Mục đích của việc học la gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- học là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.
- học để có hiểu biết , để có thể phát huy các truyền thống đẹp của dân tộc , để giúp cho đất nước ngày một tươi đẹp và có thể vượt ra ngoài Đông Nam Á.
- thời gian tiếp thu kiến thức nhanh nhất vẫn luôn là thời gian khi còn trẻ .
- phải học một cách tích cực , đúng nghĩa với từ học hành .
Quê gốc của em vốn là Hà Tây cũ nay đã sáp nhập với thành phố Hà Nội, mang danh thành phố nhưng quê em thanh bình và yên ả lắm. Nhà ông nội em ở xóm Bứa, nơi nhà cửa san sát với lối kiến trúc cũ đã có từ thế kỷ trước, mái ngói, tường rêu, sân lát gạch tàu đỏ. Giữa xóm có một cái đình làng, nơi để dân làng sinh hoạt khi có lễ hội hay công việc lớn, trước đình có một cây đa to lắm, thường là nơi tụ tập chơi đùa củ lũ trẻ con trong xóm. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, những cánh đồng lúa bát ngát, bạt ngàn, vàng óng, trĩu nặng những hạt thóc. Vào mùa thu hoạch cả làng rộn rã cả lên, người người nhà đi gặt lúa, tiếng máy gặt, máy tuốt lúa, tiếng công nông nổ râm ran, báo hiệu một mùa bội thu thóc lúa.
Năm ngoái nghỉ hè em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi, nhà ngoại em ở miền sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây là vựa lúa lớn nhất cả nước, với những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài bất tận. Đất đai trù phú, được sông Cửu Long bồi đắp một lớp phù sa dày, vô cùng màu mỡ. Các vựa trái cây rộng lớn bạt ngàn chạy dọc theo bờ sông, với nhiều thứ quả khác nhau như: Nhãn, Cam, Quýt, Chôm Chôm, Sầu Riêng, Xoài, Ổi, ...Vào mùa thu hoạch trái cây chín thơm lừng của một vùng, cây nào cây nấy cũng treo lủng lẳng những trái chín vàng, chín đỏ, lắc lư theo từng cơn gió, trông hấp dẫn vô cùng. Vùng cửa sông là thế giới của những loài cây ưa mặn như Sú, Vẹt, Đước với bộ rễ to, nổi lên trên mặt đất trông rất lạ mắt, người ta trồng chúng thành rừng để bảo vệ vùng cửa biển. Dù ít về quê ngoại nhưng em rất ấn tượng và yêu thích cảnh sắc thiên nhiên nơi này, có lẽ đây là một trong những chuyến đi em sẽ nhớ mãi về sau này
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
Phong cảnh quê tôi thật đẹp, nó không hoa mĩ như thành phố, không kiều diễm như đô thị mà nó hiền hòa, chan chứa bao kỉ niệm tuổi thơ tôi. Quê tôi rất đẹp!. Buổi sáng, nơi đây có từng đàn cò thẳng cánh bay tung tăng trên trời, có từng áng mây trôi hững hờ theo phương Bắc. Lúa! Hương lúa chín dạt dào mới thơm làm sao. Nó quyện cùng hương vị đất trời, đồng nội tạo thành 1 mùi thơm dễ chịu. Ôi! Đẹp làm sao! Yêu làm sao, quê hương tôi....
Câu đặc biệt: Ôi! Đẹp làm sao! Yêu làm sao, quê hương tôi....
Câu rút gọn: Lúa!
Trạng ngữ: Buổi sáng
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Ôi! Thương lắm!. Mỗi người dân Việt Nam đều mang một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Cũng là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương!. Lại thương. Hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy, nếu ai chưa nhận thức, chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
(In nghiêng: câu rút gọn; In đậm: câu đặc biệt; Gạch chân: Trạng ngữ)
Ngày nay có hội chợ; ngày xưa dân gian có chợ Tết. Chợ Tết thường họp vào những ngày cuối năm. Chợ Tết đông vui, nhiều hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Đi chợ Tết để bán hàng, để mua sắm. Cũng có người, nhất là trẻ con đi chợ Tết để vui chơi.
Bài thơ "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ là một kiệt tác văn chương, vừa đẹp vừa vui. Đọc "Chợ Tết" ta tưởng như được sống lại không khí hội hè dân gian hàng trăm năm về trước. Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ; đây là phần đầu bài thơ "Chợ Tết" :
"Dải mây trắng... ra vào đầy cổng chợ".
Những câu thơ mở đầu gợi tả một sáng tinh mơ nơi làng quê trong ánh bình minh. Dải mây trắng trên đỉnh núi "đỏ dần" lên. Những giọt sương mai như viên ngọc "hồng lam" được nhân hóa, đang "ôm ấp" nóc nhà gianh nơi thôn ấp.
Những con đường quê "viền trắng" uốn lượn mép đồi xanh. Đỉnh núi, đồi xanh, nóc nhà gianh, con đường, dải mây trắng, giọt sương hồng lam... tất cả đều ửng sáng, trông rất đẹp mắt. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ thật tài hoa:
"Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viển trắng mép đồi xanh"
Trên con đường uốn mình, mềm mại như dải lụa ấy, có biết bao nhiêu con người, già trẻ gái trai từ các thôn ấp "kéo hàng" nối đuôi nhau đi chợ Tết với niềm vui náo nức. Cảnh đi chợ Tết "tưng bừng" đông vui như đi hội:
"Trên con đường viển trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc"
Mỗi người đi chợ Tết đều có một dáng vẻ riêng. Đoàn Văn Cừ đã làm hiện lên trước mắt chúng ta những con người hiền lành, giản dị, đáng yêu bằng bao nét vẽ có hồn, rất sinh động. Mặc áo đỏ, áo mới, áo đẹp là những thằng cu "chạy lon xon" mừng vui tíu tít. Là vài cụ già, tay chống gậy, lung còng "bước lom khom"chậm rãi. Là cô thôn nữ xinh tươi với chiếc yếm thắm, duyên dáng và kín đáo "che môi cười lặng lẽ". Là những em bé lần đầu được đi chợ Tết, còn rụt rè sợ hãi "nép đầu bên yếm mẹ?"...ngơ ngác trước những con người lạ, cảnh lạ:
"Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ"
Cảnh lợn, bò, gia súc "đi chợ Tết" thật ngộ nghĩnh, vội vàng và hối hả. Ta tưởng như nhà thơ đang nheo mắt tủm tỉm cười:
"Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau".
Dưới ánh hồng bình minh, mọi cảnh vật đều trở nên tráng lệ. Từ giọt sương trắng đến tia nắng tía, từ núi xanh đến đồi son, tất cả đều cựa quậy, náo nức, sáng bừng lên. Cảnh chợ Tết càng thêm đẹp:
"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh"
Cảnh vật được nhân hóa như mang tình người, hồn người, cùng khoe sắc chia vui với bà con các ấp "tưng bừng" đi chợ Tết. Các động từ được tác giả dùng rất đắt: "ró", "nháy hoài", "uốn mình", "thoa", "nằm"...
Khép lại đoạn thơ là một hình ảnh đông vui của phiên chợ Tết ngày xưa:
"Người mua bán ra vào đầy cổng chợ".
Bức tranh dân gian "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ mang vẻ đẹp vừa bình dị thân thuộc, vừa rực rỡ sắc màu. Tác giả đã làm sống lại cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê đậm đà màu sắc văn hóa dân gian với tất cả tấm lòng yêu thương nồng hậu. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc của ngòi bút nghệ thuật Đoàn Văn Cừ rất giàu có, tinh luyện: trắng, đỏ, hồng lam, viền trắng, xanh, biếc, đỏ, thắm, vàng, tía, the xanh, thoa son,...
Đọc đoạn thơ, ta tưởng như mình cũng được đi chợ Tết cùng bà con các ấp hơn mấy chục năm về trước.
Làng Thơ Việt Nam lại vừa mất đi một hồn thơ lặng lẽ và khiêm nhường: nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Phiên Chợ Tết bất hủ của ông đã đi vào tâm trí người đọc nhiều thế hệ; "chuỗi cười ngũ sắc" (Thi nhân Việt Nam) dạt dào sự sống, niềm yêu đời, cái nhìn bao dung, nhân ái đó đã đi vào tâm hồn ta.
Đọc lại bài thơ ta tưởng như còn nghe thấy tiếng cười khúc khích, hóm hỉnh, lại rất hiền lành của một nhà thơ thôn dã. Chép lại bài thơ và tìm hiểu nó, tôi coi như một niềm thành kính, một nén tâm hương tưởng nhớ đến con người của những vẻ đẹp Thôn ca bình dị. (Những con số đứng đầu dòng thơ là do tôi đánh để tiện phân tích).
Trong biểu tượng văn hóa thế giới: chợ, theo quan niệm của Trung Hoa cổ vừa là nơi trao đổi, mua bán, còn là địa điểm hẹn hò yêu đương, nơi diễn ra các nghi lễ cầu mưa, sản xuất dồi dào, cầu trời phù hộ... Từ điển còn cho biết điều này đúng đến mức nếu muốn trời thôi mưa phải cấm phụ nữ bước vào chợ. (Nói cho vui: Cấm chị em đi chợ thì chợ thiệt, đàn ông thiệt (vì bếp đói), chị em cũng chẳng vui vẻ gì: "Môn thể thao ưa thích nhất của phụ nữ là đi chợ"! Riêng với chợ trong những ngày Tết thì không chỉ có chị em). Thực ra, vẫn theo biểu tượng văn hóa thế giới, chợ còn là nơi giao hòa âm dương, là địa điểm thái bình.
Cấu trúc không gian của bài thơ hài hòa và tấp nập, đan xen thanh bình giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ gồm ba khổ: khổ 1, 15 dòng; khổ 2, 23 dòng; khổ 3, 6 dòng được ngăn cách bởi các dấu sao. Khổ 1 và khổ 3 đều có thiên nhiên và con người. Riêng khổ 2, trung tâm của bài thơ, (lớn nhất), chỉ dành để quan sát, miêu tả con người trong những cử chỉ, dáng điệu, âm thanh (cười, nói) cùng những hoạt động của họ. Nếu như ở khổ 1, số dòng thơ tương đối cân bằng giữa thiên nhiên và con người (8/7) trên đường đến chợ; thì ở khổ 3 thiên nhiên lấn át con người (5/1): cảnh chợ vãn, (gợi nhớ đến Hai đứa trẻ của Thạch Lam).
Trong khổ 2, chợ xuất hiện thay chỗ cho thiên nhiên; "người kể chuyện" hướng cái nhìn đôn hậu của mình vào đối tượng là con người để "tự sự". Không gian trong văn bản nghệ thuật là "tổng hợp của các đối tượng cùng loại" và "giữa chúng có các quan hệ giống các quan hệ không gian thông thường (tính liên tục, khoảng cách...)" (Yu. Lotman). Những từ ngữ chỉ quan hệ không gian (trên, dưới, trong, ngoài) trong thơ Đoàn Văn Cừ "chuyển kênh" rất từ tốn, nhẹ nhàng, chậm rãi cùng với một lễ hội của sắc màu tươi vui, rực rỡ: "Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, / Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh, / Trên con đường viền trắng mép đồi xanh". Từ không gian tĩnh, khách quan được tiếp xúc từ xa này chúng ta chuyển sang không gian động, chủ quan được tiếp xúc thân mật, gần gũi qua những động từ có tính chất vận động: "Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa, / Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, / Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, / Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh". Trong cả hai cảnh trên không gian được xếp theo trục thẳng đứng trên - dưới: từ đỉnh núi xuống đến con đường; từ đầu cành đến trong ruộng lúa, từ núi xuống đồi. Khu vực tiếp xúc sáp lại dần cho đến không gian công cộng nơi sinh hoạt của con người.
Cùng với sự vận động của thiên nhiên, là con người "tưng bừng ra chợ Tết": nam, phụ, lão, ấu và có lẽ người bán nhiều hơn cả người mua (chỉ đến cuối khổ 2 (dòng 38) mới thấy có: "Một người mua cầm cẳng dốc lên xem" một con gà. Ngoài ra, từ bán vẫn áp đảo: anh hàng tranh ngồi dở bán; bà cụ lão bán hàng; anh chàng bán pháo). Người ta đi xem Chợ Tết cùng với âm thanh nhiều cung bậc: cười lặng lẽ; nói bô bô; nhẩm đọc; cười rũ rợi...
Có hai câu đứng độc lập một cách độc đáo: không liên hệ với trước nó và cũng không liên hệ với sau nó. Mở đầu khổ 2: "Người mua bán ra vào đầy cổng chợ." (16) và mở đầu khổ 3: "Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm." (39). Cả hai câu đều đứng ở đầu mỗi khổ để thông báo ngắn gọn về cái sắp diễn ra và cái sẽ kết thúc. Sau câu 16 trở đi, thì gần như cứ luân phiên một dòng có dấu phảy đến một dòng có dấu chấm thành một cặp câu đủ tạo nên một bức tranh: "Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ, / Để lắng nghe người khách nói bô-bô." Rồi: "Anh hàng tranh kĩu-kịt quảy đôi bồ, / Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán."... Cứ như thế, cả khổ 2 người đọc sẽ được thưởng thức 10 cảnh rất vui về hoạt động của con người với những âm thanh, cử chỉ cùng sắc màu. Cũng với dấu chấm câu rất cẩn thận như vậy: 4 câu đầu và 4 câu cuối của khổ 1 là những bức tranh hoàn chỉnh về thiên nhiên "nằm dưới ánh bình minh" mà ở giữa đó là con người.
Cặp câu kết của bài thơ vẫn có màu sắc nhưng đã bớt nhiều tươi vui: "Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê-thê, / Lá đa rụng tơi-bời quanh quán chợ." Những từ láy lê-thê, tơi-bời vần bằng có chút gì đó của thê lương, ảm đạm đối lập hẳn với không khí náo nhiệt bên trên.
Nhận xét về câu kết trong thơ Đoàn Văn Cừ, các tác giả của Thi nhân Việt Nam đã viết: "Những câu ấy đều khép lại một thế-giới và mở ra một thế-giới: khép một thế-giới thực, mở một thế-giới mộng. Cảnh vừa tan thì trong lòng cũng vừa nhóm. Mắt ta không thấy gì nữa nhưng lòng ta bỗng bâng-khuâng".
Cái "thế-giới mộng" ấy có lẽ còn nằm ở nguyên tắc phối màu của bài thơ. Chúng tạo thành những bức tranh được "lắp ghép" liền kề nhau, "độc lập" bên nhau, hối hả, náo nhiệt. Một khu triển lãm trưng bày sắc màu mà gam chủ đạo là màu nóng ấm: màu đỏ. (Màu đỏ trong biểu tượng văn hóa thế giới được coi là "biểu tượng cơ bản của bản nguyên sống", là "màu của ngày, của dương tính", của sự sống, của thiên ân, thông điệp của hy vọng, "phát tiết từ mặt trời và đó là màu siêu việt nhất"... cũng là màu của tình cảm). Màu đỏ cùng với "họ hàng" đậm nhạt của nó (hồng, son, thắm, tía) trở đi trở lại đến 9 lần, gần như rải suốt chiều dài bức tranh Chợ Tết ít hơn một chút so với tổng các màu còn lại: 4 từ trắng; 4 từ xanh, biếc, lam; 3 từ vàng; 1 từ nâu. Riêng đối với từ vàng thì con bò vàng (11) và đống vàng (28) chỉ vật chất đối lập với ánh dương vàng (43) chỉ tinh thần, hướng nội. Cũng tương tự như vậy với từ trắng: 3 lần đầu mây trắng (1); con đường viền trắng (3); sương trắng (12) chỉ vật chất; 1 lần cuối vừa chỉ vật chất tóc trắng (26) vừa chỉ thời gian.
Các tác giả của Thi nhân Việt Nam đã nhận xét rất tinh tế về hai câu thơ này: "Thỉnh thoảng giữa những câu tả chân chặt chẽ, chen vào một câu bất ngờ, vụt ngời lên như một luồng sáng giữa bức tranh:
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau."
Giờ đây khi nhìn vào cấu trúc bài thơ thấy trên hai câu này là 24 dòng và dưới nó là 18 dòng, cũng coi như nằm "giữa bức tranh" đúng như nhận định bên trên. Đây là hai câu tuyệt bút hiếm hoi về thời gian và đậm đặc tính thời gian: bà cụ lão; miếu cổ; nước thời gian; tóc trắng in dấu vết thời gian đều đứng án ngữ ở hai đầu hai câu thơ tạo nên một bức tranh vừa im lìm vừa chuyển động của thời gian.
Đọc lại Chợ Tết ta bỗng thấy hân hoan, vui thích bởi sự chuyển động của không gian, sắc màu và con người. Nhà họa sĩ "ngây thơ" Đoàn Văn Cừ đã trình bày cho ta biết một "bản nguyên sống" trong sự tồn tại hồn nhiên, bề bộn mà lại nhịp nhàng của đời sống. Trong đời sống đó, con người là trung tâm trong cái nhìn và sáng tạo nghệ thuật của ông: Con người là trung tâm trong mỗi khổ thơ; con người lại là trung tâm (khổ 2) của toàn phiên Chợ Tết mà ở giữa trung tâm đó lại là thời gian. Cái thời gian sẽ chia cách hai thế giới đối với mỗi số phận; nhưng cũng cái thời gian đó sẽ làm bền vững hơn cho những tác phẩm nghệ thuật đích thực, cho nền tảng văn hóa sâu xa của mỗi cộng đồng người mà Chợ Tết là muôn một.
có vì
câu không thầy đố mày làm nên có nghĩa là nhờ có thầy mới có thể có được thành công
còn câu Thất bại là mẹ thành công có nghĩa là có thất bại có sóng gió mới có thành công
nhưng nhìn theo mặt khác nó bổ sung cho nhau chứ không mâu thuẫn vì nhờ có người thầy cô bậc giáo viên và có sóng gió thất bại mới tạo nên con người thành đạt thành công
Mk tưởng là 2 câu " Không thầy đố mày làm nên " và " Học thầy không tày học bạn".
Bài tham khảo
Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Theo quan niệm "Quân, sư, phụ" thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.
Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.
Câu tục ngữ tuy giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở dây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như
vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt duợc. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mạng tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.
Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần, đọc chữ... Dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn cua người thầy quá là to lớn. Công ơn ấy có thể thành công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.
Biết ơn thầy, yêu kinh thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tinh cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.
Để trở thành con ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ,mai sau xây dựng quê hương đất nước
k mk nha!
*****
Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. ... Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.