3 dẫn chứng cho bài văn nghị luận chứng minh 1 câu tục ngữ về yêu thuơng con người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
* Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
b. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được
d. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mở bài:
Tinh thần đoàn kết là 1 trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam . Đoàn kết là sức mạnh rất mạnh mẽ , là truyền thống , là bài học về yêu thương và đã giúp chúng ta đấu tranh vì hòa bình , xây dựng cuộc sống ấm no , bền vững . Vì thế nhân dân ta thường hay nhắc nhở nhau :
" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao "
Thân bài:
a) Giải thích câu tục ngữ :
"Một cây" thì chẳng bao giờ làm" nên non" được cả . Đó là điều hiển nhiên.Nhưng vói số lượng "ba cây " thì có thể làm nên "núi cao". Ở đây muốn nói về số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi. "Chụm lại"là hành động thể hiện sự đoàn kết . "Cây " được nhân hóa , trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
b) chứng minh tinh thần đoàn kết:
Lịch sử chúng ta đã có nhiều cuộc đấu tranh chứng tỏ tinh thần đoàn kết. Tiêu biểu là : Hai Bà Trưng , Bà Triệu , Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng ,......... Những vị anh hùng bất khuất vì dân vì nước đã được nhân dân ta biết ơn , tưởng nhớ họ . Đó là đoàn kết trong lịch sử . Đoàn kết còn dẫn đến chiến thắng .Như chúng ta đều biết đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của vị cha già chủa dân tộc : Bác Hồ . Công lao to lớn của Bác và toàn dân là một lời khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết :
"Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết
Thành công , thành công, đại thành công"
Đoàn kết còn thể hiện tronh hòa bình . Đoàn kết chống tệ nạn xã hội . Đoàn kết để xây dựng đất nước thái bình để không phụ lòng của Bác Hồ và các vị anh hùng dân tộc .
kết bài:
"Môt cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Đúng như câu tục ngữ , chúng ta phải luôn luôn đoàn kết nha ! Đoàn kết là sức mạnh là sự dẫn đến thành côn vĩ đại !
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Chào các bạn,
Năm mới 2011 sắp đến. Vậy là chúng ta đã đi được một thập kỉ của thế kỉ 21 rồi. Nhanh quá các bạn nhỉ.
Trong ngày đầu năm mới Tết âm, ngày lễ chính của người Việt, chúng ta có tục lệ viết khai bút đầu năm. Còn người Mỹ, trong những ngày này họ thường hay hỏi nhau “What is your New Year’s resolution?”. Nghĩa là, “Dự định của bạn trong năm mới là gì?” hay “Trong năm tới, bạn mong muốn sẽ làm được những điều gì?”.
Năm vừa qua thế giới chứng kiến rất nhiều tai họa: suy thoái kinh tế thế giới, động đất ở Haiti, Chile… khiến hàng trăm ngàn người chết, tràn dầu ngoài vịnh Mexico gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bão tuyết ở Trung Quốc, Mỹ…, lũ lụt ở miền Trung Việt Nam, và rất nhiều các xung đột khác giữa các quốc gia và nội tại các quốc gia như gần đây là xung đột Nam-Bắc Triều Tiên…
Chúng ta ước sao sẽ nghe được câu trả lời từ các vị tổng thống, lãnh đạo quốc gia rằng dự định năm mới của họ là cùng hợp tác để giải quyết các xung đột, cùng hạ vũ khí, rút quân để không còn chiến tranh, đưa ra những quyết sách bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nhất là những người nghèo.
Nhưng dù sao điều đó cũng chỉ là một mong muốn rất xa xôi. Điều quan trọng hơn cả vẫn là ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta mong muốn gì và dự định sẽ hoàn thiện một năm thời gian của mình như thế nào? Làm thế nào để cuối năm mình không cảm thấy hối tiếc điều gì? Bạn có thể đặt ra những mục tiêu như:
Là một sinh viên, tôi sẽ cố gắng đạt bằng giỏi
Là một người con, tôi sẽ cố gắng mỗi tháng gọi điện hỏi thăm bố mẹ vài lần
Là một kế toán, tôi sẽ cố gắng hoàn thành sổ sách và giao nộp đúng hạn cho sếp
Là một lãnh đạo, tôi sẽ giúp công ty tăng thị phần và thưởng Tết cao cho nhân viên
Nhưng tôi chắc chắn một điều rằng tất cả những dự định trên sẽ không thể nào khiến bạn hài lòng vào cuối năm. Và hẳn bạn cũng đồng ý với tôi là đôi khi những khoảnh khắc rất nhỏ trong cuộc sống như một lần nóng giận, một lần kiêu ngạo, một lần nói dối, một lần quên hỏi thăm….lại khiến cho chúng ta day dứt không nguôi và chẳng còn cảm thấy vui với những gì mình đã đạt được.
Rõ ràng Kết quả không phải là cái khiến chúng ta vui, mà quan trọng hơn đó là Thái độ. Nếu chúng ta xác định một thái độ tích cực đối với cuộc sống thì dù kết quả có như thế nào, chúng ta sẽ không cảm thấy hối tiếc vì đã:
Cố gắng hết sức mình trong mọi công việc
Quan tâm đến mọi người như là một phần của chính mình
Luôn thân ái và khiêm tốn
Hoàn thành những dự án cụ thể, dù nhỏ
Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm mỗi ngày
Nói cảm ơn và xin lỗi ngay khi có thể
Nhưng điều đơn giản (có vẻ như trừu tượng) như vậy thôi, lại chính là mấu chốt để chúng ta không bao giờ phải quay lại trách mình đã không cố gắng, đã không khiêm tốn, đã ích kỉ…Một khi đã cố gắng hết sức, làm việc với một thái độ nghiêm túc và cầu tiến, luôn khiêm tốn trong giao tiếp, luôn hăng hái giúp đỡ mọi người…chắc chắn rằng đến cuối năm mỗi chúng ta sẽ luôn mỉm cười và hài lòng với những gì mình đã làm.
Thậm chí bạn sẽ còn không tin nổi tạo sao mình lại có thể làm được nhiều công việc với nhiều kết quả tuyệt vời đến thế :)!
Chúc các bạn một năm mới nhiều niềm vui!
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
trang có nhiều lứa tuổi , ko phải tk nào cx dưới tuổi m nên xưng anh đâu nhé :))
bớt đăng linh tinh đi !!!
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.