K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2018

Bài 1: Cảm Nghĩ Về Thầy, Cô Giáo

Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.

Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.

Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: "Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.". Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.

Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.

Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!

Bài 2: Biểu cảm về người thân ( Mẹ )

"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

- Nguồn : Google

- Đặc điểm chung của ngành chân khớp là:

+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ

+ Là chỗ bám cho cơ thể

+ Các chân phân đốt, các đốt khớp động với nhau.

+ Qua sự lột xác mà tăng trưởng cơ thể

Vai trò

- LỢI ÍCH:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Làm thuốc chữa bệnh

+ Làm thức ăn cho động vật khác

+ Thụ phấn cho cây trồng

+ Có giá trị xuất khẩu

+ Làm sạch môi trường

- TÁC HẠI:

+ Làm hại cây trồng

+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh

+ Hại đồ gỗ, tàu, thuyền

mik không chắc nha

Học tốt!!!

18 tháng 12 2018

1. Đời sống văn hóa :

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến như : thờ tổ tiên , thờ các anh hùng dân tộc .

-Nho giáo được chú trọng .

-Các hoạt động văn hóa như ca hát , trò chơi phổ biến và phát triển .

-Tập quán sống giản dị .

2. Văn học :

-Văn học chữ Hán , chữ Nôm phong phú , đậm đà bản sắc dân tộc , các tác phẩm (SGK/71 )

3. Giáo dục và khoa học- kĩ thuật :

a. Giáo dục :

-Có trường công và trường tư .

-Thi cử đều đặn

=> Giáo dục phát triển .

b. Khoa học kĩ thuật :

-Lịch sử : Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu .

- Quân sự : tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

- Y học :Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân .

-Thiên văn học : nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán .

 - Sử học : Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển .

-Quân sự : Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

-Y học : Tuệ Tĩnh .

-Thiên văn học : Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán.

-Kĩ thuật : Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần cơ và thuyền lớn .

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc :

a. kiến trúc :

-  Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới : Chùa Phổ Minh ( Nam Định ); thành Tây Đô ( Thanh Hóa )

b. Điêu khắc :

-Lăng mộ vua và các quý tộc có nhiều tượng hổ , sư tử , chó và các quan hầu bằng đá .hình rồng khắc trên đá trau chuốt , có sừng uy nghiêm .

18 tháng 12 2018

Mik cũng có ý kiến giống bạn Nguyễn Công Tỉnh (Box Tiếng Anh)

18 tháng 12 2018

Triệu chứng của bệnh sốt rét

Khi mới mắc bệnh, những biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa và tái phát các triệu chứng mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virut sốt rét.

Sốt rét thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính.

– Sốt rét thể thông thường: Là những triệu chứng thường gặp ban đầu khi mắc bệnh sốt rét và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tùy cơ thể mỗi người, mà có những biểu hiện sốt khác nhau như.

Sốt điển hình với ba giai đoạn: Rét run – Sốt – Vã mồ hôi.

Sốt không điển hình: Là những biểu hiện sốt không thành cơ, hay ớn lạnh, rét và nổi da gà (ở những bệnh nhân mắc bệnh tại vùng dịch), hoặc sốt liên tục, dao động (ở bệnh nhân là trẻ em, người bị sốt rét lần đầu).

Và các biểu hiện như lá lách phình to, gan to, thiếu máu, người xanh xao, suy nhược.

– Sốt rét ác tính: Đây là trường hợp bệnh nhân sốt rét trở nặng, có những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, với các biểu hiện đặc biệt.

Sốt cao liên tục.

Rối loạn ý thức nhẹ (ngủ li bì, mơ sảng, nói lẩm bẩm…)

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, bau bụng cấp, buồn nôn, ói mửa.

Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.

Cơ thể trở nên thiếu nhiều máu: Da xanh tái, niêm mạc nhợt, ánh nhìn lờ đờ.

Nguyên nhân và cơ chế lây lan của bệnh sốt rét

Như đã đề cập, người bị sốt rét do trong cơ thể xuất hiện loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu.

Từ đó kí sinh trùng tìm đường vào tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, kí sinh trùng theo đó thoát ra và xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vờ, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu khác. Do đó, mỗi khi hồng cầu bị kí sinh trùng làm vỡ, người bệnh sẽ có những triệu chứng sốt khác nhau.

Từ khi người bệnh bị muỗi Anopen đốt cho đến khi có các triệu chứng lâm sàng đầu tiên được xem là thời gian ủ bệnh của sốt rét. Thời kì ủ bệnh này thường kéo dài 9-12 ngày, tùy vào loại kí sinh trùng sốt rét người bệnh bị nhiễm.

Phòng tránh bệnh sốt rét

Cho đến nay vẫn chưa có các loại vắc-xin phòng tránh sốt rét, do vậy cập nhật những biện pháp phòng tránh sốt rét tại gia là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là dân cư sinh sống tại các khu vực có thời tiết và điều kiện ẩm ướt, nhiều mưa, không sạch sẽ.

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn để ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được lắp lưới chống muỗi ở khu vực cửa ra vào, cửa sổ…

Phun tồn lưu trong nhà, xịt chống côn trùng hoặc áp dụng các mẹo đuổi muỗi.

Mắc mùng và nhét mùng cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.

Tìm hiểu và thu thập thông tin tại địa phương mỗi khi dịch sốt rét xuất hiện để có những cách phòng tránh kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân có những biểu hiện nghi ngờ là sốt rét thì hãy nhanh chóng tìm đến các bệnh viện và các cơ sở uy tín để được xét nghiệm, chữa trị kịp thời, ngăn chặn bệnh phát triển.

Chứng minh:Côn trùng (sâu bọ) là nhóm đa dạng nhất trên Trái Đất, với hơn 1 triệu loài đã được mô tả, chiếm hơn 1 nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống mà con người biết đến, với ước lượng về số loài chưa được mô tả lên tới 30 triệu, và do đó có thể đại diện cho hơn 90% các dạng sống khác nhau trên hành tinh. Người ta có thể tìm thấy côn trùng ở gần như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất, mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ các loài có thể thích nghi được với đời sống ở đại dương, nơi mà giáp xác là nhóm chiếm ưu thế. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng. Kích thức của chúng cũng rất đa dạng, dao động khoảng từ trên dưới 1 mm tới khoảng 180 mm về chiều dài. Vì chúng thích nghi được với nhiều nơi nên chúng có thể sống ở nhiều nơi. 

18 tháng 12 2018

Vì lớp vỏ kitin của châu chấu kém đàn hồi nên khi lớn lên vỏ cũ bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại, châu chấu lớn lên một cách nhanh chóng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

18 tháng 12 2018

Lời giải chi tiết

a) Quy luật địa đới

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).

* Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do: dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời.

- Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực (góc nhập xạ giảm dần từ Xích đạo về hai cực), do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.

- Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ờ bề mặt đất. Vì thế. sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. Dưới đây là một số biểu hiện của quy luật địa đới.

* Biểu hiện của quy luật:

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau :

+  Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30PN).

+ Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất.

+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất.

+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c.

- Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất:

+ Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

+ Các đới gió trên Trái Đất: gió mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

- Các đới khí hậu trên Trái Đất: Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:

+ Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: Hoang mạc lạnh; đài nguyên;  rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc và bán hoang mạc; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo

 + Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: Băng tuyết; đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

b) Quy luật phi địa đới.

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

* Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là:  do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

* Biểu hiện của quy luật phi địa đới.

- Quy luật đai cao

+ Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.

+ Nguyên nhân tạo nên các đai cao này là do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.

+ Biểu hiện:  sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao

- Quy luật địa ô

+ Khái niệm : Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.

+ Nguyên nhân: do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

 - Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.

 
 
 
18 tháng 12 2018

chịu. bó toàn thân ko dịch được phải viết có dấu nhé bạn ơi

18 tháng 12 2018

"Dù là vua chúa hay dân cày kể nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất". Goethe thật đúng khi nói về gia đình, vì vậy ai đang có thứ mà mọi người muốn có thì hãy trân trọng nó vì nơi đó chứa đựng đầy tình yêu thương. Như mọi người thường nói, gia đình như một bến đỗ an toàn cho những thủy thủ nào tìm đc một bễn đỗ an bình cho riêng mình.

Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Và tôi thật hạnh phúc khi có gia đình trọn vẹn đầy ấp những tiếng cười và tình yêu thương. Gia đình tôi gồm có bốn người đó là ba, mẹ, em trai và tôi. Mỗi người cho tôi một thứ tình cảm riêng biệt. Đối với tôi ba là người nghiêm khắc và trầm tính nên trong nhà tôi sợ ba nhất nhưng không phải vì vậy mà tôi không biết đc sự quan tâm, lo lắng của ba đối với tôi. Ba như một ngọn núi hùng vĩ che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi vấp ngã và giúp tôi đứng lên sau lần vấp ngã ấy. Còn em, mẹ cho tôi một thứ tình cảm không sao tả hết. Mẹ lo lắng cho tôi đến cho tôi đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Và tôi lớn lên trong vòng tay ấm ấp của mẹ, những câu hát, lời ru ngọt ngào đưa tôi giấc ngủ, dường như trong cuộc sống của tôi không hề thế hình bóng của mẹ, tôi yêu thương và tôn trọng mẹ không kém gì ba. Nhưng ng` mà tôi giành nhiều tình cảm nhất chắc đó chính là em tôi. Em tôi luôn quan tâm đến tôi nhưng sự quan tâm của nó khiến tôi khó chiu. Nó chẳng bao giờ nghe lời tôi nên tôi với nó như nước với lửa nhưng chị em tôi lại rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Như J.H.Pame nói :"Dù nơi đó có tồi tàn đi chẳng nữa nhưng không có nơi nào có thể so sánh bằng gia đình" Gia đình! Gia đình! Tiếng gọi nghe dễ nhưng lại thiêng liêng biết bao. Tôi càng hiểu thêm về gia đình qua mảnh đời bất hạnh của cô gái tên Hoa. Hoa mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên đc đưa vào cô nhi viện. Mọi thứ thật vất vả và khó khăn đối với cô. Hoa mong muốn có một gia đình như bao người bạn cùng trang lứa có cả ba và mẹ. Cô bé luôn xa lánh những thề xung quanh. Cho đến một hôm, có một người đàn bà đến cô nhi viện đã nói với Hoa rằng : "Con luôn mong ước có một gia đình hạnh phúc , vậy sao con không tìm những tình cảm đó ở đây, ngay tại ngôi nhà thấy hai của con, sẽ có một điều kì diệu sẽ giúp con nhận ra" Hoa đã thử hòa nhập với mọi người. Cô bé đã tìm thấy đc tình cảm mà cô từng mong ước, cô đã nghĩ rằng mình phải giống những ng` bạn cùng trang lứa mới tìm đc hạnh phúc nhưng cô đã nhầm ngay tại nơi đấy đã có một phép màu khiến cô nhận ra, tại cô nhi viện này mọi ng` rất quan tâm đến cô và đây chính là ngôi nhà thứ hai cũng Hoa. Và Eripides đã từng bộc bạch :" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm đc chỗ nương thân chống lại những tai ương của số phận". Đúng thế gia đình là một thứ thiêng liêng không có thể so sánh đc, biết hết giá trị và sự của gia đình.

Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm được gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

oa mai vàng đã nở báo hiệu cho mùa xuân cho mùa xuân đã về.
“Xuân xuân ơi xuân đã về
Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến...
Bất chợt được nghe bài hát của ca sĩ Thanh Thảo thì trong em tràn về bao nhiêu niềm vui và rộn ràng khi mùa xuân đến.
Ngày xuân đem lại cho em nhiều điều thích thú gợi nhớ. Mùa xuân thường bắt đầu từ những đóa pháo hoa đêm giao thừa, đó là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Ai cũng ngước nhìn những tràn pháo hoa sáng lung linh đủ sắc màu tung ra như những ngôi sao bé nhỏ nhảy nhót tung tăng vui đùa. Mọi người cầu khẩn chúc nhau.
Độ 6,7 giờ sáng mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng yếu ớt đầu tiên xuống vạn vật. Bầu trời dường như cao hơn. Những cánh én chao liệng trên bầu trời cùng với điệu nhạc du dương.
Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả đều khoác lên chiếc áo màu xanh mơn mởn. Dường như chúng được nàng Đông ủ ấm sau một thời gian dài để trồi ra những chiếc lá li ti mạnh mẽ, nhà nào cũng có những cành mai, chậu cúc để tô thêm cho một mùa xuân tràn trề hạnh phúc.
Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,... Ôi! Thật tuyệt!
Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành mát mẻ. Đâu đây em ngửi thấy mùi bánh chưng bánh giầy thơm ngon tuyệt vời. Gia đình hội tụ. Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, đong vui, em chúc Tết ông bà, cha mẹ an khang thịnh vượng.
Mùa xuân năm nay đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi. Em ước gì mình là cánh chim có thể bay tung tăng trên bầu trời ngày xuân để cất tiếng hát “Tết, tết, tết, tết đến rồi...”. Em cũng mong rằng những tháng ngày buồn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi và bắt đầu cho một năm mới yên lành và hạnh phúc.

Tôi còn nhớ rất rõ buổi học đầu tiên của năm học lớp 7 này. Thức dậy từ sáng sớm, háo hức  tới trường nhưng lòng vẫn luôn lo sợ vì hôm ấy tôi phải học môn Toán – môn học mà tôi không hề thích suốt 5 năm cấp 1 và cả bây giờ. Đây là môn học mà tôi kém nhất trong tất cả các môn! Tiếng trống báo hiệu tiết học đầu tiên vang lên, tôi uể oải ngồi vào chỗ của mình, chờ đợi cô giáo dạy Toán mới. Cô giáo bước vào với nụ cười tươi nở trên môi. Đó chính là cô Y Linh – một cô giáo dạy giỏi của trường Nguyễn Tất Thành.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô giáo mới không nhiều, vóc người nhỏ bé, mái tóc dài, nụ cười hiền. Hình như, khi người ta học không giỏi môn nào đó, người ta sẽ cảm thấy sợ, ghét môn học ấy và đương nhiên cũng chẳng mặn mà gì với giáo viên dạy nó. Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Tôi chẳng có mảy may cảm tình nào với cô Y Linh khi những bài kiểm tra đầu tiên luôn bị điểm kém, khi nghĩ về ánh mắt yêu thương xen lẫn buồn rầu của mẹ, khi những con số và hình vẽ luôn nhảy múa, lộn xộn và trở nên rắc rối trước mắt tôi…. Nhưng thời gian đã làm cho mọi việc thay đổi. Chúng tôi dần nhận thấy sự ân cần, tận tụy và đặc biệt là niềm say mê, nhiệt huyết trong mỗi giờ dạy của cô giáo Y Linh. Cô kiên nhẫn chỉ bảo cho chúng tôi từng lỗi nhỏ vì sai một li sẽ đi một dặm; cô giảng bài mới cho chúng tôi mà như muốn đưa cả vào đó tình yêu môn Toán. Những bài toán hay, lí thú, những kiến thức mở rộng, nâng cao mà cô đưa ra làm tôi thấy hấp dẫn và thực sự bị lôi cuốn. Phải  chăng, đằng sau vóc người nhỏ bé, giản dị ấy là một ngọn đuốc rực sáng đang thắp lửa cho chúng tôi mỗi ngày tới lớp? Trong giờ học, cô Linh luôn nghiêm khắc đúng mực nhưng cũng không thiếu tính hài hước. Những câu chuyện vui về toán học, những liên hệ dí dỏm, nhẹ nhàng làm cho chúng tôi cười vui vẻ và cũng nhớ bài thật lâu. Ánh mắt dịu dàng động viên, nụ cười rạng rỡ khích lệ của cô giờ  đây là động lực cho các bạn lớp tôi tích cực học tập.

Nghiêm khắc nhưng thương yêu học trò và như muốn truyền hết cho trò tình yêu với bộ môn- cô Y Linh là  vậy. Lớp tôi yêu cô vì cảm nhận ở cô những tình cảm đó. Trong một bài văn biểu cảm về thầy cô giáo, có bạn lớp tôi đã viết về cô rằng : ‘‘Mỗi tiết Toán, khi các bạn đang cặm cụi làm bài, bất chợt nhìn lên bảng, tôi thấy cô Y Linh lúc nào cũng cắm cúi viết, có thể là chấm bài kiểm tra hay viết giáo án, cũng có thể là tìm cách giải bài toán khó hiểu nào đó cho chúng tôi. Và tôi thấy lòng nhiệt huyết luôn tràn đầy trong con người bé nhỏ ấy...’’ Lúc này, mỗi giờ Toán qua đi với tôi thật nhanh, tôi thích những bài hình học, tôi háo hức muốn khám phá và tìm ra những cách giải hay hơn cho từng bài đại số, tôi trân trọng tất cả những tiết Toán do cô dạy. Tôi thấy tự tin và thực sự hạnh phúc khi nhận được những bài kiểm tra điểm 9,10 từ cô. Cũng từ cô mà tôi nhận ra rằng, Toán cũng như những môn học mà tôi yêu thích, đều cần sự tỉ mỉ, cần mẫn và quan trọng là tình yêu, niềm say mê với nó. Và giờ đây, tôi tìm thấy niềm đam mê trong Toán. Tôi thật may mắn khi được là học sinh của cô, được ngồi nghe cô giảng bài và… được đón nhận niềm vui thực sự của mỗi ngày tới trường.

Vẫn còn những lúc mất trật tự, những lúc mải chơi, những lúc làm cô buồn nhưng tôi cũng như toàn thể các bạn học sinh lớp 7A5 yêu cô nhiều lắm. Đã từng có những yêu cầu khắt khe, đã từng có những nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc nhưng đối với tôi, cô là một trong những giáo viên  dành nhiều tình yêu cho lớp tôi nhất. Thật hạnh phúc khi chúng tôi có một người thắp lửa như cô! “Cô ơi! Chúng con yêu cô nhiều lắm! Chúng con mong cô sẽ mãi là cô giáo dạy Toán thân yêu của chúng con và sẽ dìu dắt chúng con vững bước vào đời...’’

Chép lại đoạn thơ cuối:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

-Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: vì (4 lần)

Tác dụng: nhấn mạnh nguyên nhân cháu chiến đấu

17 tháng 12 2018

Trong đoạn thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:

                                           Cháu chiến đấu hôm nay

                                           Vì lòng yêu Tổ quốc

                                           Vì xóm làng thân thuộc

                                           Bà ơi cx vì bà

                                           Vì tiếng gà cục tác

                                           Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ(lặp lại từ "vì" 4 lần) nhằm mục đích nhấn mạnh nguyên nhân người cháu(cx là người chiến sĩ) ra trận chiến đấu:Vì xóm làng, vì Tổ quốc, vì bà, vì tiếng gà cục tác.

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.