K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1

1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

3. Núi cao bởi có đất bồi, 

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?

4. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.

5.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt...

ĐỀ BÀI 2. Tả cảnh đường phố vào buổi sáng ( hoặc buổi chiều)DÀN Ý:I. Mở bàiBuổi sáng đường phố ở cho em thật đẹp và nhộn nhịp.II. Thân bàiCác em tả đường phố vào 3 thời điểm khác nhau:a. Trời còn tối– Một màn sương mỏng bao phủ, cây cối ướt đẫm.– Đường phố thưa người.– Ánh đèn đường vẫn còn tỏa sáng.– Lát đát vào người đi tập thể dục buổi sáng.– Chim chóc...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI 2. Tả cảnh đường phố vào buổi sáng ( hoặc buổi chiều)
DÀN Ý:
I. Mở bài
Buổi sáng đường phố ở cho em thật đẹp và nhộn nhịp.
II. Thân bài
Các em tả đường phố vào 3 thời điểm khác nhau:
a. Trời còn tối
– Một màn sương mỏng bao phủ, cây cối ướt đẫm.
– Đường phố thưa người.
– Ánh đèn đường vẫn còn tỏa sáng.
– Lát đát vào người đi tập thể dục buổi sáng.
– Chim chóc vẫn còn chưa hoạt động
– Văng vẳng tiếng gà gáy sáng.
b. Trời sáng
– Cây cối như thức giấc.
– Đường phố đã bắt đầu đông người hơn.
– Đèn điện đã tắt, bình minh dần ló dạng.
– Mọi người đang thức giấc bắt đầu ngày mới.
c. Mặt trời lên
– Ánh nắng nhẹ, cây cối xanh tươi.
– Đàn chim bay lượn trên cao.

1
31 tháng 3 2020

Buổi sáng như đã xâm lấn không gian đang tối om. Lúc này đây mặt trời cũng đã rất uể oải như cố gắng ló lên sau dãy núi phía xa. Ngay cả bầu trời đang bắt đầu sáng dần và sáng cả đường phố nữa. Khung cảnh đường phố buổi sớm như là một trong những hình ảnh thật đẹp, nó luôn mang lại trong em những ấn tượng, những cảm xúc không bao giờ có thể phai mờ được.

Vào buổi sớm tinh mơ khi mọi người mới bình minh thì nhìn cảnh đường phố lúc này đây lại vắng tanh vắng ngắt. Chỉ có những chiếc lá vàng như khẽ rơi trên đường, xa xa lại thấp thoáng được hình bóng các cô bán hàng rong đang chở hàng trên chiếc xe đạp của mình, hai bên là hai sọt hàng nặng.

Thế rồi khi buổi sáng đã đến, em cũng đã bước ra phố đi đến trường. Thế rồi đường phố vào buổi sáng đông đúc hơn những thời gian khác trong ngày vậy. Lẽ ra người ta thường nghĩ vào buổi sáng thì tất cả như sẽ vắng vẻ. Nhưng không, khi đến giờ cao điểm vào buổi sáng, thì trên đường phố lại thật tấp nập cảnh người người đi làm,người thì đi chợ, người thì đưa con đi học,…. Dường như em cũng đã nghe thấy có bao nhiêu âm thanh được hòa nhịp vào nhau. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng rao hàng, tiếng nói chuyện của những người đi qua lại. Tất cả như đã tạo lên nhịp sống của con người.

Sáng sớm thì cũng có một chiếc xe ô tô cỡ lớn đi phun nước ở các bồn cây cũng như bên đường để có thể giảm thiểu bụi. Từng đoàn xe dường như cứ nối tiếp nhau đi lại không ngớt. Nếu như để ý thì em cũng nhận thấy được mọi cảnh vật hai bên đường dường như cũng rất đẹp. Có những hàng cây bàng xum xuê lá xanh, đặc biệt là vào sáng mùa thu thì những cây hoa sữa như nồng nàn mùi hương bay khắp phố phường mang một nét đẹp cũng như hương vị riêng cho Hà Nội.

Cảnh đường phố như thật nhộn nhịp và vui tươi biết bao nhiêu, em như thêm yêu những buổi sáng trên đường phố. Tất cả mọi người ai cũng hối hả làm việc và nhịp sống như càng diễn ra rõ ràng hơn.

Tham Khảo

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1
2 tháng 4 2020

1.  

a,+ núi cao bởi có đất bồi 

núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu

   + trâu ơi ta bảo trâu này

trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

   + muôn dòng sông đổ biển sâu

biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn

   + núi cao chi lắm núi ơi 

núi che mặt trời chẳng thấy người thương

   + sáng đi bóng hãy còn dài

trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn

31 tháng 3 2020

Tình yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người, nó được thể hiện thật giản đơn qua tình yêu tiếng nói của dân tộc mình. Thầy Ha – men trong truyện buổi học cuối cùng là là một người có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, buổi học tiếng Pháp cuối cùng là một ngày quan trọng đối với ông. Hôm ấy, thầy Ha – men mặc chiếc áo khoác xanh, chiếc áo sơ mi xếp nếp và chiếc mũ thêu bằng lụa đen mà thầy chỉ mặc vào những dịp quan trọng. Trong tiết học ấy, thầy giảng bài với tất cả tâm huyết, giọng nói vừa nghiêm nghị lại vừa hiền lành. Thầy không hề quát mắng khi chú bé Phrang mắc lỗi. Thầy tận tình chu đáo chuẩn bị cho học sinh những bản mẫu mới với những con chữ tòn trịa ngợi ca nước Pháp. Người thầy vĩ đại ấy đăm chiêu nhìn mọi thứ xung quanh như muốn khắc sâu hình ảnh của mọi thứ xung quanh vào tâm trí trước khi rời đi. Thầy Ha – men nhợt nhạt khi tiết học dần kết thúc, dường như không còn chút sức lực nào để có thể giảng tiếp khi tiếng chuông kết thúc giờ học vang lên. Toàn bộ nhưng biểu hiện của thầy cho thấy sự đau đớn của một con người yêu nước bị tước đoạt quyền được nói tiếng mẹ đẻ.

1 tháng 4 2020

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Lời giải chi tiết:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?

Lời giải chi tiết:

- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật  Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Lời giải chi tiết:

- Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

=> Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Lời giải chi tiết:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất cùa thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được  học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Lời giải chi tiết:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước.

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

=> Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

BÀI 1:Trả lời câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):Dựa vào bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượngHương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả haikiểu so sánh đã được giới thiệu.GỢI Ý: Hướng dẫn viết đoạn văn:-  Hình thức: Từ 3- 5 câu diễn đạt mạch lạc.-  Nội dung: tả cảnh dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.- ...
Đọc tiếp

BÀI 1:
Trả lời câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Dựa vào bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng
Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai
kiểu so sánh đã được giới thiệu.
GỢI Ý: Hướng dẫn viết đoạn văn:
-  Hình thức: Từ 3- 5 câu diễn đạt mạch lạc.
-  Nội dung: tả cảnh dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.
-  Kĩ năng: Sử dụng hai kiểu so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Đoạn văn tham khảo 1
Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới
dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn.
Con thuyền được giữ thăng bằng xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn
tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
Đoạn văn tham khảo 2: Cảnh Dượng Hương Thư vượt thác được coi là một
trong những đoạn đặc sắc nhất mà tác giả Võ Quảng viết về hành trình người lao
động chinh phục khó khăn, thử thách. Nước từ trên cao đổ xuống hung hãn như
muốn nuốt con thuyền. Dượng Hương Thư bình tĩnh ghì chặt đầu sào, chuyển
hướng thuyền lao nhanh về phía trước. Nhìn dượng lúc đó oai hùng hơn một dũng
sĩ rừng xanh.
ĐOẠN VĂN CỦA HS:

BÀI 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau:

Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

( Trần Quốc Minh- Mẹ)

GỢI Ý:
+ Nhớ lại các bước làm 1 bài tập tu từ ( 3 bước)
- Gọi tên BPTT

1


Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

31 tháng 3 2020

Dế Mèn là một chú dế trưởng khỏe mạnh, cường tráng “tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe” và để có được một thân hình và sức khỏe như vậy là nhờ chú “ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể”. Ở dế Mèn có một đức tính đáng được khen ngợi, đó chính là cuộc sống tự lập. Ngay khi được mẹ cho ra ở riêng thì dế Mèn vốn vẫn rất tự tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể tự mình sống tốt. Chú đã đào cái hang vốn rất nông của mình thành một ngôi nhà rộng rãi, có đầy đủ phòng trước, phòng sau, phòng trên, phòng dưới. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi, nhưng cũng đồng thời là nơi trú ẩn mỗi khi gặp nguy hiểm. Nhưng cuộc đời vốn rất phức tạp, không hề bằng phẳng như những gì dế mèn suy nghĩ, khi mới bước chân vào đường đời thì Dế Mèn đã có một bài học nhớ đời.

#tham khảo #

chúc bạn học tốt

1 tháng 4 2020

cảm ơn bn nhiều

A. Trắc nghiệm:Câu 1: Trồng cây lấy quả và hạt người ta thường:A. Tỉa các cành bên để tập trung các chất dinh dưỡng vào thân cây để cây phát triển nhanh và cho nhiều quả hơnB. Bấm ngọn để có nhiều cành bên , cây sẽ có nhiều hoa, nhiều quả hơnC. Cả A và B đều đúng.D. Cả A và B đều saiCâu 2: Cấu tạo trong vỏ của thân non :A. Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột B. Gồm thịt vỏ và mạch...
Đọc tiếp

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Trồng cây lấy quả và hạt người ta thường:

A. Tỉa các cành bên để tập trung các chất dinh dưỡng vào thân cây để cây phát triển nhanh và cho nhiều quả hơn

B. Bấm ngọn để có nhiều cành bên , cây sẽ có nhiều hoa, nhiều quả hơn

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Cấu tạo trong vỏ của thân non :

A. Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột B. Gồm thịt vỏ và mạch dây

C. Gồm thịt vỏ và ruột D. Gồm biểu bì và thịt vỏ.

Câu 3: Chức năng của thân non là:

A. Vận chuyển chất hữu cơ

B. Chứa chất dự trữ

C. Bảo vệ các bộ phận bên trong, thực hiện quá trình quang hợp.

D.Vận chuyển nước và muối khoáng

Câu 4: Cấu tạo trong trụ giữa của thân non là:

A. Gồm thịt vỏ và mạch dây B. Gồm thịt vỏ và ruột

C. Gồm vỏ và mạch gỗ D. Gồm mạch dây, mạch gỗ và ruột.

B. Tự luận:

Câu 1: Thân cây gồm những bộ phận nào?

Câu 2: Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó?

Câu 3: So sánh cấu tạo trong của rễ(miền hút) và thân non ?

Câu 4: Tân cây to ra do đâu?

Câu 5: Hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng?

Câu 6: Giải thích vì sao mép gỗ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép gỗ ở phía dưới không phình to ra? Nêu chức năng của mạch gỗ?

1
2 tháng 4 2020

công nghệ 6 ?//

31 tháng 3 2020

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran.

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

ta-truong-hoc-buoi-sang

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,

Bài làm 2

Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…

Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng , mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ở nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ ‘"Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường được quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.

Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… ớ những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đẹp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng chỗ trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non nớt làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.

“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.

Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.

# tham khảo #

chúc bạn học tốt

Đoạn văn trên được trích trong văn bản"Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi. Trong đoạn văn đó, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Đến với câu đầu tiên, ta đã bắt gặp phép so sánh, nước của dòng sông Năm Căn được tác giả sử dụng khéo léo "đổ ngày đêm ra biển" giống như "thác". Phải chăng, nước nơi đây thật nhiều, chảy thật mạnh như thác. Bên cạnh đó, "đàn cá" cũng được ông đưa ra so sánh với hình ảnh"người bơi ếch", những hàng cá đó lượn lên lượn xuống, lại đen trũi, nhìn từ xa, chúng ta ngỡ như đang nhìn những người bơi ếch chuyên nghiệp. "Con sông rộng hơn ngàn thước", ngàn thước cũng không thể sánh bằng độ dài rộng của con sông Năm Căn này. Không chỉ có vậy, ngay cả hai bên bờ rừng, chúng đẹp đến nỗi tác giả lại sử dụng hiệu quả một lần nữa biện pháp so sánh cao ngất như "hai dãy Trường Sơn". Tất cả đã hiện lên trước mắt chúng ta một khung cảnh dòng sông Năm Căn thật tuyệt, thật đẹp và bắt mắt, khiến ai chưa đến cũng muốn một lần được đặt chân thưởng thức cảnh đẹp từ thiên nhiên trao tặng. Tác giả Đoàn Giỏi thật am hiểu về các cảnh đẹp trên đất nước, có một tầm nhìn quan sát tinh tế, cho ra đời một bài văn hay!

31 tháng 3 2020

máy bay hạ cánh an toàn mọi người vui mừng bỗng một người có các chiệu chưng s của corona và cách ly mọi người