K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2020

Trong những ngày giáp tết, người người nô nức đi mua bán, sắm sửa những vật dụng cần thiết cho ngày lễ cổ truyền lớn nhất trong năm. Một trong những loài cây không thể thiếu trong những ngày này, chính là cây mai vàng. Bởi thiếu nó, người ta như thấy Tết đã mất đi một phần phong vị của nó rồi.

28 tháng Chạp, không khí Tết đã rộn ràng lắm rồi, cả nhà ai cũng háo hức mong chờ Tết đến. Em được đi cùng bố ra chợ hoa để lựa một cây mai để chơi vào những ngày này. Chợ hoa trong những ngày giáp Tết rất nhộn nhịp. Người ra người vào, kẻ mua người bán tấp nập. Bố dẫn em đi một vòng quanh chợ để ngắm nghía. Cuối cùng, bố cũng chọn được một cây mai vàng và quyết định mua nó. Đó là một cây mai mới đẹp làm sao! Thân cây khá lớn, màu nâu sẫm, với những cái rễ trồi hẳn lên mặt đất. Bố thường bảo, mua mai không chỉ cần xem thế của cây, rễ cây cũng rất quan trọng. Bởi rễ có khỏe thì cây mới sống lâu được. Chắc vì thế mà bố mới vừa nhìn đã ưng cây mai này rồi.

Từ một thân lớn. cây mai chĩa ta thành ba, bốn thân nhỏ hơn. Nhìn từ xa thân cây mai như một bàn tay người khum khum lại. Trên mỗi nhánh thân ấy, lại chĩa ra rất nhiều những cành cây nhỏ, trông thực khỏe. Từng cành từng cành như những cánh tay vươn ra khắp bốn phía. Trên những nhánh cây ấy, lá mai đã mọc rồi, màu xanh non biếc rờn. Chỉ cần nhìn lá mai thôi, người ta cũng thấy nhựa sống đang cuồn cuộn chảy trong thân cây của nó rồi. Nổi bật nhất trên thân cây chính là từng chùm, từng chùm hoa mai vàng rực rỡ bung nở. Sau một giấc ngủ đông dài dặc, những bông hoa mai nở xòe ra trong tiết trời ấm áp của ngày xuân. Hoa mai mọc thành từng chùm, khoảng 5-7 bông chụm đầu vào nhau, nhìn xa trông giống như những quả cầu tròn xoe. Hoa mai có năm cánh, xếp đối xứng nhau. Khi hoa còn là những nụ thì chúng có màu xanh đậm, khum khum như bàn tay Phật. Hoa sẽ nở từ từ khi trời nắng ấm. Những cánh hoa bao bọc bên trong là nhị với mật ngọt và một mùi thơm nhè nhẹ. Cánh hoa mai không lớn như cánh hoa hồng, cũng không mảnh mai như cánh hoa cúc mà là hình giọt nước, mềm mại như nhung. Đỡ lấy cả cánh hoa là đài hoa xanh ngắt ở phía dưới. Đây chính là bộ phận quan trọng gắn bông hoa mai với thân cây, để hoa nhận được dinh dưỡng từ bộ rễ để bung nở.

Sắc vàng rực của hoa mai trở thành một thứ màu không thể thiếu trong những ngày tết, cũng giống như màu đỏ của pháo,của câu đôi; màu xanh của lấ rong, bánh chưng, màu hồng của hoa đào, màu trắng của thịt mỡ, dưa hành...

Em cùng bố vui vẻ chở cây mai về nhà. Bố trồng cây mai trong chiếc chậu sứ đã mua từ mấy hôm trước rồi cẩn thận đắp đất tưới nước. Cây mai năm nay bố mua hoa nhiều, nụ cũng nhiều. Thân cây vững chắc, thế cũng đẹp khiến cả nhà ai cũng tấm tắc khen. Mọi người đều mong muốn cây mai ấy sẽ mang tới những điều tốt đẹp cho cả nhà trong năm nay.

Em đứng ngắm nhìn cây mai hồi lâu, càng ngắm càng thấy thích. Loài hoa hiền lành, đep đẽ ấy khiến cho nàng xuân trở nên đáng mong đợi hơn biết bao nhiêu. Đúng là sau một mùa đông lạnh giá, vạn vật tích cóp từng chút sức sống để chờ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà bung nở, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.

15 tháng 5 2020

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về thì em và bố mẹ lại được ra chợ hoa xuân để chọn lựa cho nhà mình những cành mai đẹp nhất để trong ngày Tết.

Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp. Các bác bán hoa mai vàng đứng ở một góc chợ, sắc hoa mai vàng đã làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Hoa mai vàng nở như báo hiệu Tết đã về và khiến cho lòng người chúng ta như xao xuyến biết bao nhiêu. Ta đã biết được rằng nếu như Tết ở miền Bắc như được điểm tô bởi những bông hoa đào hồng rực như mang đến sự ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng đối với tiết trời phương Nam thì cây hoa mai mới thực sự có vị trí độc tôn – chúa tể của các loài hoa xuân. Hoa mai vàng như mang lại sự may mắn cho mọi người. Sắc mai vàng như khiến cho không khí xuân vui tươi và tràn ngập hơn bao giờ hết.

Dễ nhận thấy được rằng cành cây trông mảnh mai, đồng thời nó cũng thật là khẳng khiu nhưng thân cây lại rất cứng cáp, khỏe mạnh biết bao nhiêu. Sắc mai vàng như thật rực rỡ, thế rồi như lấp ló và ẩn trong sắc vàng ấy thấp thoáng vài cái lá xanh non đang vươn lên đầy mạnh mẽ. Em như nhận thấy được lại có những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa mai màu vàng như thật tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ để đón Tết về. Thế của cây mai cũng chẳng kém gì cây đào ở miền Bắc đâu nhé. Nhờ được uốn nắn từ bé lên cây hoa mai có được những thế đứng thật đẹp, cây thì uống lượn, cây thì lại xòe ra từng tán hoa một trông thật như một kiệt tác hoàn hảo mà người nông dân đã thể hiện qua cây mai.

Lá của cây mai lúc này như cũng thưa dần, rất hiếm những chiếc lá già vì trước đó một tháng người ta cũng đã tỉa bớt lá để cho cây mai ra hoa. Giờ đây cây mai chỉ còn những chùm hoa và những chồi non mơn mởn mà thôi. Chính điều này như càng đã làm cho cây mai ngày Tết thêm đẹp đẽ hơn.

Nhà em trong nhà Tết cũng đã mua cho mình một cây mai. Nhìn sắc mai vàng tươi thắm, trong lòng em như thêm rạo rực và em cũng rất yêu cây mai vàng này nhà em.

8 tháng 5 2020

Con đường làng đất đỏ uốn mình qua những rặng cây xanh trông như một dải lụa đào mềm mại. Hai bên đường, vô số những loài cỏ dại đua nhau khoe sắc thắm: Hoa sâm đất tung mình với sắc tím mênh mang; hoa sao nhái đong đưa những cánh mỏng vàng tươi cùng vàng nghệ như tranh nhau xem màu nào nổi bật nhất; hoa dừa cạn cũng chen lấn với hai màu tím hồng nhạt và sắc trắng tinh khôi; hoa mười giờ thì y hẹn, cứ đúng 10 giờ lại như thách thức các loài hoa khác với những sắc màu : trắng, vàng, tím thẫm, đỏ, hồng,...Bao nhiêu là màu sắc ... Con đường làng bỗng nhiên trở thành một đường hoa rực rỡ dưới nắng mai hồng.

8 tháng 5 2020

Buổi sáng bình minh trong khu rừng, nàng tiên Mùa Xuân đã về. Nàng đem theo bên mình một làn gió của mùa xuân, nơi những cơn gió dịu dàng bay qua là những bông hoa nơi ấy đang đua nhau khoe sắc. Cả khu rừng nhộn nhịp chào đón nàng tiên, khu rừng thay áo mới còn đàn chim thì đang tung tăng, líu lo ca hát nhảy múa trên bầu trời cao. Tất cả đã tạo nên một bản nhạc chào đón nàng tiên một lần nữa quay trở lại.

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩycủa ông:- Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy
của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
a. Hãy chỉ ra các từ láy và các phép liên kết trong câu chuyện trên.
b. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
c. Từ câu chuyện, em rút ra bài học gì?

Các bạn giúp mik với

4
8 tháng 5 2020

tôi không biết

8 tháng 5 2020

c, Chúng ta cần phải biết yêu thương lẫn nhau thể hiện giữa trái đất này vẫn còn tình yêu thương giữa con người với con người và phải học được cách cho đi - nhận lại 

Đề bài: Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.a)Núi cao chi lắm núi ơiNúi che mặt trời chẳng thấy người thương!b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về...
Đọc tiếp

Đề bàiHãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.

a)

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

 

 

 

Đoạn tríchPhép nhân hóa Cách tạo phép nhân hóaTác dụng
a.........
b.........
c.........
d.........
Thừa :^   

 

1
12 tháng 5 2020

a. Gọi vật bằng từ gọi người qua cách gọi "núi ơi"

b. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để miêu tả vật: tấp nập, cãi cọ, vêu vao.

c. Dùng từ miêu tả hình dáng người để miêu tả vật: trầm ngâm.

d. thân mình, từng cục máu lớn.

Trắc nghiệm Nhân hóa lớp 6Câu 1. Nhân hóa là gì?A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậtB. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhauC. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cậnD. Làm...
Đọc tiếp

Trắc nghiệm Nhân hóa lớp 6

Câu 1. Nhân hóa là gì?

A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật

B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 2. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

Vì mây cho núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Câu 3. Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?

A. Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.

C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Câu 4. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

A. 3 kiểu

B. 4 kiểu

C. 5 kiểu

D. 6 kiểu

Câu 5. Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 6. Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

A. Hình dáng

B. Tính chất

C. Hoạt động

D. Trạng thái

Câu 8. “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?

A. Hoạt động

B. Hình dáng

C. Tính chất

D. Tính cách

Câu 9. Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa?

A. 4 danh từ

B. 7 danh từ

C. 6 danh từ

D. 9 danh từ

Câu 10. Câu “Trên bến cảng tàu mẹ, tàu con nhộn nhịp ra vào bến” sử dụng cách nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật, với tác dụng làm sự vật trở nên gần gũi, có hồn đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

1
12 tháng 5 2020

1 a

2 c

3b

8 tháng 5 2020

-Thầy Ha-Men mặc chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

-Cảnh vật bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật, không nhốn nháo như mọi khi.

-Ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ .cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây và nhiều người khác.

=> Nhân vật tôi nhận thấy sự khác thường trong lớp học :  không nhốn nháo , hàng ghế không còn bị bỏ trống mà thay vào đó là cảnh vật yên tĩnh trang trọng.

8 tháng 5 2020

Bổ sung thêm câu chốt :

mà thay vào đó là cảnh tượng yên tĩnh ,  trang trọng , đầy đủ mọi người.

15 tháng 5 2020

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để thử ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi. Mặt trời lên rất nhanh. Thoáng chốc, ánh sáng đã chan hòa mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Cảnh mặt trời mọc đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm không bao giờ quên.

Đoạn 1:

Bài văn trong sách giáo khoa là đoạn cuối, gồm ba phần, mỗi phần miêu tả một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú và độc đáo thông qua cảm nhận tinh tế và nghệ thuật miêu tả tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.
Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.