K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2020

1. Miêu tả

2. Đoạn trích miêu tả theo trình tự từ xa đến gần.

c. Khung cảnh nhà Bác.

29 tháng 8 2021
Trả lời : 1, Miêu tả ; 2, Đoạn trích miêu tả theo trình tự từ xa đến gần. 3, Khung cảnh nhà Bác.
12 tháng 5 2020

+ Những bãi dâu trải ra bạt ngàn…xa tít. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Những chòm cổ thụ, núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang.

   + Đến Phường Rạnh, cảnh sắc bắt đầu thay đổi. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. 

29 tháng 8 2021
1, Những bãi dâu trả ra bạt ngàn...xa tít. Càng về ngược ,vườn tược càng um tùm. Những chòm cổ thụ , núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang. 2, Đến Phường Rạnh, cảnh sắc bắt đầu thay đổi. Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. HT

Tùng! Tùng! Tùng…tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến sau những giờ học căng thẳng. Ngày nào cũng vậy, giờ ra chơi là không khí sân trường lại thay đổi trở nên tấp nập, nhộn nhịp khác hoàn toàn với sự yên tĩnh khi đang trong giờ học.

Mỗi bạn chọn cho mình một cách giải lao khác nhau, bạn thì chơi trò chơi ở sân trường, một số bạn khác thì sang các lớp khác chơi vì có thể có bạn quen ở những lớp đó, bạn thì ngồi nói chuyện với các bạn cùng lớp, có bạn lại ngồi một mình ngắm nhìn mọi hoạt động đang diễn ra ngoài sân trường, thậm chí có bạn lại dành thời gian ra chơi để làm bài tập cô giáo giao về nhà, không bạn nào có sở thích giống bạn nào tùy thuộc vào tính cách của mỗi người, bạn năng động, bạn trầm tư, sâu lắng miễn là các bạn cảm thấy vui vẻ với khoảng thời gian ra chơi của mình. Sân trường có lẽ là nơi tập trung nhiều các bạn nhất trong giờ ra chơi, ở đó diễn ra đầy đủ các loại trò chơi, nào là kéo co, nào là đá cầu, nhảy dây,..Tất cả đều diễn ra rất sôi nổi thu hút nhiều bạn tham gia. Tiếng reo hò cổ vũ của các bạn cổ động viên bên ngoài càng làm không khí giờ ra chơi thêm rộn rã, Mặc dù thời tiết đang chuyển sang mùa hè có nắng nhưng đã có những tán lá cây tỏa bóng mát khắp sân trường, tiếng ve kêu rộn rã cũng như muốn hòa vào không khí nhộn nhịp của giờ ra chơi.

Một số bạn ngồi ghế đá, tuy không tham gia chơi nhưng cũng rất chăm chú theo dõi các trò chơi. Không khí trong lớp cũng không kém phần nhộn nhịp, các bạn nam thì có trò vật tay xem ai khỏe hơn cũng có khôn ít cổ động vui xung quanh. Các bạn nữ thì túm năm, túm ba vào để nói chuyện, kể truyện gia đình bạn bè mình, có khi chỉ là khoe mình có bộ váy hay chiếc áo mới. Có một vài bạn thì chăm chú vào một quyển truyện cười, cũng coi đó là một cách cho tâm trí thoải mái. Tùng! Tùng! Tùng…tiếng trống vào giờ học đã điểm báo hiệu ba mươi phút ra chơi đã hết, ai cũng nhanh chóng tạm ngừng trò chơi của mình và vào lớp ổn định chỗ ngồi, dường như vẻ mặt ai cũng rạng rỡ hơn.

Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng rất có ý nghĩa, nó giúp các bạn học sinh cảm thấy thoải mái, giảm bớt áp lực sau những giờ học mệt mỏi và chuẩn bị tinh thần cho những giờ học truong .

5 tháng 5 2020

Tham khảo:

''Trường của em be bé, nằm ở giữa rừng cây...'' - lời bài hát vang lên có lẽ đã làm thổn thức bao trái tim những cô cậu học trò. Mái trường thân yêu - nơi lưu giữ hết thảy những mảnh ghép trong sáng, tròn trịa nhất của tuổi học trò mỗi con người. Gắn bó với biết bao kỉ niệm buồn vui bên ngôi nhà thứ hai ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

Khi tiết học vẫn còn đương say, khi cô giáo vẫn đang miệt mài phấn trắng bảng đen, khi học sinh vẫn đang cặm cụi viết bài, trường hiện lên với vẻ im lặng đến kì lạ như con người đứng tuổi đang trầm ngâm suy nghĩ. Nhưng không gian yên tĩnh ấy nhanh chóng được phá tan bởi tiếng trống ra chơi đã điểm. ''Tùng!... Tùng!... Tùng!... '' - chỉ ba tiếng ấy thôi mà cả sân trường như một bức tranh được vẽ thêm màu sắc, được nhấn thêm âm thanh.

Chao ôi! Trường mới đông vui, nhộn nhịp làm sao! Nhìn bao quát, trường khi ấy giống như một công viên thu nhỏ với đa dạng những trò chơi của học sinh trên sân. Hình như thiên nhiên cũng bừng tỉnh để hòa mình vào thế giới nhộn nhịp, tươi vui ấy. Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Trong những tán bàng xanh mướt ríu rít những tiếng chim hót như khúc dạo đầu cho một buổi hòa ca lớn của chim muông. Sân trường rộn rã những tiếng cười nói của biết bao học sinh nô đùa với biết bao trò chơi thú vị.

Nhìn kìa, ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những bước nhảy linh hoạt, những tiếng đếm số cứ thế vang lên. Nụ cười rạng rỡ làm bừng sáng cả khuôn mặt đã lấm tấm mồ hôi của các bạn. Phía bên cạnh, các bạn nam đang chơi bóng rổ. Họ đuổi nhau để giành lấy bóng. Những quả bóng lần lượt được tung lên: quả trúng lưới, quả chạm thành, quả lệch khỏi rổ,... Cùng với đó là những tiếng reo hò của những bạn đứng xem cạnh đó. Phía sân bên kia, tập thể lớp nào đó đang chơi trò đuổi bắt. Những bước chân thoăn thoắt, những cái nắm tay thật chặt, những nụ cười tinh nghịch khiến cuộc vui thêm phần hấp dẫn rất nhiều. Cả sân trường rộn ràng âm thanh, rạng rỡ sắc màu. Đâu đây, dưới những tán bàng rợp bóng che mát, những nhóm học sinh ngồi lại trò chuyện, tâm sự với nhau... Rồi bỗng tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp, tất cả học sinh lại ùa vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt.

Nắng vẫn vàng, gió vẫn thổi, ngày vẫn trôi đi. Rồi một mai đây, ta sẽ như cánh chim bay đi khắp nẻo, rời khỏi mái trường mến yêu để đến những khung trời mới. Nhưng có lẽ giờ ra chơi như thế sẽ chẳng thể nào quên được bởi đó là mảnh ghép tuổi học trò, là món quà vô giá giá tuổi thơ chúng ta nhận được.

5 tháng 5 2020

Có thể mọi người đã biết vào đầu năm Canh Tý 2020, người dân Trung Quốc và toàn thế giới đã phải đối mặt với một dịch bệnh vô cùng khủng khiếp mang tên "Corona" hay còn gọi là "Covid-19"

Tính đến ngày hôm nay tức mười lăm tháng hai đã có chính xác một nghìn năm trăm hai mươi sáu ca tử vong, sáu mươi bảy nghìn một trăm ca nhiễm trên toàn thế giới.

Đó thực sự là những con số đáng sợ mà chỉ cần nghe đến thôi cũng đã thấy rùng mình rồi.

Với tốc độ lây lan nhanh như vậy đương nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không ít.

Tất cả các tỉnh đã có tổng cộng mười sáu ca xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng may mắn thay đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi.

Từ đó, ta mới thấy được trình độ và tác phong làm việc vô cùng tuyệt vời của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với dịch viêm phổi nguy hiểm có thể lây lan cho bất kỳ ai.

Họ hi sinh quyền lợi của mình trong mùa dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân trong khu vực cách ly.

Thậm chí có những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch còn chẳng có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, đầu tóc rối bù, mặt in vết khẩu trang...

Dầu vậy họ vẫn không quản ngại nguy hiểm, dùng tất cả thời gian sức khoẻ và tâm huyết của mình để cứu giúp bệnh nhân và tuyên truyền những cách phòng dịch hiệu quả để cộng đồng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ.


Vì sao Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19?

Cũng giống với corona, cách đây mười bảy năm đã có một dịch bệnh cướp đi tính mạng của bảy trăm bảy mươi tư người khiến toàn thế giới hoảng loạn mang tên SARS.

Chính lúc đó bộ trưởng bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã lập nên kì tích lớn khi chỉ đạo toàn ngành y tế xử lý thành công đại dịch SARS, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dập được dịch SARS trên toàn thế giới.

Tuy chúng ta chịu một tổn thất lớn khi bốn bác sĩ bệnh viện Việt Pháp đã bị nhiễm trong thời gian chống dịch nhưng những cố gắng và nỗ lực của họ không phải là vô ích khi dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn tại Việt Nam.

Em thực sự ngưỡng mộ bản lĩnh và trình độ của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với những hiểm hoạ loài người, họ không hề tỏ ra sợ hãi trước dịch bệnh và còn dũng cảm chiến đấu với nó.

Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam!

5 tháng 5 2020

Kể từ khi Việt Nam công bố dịch Covid-19, công việc của các y, bác sĩ tại Khu cách ly tập trung - Bệnh viện Đa khoa tỉnh tất bật hơn bao giờ hết khi trực tiếp chăm sóc, cách ly, điều trị cho các bệnh nhân có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19.

Trong căn phòng rộng khoảng 15m2 tại khu cách ly, bác sỹ Đặng Thị Thu Phương - Phó Trưởng Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng các y, bác sĩ tranh thủ ăn nốt phần cơm hộp trước khi tiếp tục bước vào “cuộc chiến”. Bác sỹ Đặng Thị Thu Phương đã có gần chục năm trong nghề. Trải qua rất nhiều trận dịch bùng phát trên địa bàn như: Dịch sởi năm 2014, dịch sốt xuất huyết… nhưng chưa bao giờ chị thấy công việc lại áp lực như trong đợt phòng chống dịch bệnh Covid-19 này.

Chị Phương kể, chị còn nhớ như in ngày tiếp nhận trường hợp đầu tiên vào cách ly tại đây. Là ca đầu tiên của tỉnh có nguy cơ nhiễm Covid-19 khi đi lao động từ Trung Quốc trở về, do chưa hiểu biết hết cùng với việc người nhà, hàng xóm láng giềng quá lo lắng, dị nghị nên tâm lý bệnh nhân bất ổn, liên tục đòi về, chống đối các bác sĩ đang làm nhiệm vụ. Thời điểm đó, từ lãnh đạo Bệnh viện cho đến các bác sĩ, điều dưỡng viên phải làm công tác tư tưởng rất nhiều cho cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Do khu cách ly mới đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn, nên các bác sĩ phải thay phiên nhau trực, trông nom bệnh nhân 24/24 giờ tránh để bệnh nhân trốn về. Chỉ đến khi bệnh nhân yên tâm cách ly, điều trị, các bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm, bớt được sự căng thẳng trong lần thực hiện nhiệm vụ đầu tiên.

Hiện tại, khu cách ly tập trung của tỉnh có 4 bác sĩ, 10 điều dưỡng viên thường xuyên luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ. Áp lực đè nặng nên đôi vai chị Phương cùng các bác sĩ nơi đây khi hằng ngày, ngoài công việc thăm khám, theo dõi sức khỏe cho những trường hợp đang phải cách ly, giám sát y tế tại đây, chị cùng các đồng nghiệp vẫn phải tiếp tục công việc khám, chữa bệnh thường nhật tại bệnh viện. Chị Phương chia sẻ: Có những lúc cao điểm, bác sĩ chúng tôi phải trực ở đây 2 tuần liên tục, phải làm việc cả ngày lẫn đêm, kể cả 1 - 2 giờ sáng. Từ ngày tiếp nhận công việc đến nay, tôi cũng chỉ về nhà 1 - 2 lần, mọi công việc gia đình đều phải nhờ người thân giúp đỡ. Dù nhớ chồng, thương con nhưng chúng tôi luôn xác định “còn sức là còn phục vụ”, phải nỗ lực, quyết tâm để đẩy lùi dịch bệnh”.

5 tháng 5 2020

Tham khảo:

Mỗi khi rời xa quê hương, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê với những ngày cùng bà đi gặt ngoài cánh đồng, những chiều chơi đùa cùng lũ bạn bên bờ sông thân thương, hay những đêm múa hát dưới ánh trăng,...Có thể nói, những đêm trăng sáng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi nhắc về quê hương.

Tôi còn nhớ như in những ngày vầng trăng chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời. Bà tôi từng bảo, vào những ngày rằm của tháng, trăng sẽ rất tròn và sáng. Khi bóng hoàng hôn tắt hẳn, bầu trời khoác vào tấm áo đen tuyền, biểu lộ cho khoảng thời gian đêm tối đã đến, đó cũng là lúc ánh trăng dần xuất hiện trên bầu trời, ngự trị trên cao. Trong cái khoảng không đen huyền bí ấy, xuất hiện một vầng trăng sáng đối lập hoàn toàn với bầu trời đêm, tựa như một nét chấm phá trong bức tranh đêm tối nơi làng quê. Trên bầu trời, những ngôi sao ẩn hiện như tô điểm thêm cho bức tranh ấy. Trăng ngày rằm thường rất đẹp, ông trăng tròn vành vạnh như quả bóng mang sắc trắng tinh khiết. Ánh trăng sáng rực rỡ, deo dắt ánh sáng xuống muôn nơi,khắp nơi đều như được soi sáng bởi ánh trăng vàng lấp lánh. Dòng sông quê hương, phẳng lặng, in bóng vầng trăng , ánh sáng khiến mặt nước lung linh, nhuộm một màu rực rỡ. Đôi khi có cơn gió nhẹ lại thoảng ra, mặt nước đang yên nình bỗng lăn tăn gợn sóng, những con sóng nhỏ xô nhau, mang theo ánh trăng, chạy đuổi nhau về đến tận bờ. Hai bên sông, những rặng tre, rặng liễu đen kịt đang soi mình dưới trăng vàng trăng bạc, như những người thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Những cánh đồng bao la, rộng lớn như đắm mình trong ánh trăng, những cô lúa đang trổ bông tỉnh thoảng lại rung mình, chơi đùa cùng chị gió , say sưa tắm ánh trăng vàng tinh khiết.

Cứ mỗi đêm trăng sáng, người người, nhà nhà trong làng lại rủ nhau tụ họp ngoài sân đình, đôi khi lại ngồi dưới gốc đa đầu làng để trò chuyện, lũ trẻ con nô đùa , nhảy múa quanh sân, các bà các mẹ tranh thủ giặt giũ bên ngoài bờ sông,..Tiếng cười nói vui vẻ như xua tan đi những mệt mỏi của một ngày lao động vất vả, vầng trăng sáng trên bầu trời như cũng đắm mình vào nhịp sống sinh hoạt của con người, ngắm nhìn vạn vật đang sinh sôi, phát triển. Đêm càng khuya, vạn vật lại đắm mình vào giấc ngủ say, chỉ có trăng vẫn ở đó như che chở, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của xóm làng. Đó là bức tranh làng quê yên bình, mộc mạc với ánh trăng sáng rực rỡ khắp muôn nơi.

Những đêm trăng đẹp quả thật luôn mang một cảm giác yên bình mà giản dị vô cùng. Nó khiến tâm hồn ta dễ chịu, thanh thản, nó gắn bó với cuộc sống con người. Và với tôi, nó gắn với những kí niệm của ngày ấu thơ tươi đẹp.

5 tháng 5 2020

who are you

5 tháng 5 2020

biện pháp so sánh:

- Lá bàng đầu xuân xanh mướt như những đốm lửa xanh trên cây.

- hoàng hôn buông xuống, mặt biển như 1 tấm gương phẳng lặng làm bằng ngọc thạch.

- bộ lông của mèo ta như 1 chiếc áo trắng muốt.

biện pháp so sánh:

- Lá bàng đầu xuân xanh mướt như những đốm lửa xanh trên cây.

- hoàng hôn buông xuống, mặt biển như 1 tấm gưởng phẳng lặng làm bằng ngọc thạch.

- bộ lông của mèo ta như 1 chiếc áo trắng muốt.

 Hok tốt nhé bạn 

5 tháng 5 2020

Chất đạm : đun ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng giảm

+ Chất béo :đun quá sôi -> sinh tố A bị phân hủy, chất béo biến chất

+ Chất đường bột : đun khô 180° đường biến mất; nhiệt độ cao -> tinh bột cháy đen, chất dinh dưỡng bị tiêu hủy

+ Chất khoáng : khi đun, 1 phần sẽ hòa tan vào nước

+ Sinh tố : khi chế biến, các sinh tố dễ tan trong nước dễ bị mất

6 tháng 5 2020

các bạn phân tích cho mik 1 ví dụ đc ko ạ