Vì sao cuối tk XIX đầu tk XX Xiêm là nước duy nhất ở ĐNA giữ được độc lâp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ:
- Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
- Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh phải có một số nhượng bộ.
- Là ngọn cờ đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước Ấn Độ trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành lại độc lập dân tộc.
Kể từ khi chính phủ Ấn Độ thực hiện thay đổi lớn vào đầu những năm 90 nhằm tự do hóa và quốc tế hóa, dẫn đến thời kỳ tăng trưởng còn tiếp tục tới nay, Anh cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn trước các đối tác quốc tế khác của Ấn Độ.
Cách đây 15 năm, Anh là đối tác thương mại lớn thứ ba của Ấn Độ, nay đứng thứ 12.
Ông Modi đã tới 27 quốc gia trong 18 tháng đầu tiên cầm quyền, phát triển quan hệ và ký kết nhiều thỏa thuận mới.
Với chính sách “nhìn về phương Đông”, mối quan tâm của Ấn Độ nay chuyển sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc – những đối tác thương mại lớn nhất. Chuyến thăm Trung Quốc của ông Modi năm nay đã thu được các thỏa thuận trị giá 22 tỷ USD.
Chiến tranh thế giới thứ hai (còn được nhắc đến với các tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai) là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới — bao gồm tất cả các cường quốc — tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng Minh và Phe Trục. Trong diện mạo một cuộc chiến tranh toàn diện, Thế chiến II có sự tham gia trực tiếp của hơn 100 triệu nhân sự từ hơn 30 quốc gia. Các bên tham chiến chính đã dồn toàn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và khoa học cho nỗ lực tham chiến, làm mờ đi ranh giới giữa nguồn lực dân sự và quân sự. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng (trong đó có Holocaust), chết vì thiếu lương thực hay vì bệnh tật. Máy bay đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình cuộc chiến, bao gồm ném bom chiến lược vào các trung tâm dân cư, và đối với sự phát triển vũ khí hạt nhân cũng như hai lần duy nhất sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chiến tranh thế giới thứ hai thường được coi là bắt đầu khi Đức phát động cuộc xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, tiếp nối là việc cả Vương quốc Anh lẫn Pháp tuyên chiến với Đức 2 ngày sau đó. Kể từ cuối năm 1939 cho tới đầu năm 1941, thông qua một loạt chiến dịch quân sự và hiệp ước, Đức đã chinh phục hoặc kiểm soát phần lớn lục địa châu Âu, đồng thời thành lập liên minh phe Trục với Ý và Nhật Bản cũng như với một số nước khác sau đó. Theo Hiệp ước Molotov – Ribbentrop được ký kết vào tháng 8 năm 1939, Đức và Liên Xô tạm thời hòa hoãn với nhau thông qua việc phân chia vùng ảnh hưởng tại các nước Đông Âu bao gồm Ba Lan, Phần Lan, Romania và các nước Bal. Sau khi các chiến dịch tại Bắc Phi và Đông Phi bắt đầu và Pháp thất thủ giữa năm 1940, chiến tranh vẫn tiếp diễn chủ yếu giữa các cường quốc Trục châu Âu và Đế quốc Anh, với chiến sự tại Balkan, Trận không chiến nước Anh (Blitz) và Trận chiến Đại Tây Dương. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức dẫn đầu các nước Phe Trục châu Âu tiến hành xâm lược Liên Xô, mở ra Mặt trận phía Đông. Là chiến trường trên bộ lớn nhất trong lịch sử, cuộc chiến với Liên Xô đã khiến quân đội phe Trục, mà chủ yếu là Wehrmacht của Đức, sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao.
Với tham vọng thống trị châu Á và Thái Bình Dương, Nhật Bản đã gây chiến với Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1937. Vào tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tiến hành tấn công gần như cùng lúc các lãnh thổ của Hoa Kỳ và Anh tại Đông Nam Á và Trung Thái Bình Dương, bao gồm cả cuộc tấn công nhằm vào hạm đội Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng. Sau khi Hoa Kỳ lẫn Anh tuyên chiến với Nhật Bản, các nước phe Trục Châu Âu tuyên chiến với Hoa Kỳ theo cam kết trong hiệp ước liên minh. Nhật Bản nhanh chóng làm chủ phần lớn Tây Thái Bình Dương, nhưng bước tiến của họ đã bị chặn đứng sau khi để thua trận Midway quan trọng vào năm 1942. Không lâu sau đó, Đức và Ý bị đánh bật khỏi Bắc Phi và phải hứng chịu thất bại quyết định tại Stalingrad trước Liên Xô. Những thất bại then chốt trong năm 1943 – bao gồm một loạt thất bại của Đức trên Mặt trận phía Đông, cuộc xâm lược đảo Sicilia và lục địa Ý của Đồng Minh, cũng như cuộc tấn công của Đồng Minh ở Thái Bình Dương – đã khiến phe Trục đánh mất thế chủ động và buộc phải rút lui chiến lược trên mọi mặt trận. Năm 1944, Đồng Minh phương Tây xâm lược nước Pháp do Đức chiếm đóng, trong khi Liên Xô giành lại những lãnh thổ bị mất và đang trên đường tiến vào lãnh thổ Đức và các quốc gia Phe Trục khác. Trong suốt hai năm 1944 và 1945, chiến sự dần đảo chiều trên lục địa châu Á, trong khi quân Đồng Minh làm tê liệt lực lượng Hải quân Nhật Bản và chiếm đóng đảo quan trọng ở phía Tây Thái Bình Dương.
Sau khi giải phóng các vùng lãnh thổ do Đức chiếm đóng, Đồng Minh phương Tây và Liên Xô tiến hành xâm lược nước Đức. Chiến tranh tại châu Âu kết thúc sau cái chết của Adolf Hitler, chỉ ít lâu trước khi Berlin thất thủ vào tay quân đội Liên Xô và Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Sau khi Tuyên bố Potsdam của Đồng Minh vào ngày 26 tháng 7 năm 1945 bị phía Nhật Bản khước từ, Hoa Kỳ đã thả hai quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 và Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945. Đối mặt trước một cuộc đổ bộ sắp xảy ra lên quần đảo Nhật Bản và việc Liên Xô tuyên chiến, tiến hành tấn công Mãn Châu vào ngày 9 tháng 8, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 và ký vào văn kiện đầu hàng chính thức vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, ấn định chiến thắng toàn diện trên chiến trường Châu Á cho Phe Đồng Minh. Sau chiến tranh, cả Đức lẫn Nhật Bản bị chiếm đóng. Các tòa án tội ác chiến tranh được mở nhằm xét xử các nhà lãnh đạo Đức và Nhật Bản. Bất chấp tội ác chiến tranh được ghi nhận đầy đủ (chủ yếu gây ra ở Hy Lạp và Nam Tư), phần lớn các nhà lãnh đạo và tướng lĩnh Ý vẫn được ân xá nhờ vào các hoạt động ngoại giao.
Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi cục diện chính trị lẫn cấu trúc xã hội toàn cầu. Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và ngăn chặn các cuộc xung đột trong tương lai. Các cường quốc chiến thắng, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Liên Xô và Hoa Kỳ nổi lên như hai siêu cường đối trọng nhau, tạo tiền đề cho Chiến tranh Lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ. Trong bối cảnh châu Âu bị tàn phá, ảnh hưởng của các cường quốc suy yếu, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi và châu Á. Hầu hết các quốc gia có ngành công nghiệp bị thiệt hại đều hướng tới việc phục hồi và mở rộng kinh tế. Các quốc gia thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng sau thế chiến. Sự hội nhập chính trị, đặc biệt là ở châu Âu, vốn bắt đầu như một nỗ lực ngăn chặn các hành động thù địch trong tương lai đã chấm dứt những mối thù địch trước chiến tranh và rèn luyện ý thức về bản sắc chung.
*Diển biến:
Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên nhiều mặt trận:
+ Mặt trận Tây Âu
+ Mặt trận Xô - Đức( đây là mặt trận chủ yếu, quyết định đến toàn bộ tiến trình của cuộc CTTG2).
+ Mặt trân Bắc Phi
+ Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương.
CTTG2 trải qua 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 đến 22- 6-1941( ngày Đức tấn công Ba Lan mở đầu đại chiến đến ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô).
+ Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 ( ngày mở đầu cuộc phản công Xtalingrat).
+ Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 ( ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).
+ Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 ( ngày phát xít Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở Châu Âu).
+ Giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 ( ngày phát xít Nhật đầu hàng CTTG2 kết thúc).
*Hậu quả
Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.
Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.
Bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính của lịch sử hiện đại từ năm 1917- 1945
Niên đại | Những sự kiện chính | Kết quả |
Tháng 2-1917 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi . | -Lật đổ chế độ Nga Hòang . -Hai chính quyền song song tồn tại . |
7-11-1917 | Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi . | -Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản . -Thành lập nước Cộng hòa Xô viết và chính phủ Xô Viết , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , xây dựng chế độ mới . |
1918-1921 | Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết . | Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới , thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa , đánh thắng thù trong giặc ngoài. |
1921-1941 | Liên Xô xây dựng CNXH . | -Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , tập thể hóa nông nghiệp . -Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN . |
1918-1923 | Cao trào cách mạng ở Châu Âu , châu Á. | -Các Đảng Cộng sản thành lập . Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào . |
1924-1929 | Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB . | Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh , chính trị ổn định . |
1929-1933 | Khủng hỏang kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới tư bản . | Kinh tế giảm sút nghiêm trọng , thất nghiệp, bất ổn về chính trị . |
1933-1939 | Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hỏang kinh tế . | -Đức- Ý- Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược . - Anh- Pháp- Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị , duy trì chế độ dân chủ tư sản . |
1939-1945 | Chiến tranh thế giới thứ hai . | - Thế giới trong tình trạng chiến tranh . -CNPX Đức – ý -Nhật thất bại hòan tòan -Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên tòan thế giới . |
Chọn một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1917-1945, giải thích lý do chọn sự kiện đó :
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công , chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước đã tác động to lớn đến tình hình thế giới .
- Phong trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mỹ 1918-1923 lên cao và có bước chuyển biến mới , ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời , Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười .
- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á , cùng với sự phát triển của phong trào tư sản , giai cấp tư sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng .
- Sau vài năm phát triển , các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 dẫn đến sự thắng lợi và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức , Ý , Nhật . Trong khi đó để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế , Anh –Pháp -Mỹ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội .
- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại , đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.