ về bố

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!