Tìm những bài ca dao , thơ có sử dụng thành ngữ . Phân tích giá trị biểu đạt của các thành ngữ đó .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ kính yêu đã từng răng dạy con cháu rằng “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Có thể nói, ý chí, nghị lực luôn là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết trong cuộc sống đối với mỗi người, giúp con người đạt được điều mà mình mong muốn, giống như tục ngữ của ông cha ta cũng có câu “Có chí thì nên”.
“Chí” ở đây là ý chí, sự quyết tâm, kiên trì, bền bỉ ở mỗi người, nó được thể hiện qua ở cả sức lực và tinh thần. “Nên” tức là thành quả, là kết quả đạt được như mong muốn, thỏa mãn sự mong đợi của ta. “Có chí thì nên”, câu tục ngữ đã đề cao vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, đây là một yếu tố rất cần thiết, thậm chí cũng như một yếu tố quyết định trên bước đường thành công của mỗi người.
Vậy thì tại sao “có chí thì nên”? Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người ta cũng có thể gặp được toàn những điều may mắn, dễ dàng, vẫn luôn tồn tại những khó khăn, thử thách như những viên đá chắn ngang bước đường của mỗi người. Trước những điều ấy, nếu ta chỉ biết sợ hãi, nản lòng, nếu ta chỉ chỉ biết từ bỏ ngay điều mà mình đang làm thì vĩnh viễn ta sẽ chẳng thể đạt được thành công hay vượt qua được chính bản thân mình. Vậy nên, trước mỗi khó khăn, gian nan, cần biết vững tâm, bền chí, luôn tin tưởng vào khả năng của mình, dũng cảm đối mặt thử thách, vượt qua gian khó bằng tất cả sức lực và sự quyết tâm của mình, ta ắt sẽ thành công. Dù cho, có thể lần một, lần hai, lần ba,...ta thất bại, thế nhưng chính những thất bại ấy sẽ là bài học kinh nghiệm để lần bốn, lần năm ta tốt hơn và cuối cùng ta sẽ thành công, nói chung, chỉ cần có ý chí, con người sẽ đạt được thành quả.
Trong thực tế, cũng đã có rất nhiều những tấm gương sáng cho lối sống “có chí thì nên”. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, bị bại liệt hai tay, tưởng như mọi thứ như sụp đổ trước mắt thầy, thế nhưng bằng ý chí, nghị lực và niềm say mê học tập, thầy đã tập viết bằng hai chân cho dù trải qua rất nhiều đau đớn, đến bây giờ , người thầy ấy đã trở thành một nhà giáo ưu tú và là tấm gương sáng cho bao thế hệ noi theo. Nhà bác học tài ba Thomas Edison, đã phải trải qua hàng nghìn lần thí nghiệm mới phát minh ra được dây tóc của bóng đèn sợi tóc, nếu không có sự kiên trì, quyết tâm đạt được mục đích thì liệu ông có thành công? Như vậy, bất kỳ một ngành nghề nào, bất kỳ một lĩnh vực hay hoàn cảnh nào, chỉ cần có niềm tin, có ý chí, có sự quyết tâm đi kèm với kiên trì, con người ta ắt sẽ hái được ‘quả ngọt”, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Ước mơ sẽ chẳng còn là còn xa nếu con người ta biết tự tạo ra đôi cánh cho mình để đến với ước mơ ấy. Mà đôi cánh ấy ở đâu? Đó chính là đôi cánh được dệt nên bằng mỗi sự thất bại, mỗi kinh nghiệm, mỗi lòng nhiệt huyết, quyết tâm, kiên trì, nỗ lực không ngừng của mỗi người, đôi cánh ấy có vững chãi hay không, phụ thuộc vào cái “chí” của con người ta có lớn hay không. vforum.vn Những kẻ mà có “chí” nhưng không biết biến đó thành hành động cũng sẽ chẳng thể đạt được mục đích của mình, hay những kẻ không có “chí” mà cứ luôn muốn đạt được thành công thì vĩnh viễn điều đó không những sẽ chẳng trở thành hiện thực mà kẻ đó cũng chẳng thể làm được gì có ý nghĩa cho xã hội. Khi bạn đã nỗ lực, quyết tâm và cố gắng hết mình, dù cho kết quả có như thế nào, bạn vẫn có quyền tự hào về chính bản thân mình vì những gì mình đã thực hiện được.
Câu tục ngữ của ông cha ta thật đúng đắn và giàu ý nghĩa, Thế hệ chúng ta hôm nay cần bảo tồn và phát huy truyền thống mà ông cha ta đã rày công đúc rút từ bao đời nay. Đó không chỉ là bài học về lối sống mà còn như lời kêu gọi, khích lệ, động viên mỗi người sẵn sàng đứng lên và thực hiện điều mà mình luôn mong muốn.
Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là câu “Có chí thì nên”.
Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.
Trong lịch sử vẫn còn gợi nhắc Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Và để có thể đạt được thành công vang dội đó thì lại là cả một quá trình bền bỉ khó nhọc mới có thể thành công được. Tuy gia cảnh nhà rất nghèo, cơm qua ngày còn không có nói gì đến đi học. Nhưng không thể nào có thể trói buộc tinh thần ham học của mình thì Nguyễn Hiền vẫn đến lớp đứng ngoài cửa để nghe thầy dạy. Cứ đi chăn trâu hay đi đâu là cậu lại tập viết chữ. Có khi là viết trên lá rồi cũng có lúc là lấy một cái que nhỏ ghi trên cát,…
Chứng minh câu tục ngữ “Có chí thì nên”
Hay chúng ta vẫn còn nhớ chuyện về Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại cực kỳ xấu. Nhận ra được khiếm khuyết của mình thì Cao Bá Quát cũng đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Và khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp hơn nữa. Chính nhờ sự cố gắng và lòng kiên trì thì chẳng bao lâu sau, ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt”. Tất cả chúng ta cũng vẫn biết đến bao người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, và cậu đã lấy ánh sáng học bài. Đó chính là tên tuổi lẫy lừng của lịch sự khoa bảng Việt Nam- ông Mạc Đĩnh Chi – “ lưỡng quốc Trạng nguyên”. Trong thời đại ngày nay lại có câu chuyện về việc “có chí thì nên” của anh Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng có lẽ rằng chính mong ước đến trường đã không ngừng thôi thúc anh tập viết bằng chính đôi chân của mình. Đầu tiên ta có thể nhận thấy được đó chính là những nét chữ nguệch ngoạc đầu tiên đã khiến anh không khỏi buồn bã.Chắc chắn rằng không chỉ có dừng lại ở đó thì đôi bàn chân còn tê cứng, sưng buốt nhiều khi như không còn nằm trong sự kiểm soát. Nhưng đáng khen nhất đó chính là con người vẫn không chịu khuất phục trước hoàn cảnh đó mà đã có thể vươn lên mạnh mẽ để có thể chạm tay vào mơ ước của chính mình.
Thật vậy, cuộc sống có bao nhiêu chướng ngại vật như hàng ngày cứ hiện diện trong chính cuộc sống của chúng ta. Nếu như chúng ta mà không có ý chí không vượt qua được thì chẳng bao giờ có được sự thành công vang dội cả. Hãy cứ quyết tâm theo đuổi đam mê của mình bằng ý chí mạnh mẽ. Khi chúng ta có ý chí chúng ta sẽ có tất cả. Tôi vẫn nhớ một câu nói rất hay về ý chí đó chính là “Nếu như mất đi tiền bạc, bạn chẳng mất gì, mất đi sức khỏe bạn mất một vài thứ và khi đã mất đi ý chí bạn chẳng còn gì nữa”. Chính câu nói đó cũng đã thật là đề cao ý chí. Còn câu tục ngữ đặc sắc của ông cha ta chính là “có chí thì nên”. “Có chí thì nên” như là một điều tất yếu vậy
Vậy đó, con người chúng ta khi có cái “chí” sẽ giúp ta thành công, không có “chí” khó mà có thể làm thành công điều gì. Đặc biệt hơn đó chính là với các học sinh chúng ta cũng cần phải có “chí”. Ta như thấy được rằng khi bắt đầu bằng những việc lắng nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, sau đó không đầu hàng tước những bài toán khó, kiên trì luyện viết những câu văn hay. Qủa thật, đối với những bạn không có hay không đủ điều kiện để học hành, khi đó bạn cũng đừng buồn chán mà hãy cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, bạn hãy cứ cố gắng tự nhủ những khó khăn sẽ là nguồn động lưc thôi thúc mình tiến xa. Và trong mỗi chúng ta mỗi người hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sau này làm dược viêc lớn, như Bác Hồ từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đầy hàm ý khuyên dạy chúng ta – “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó đồng thời cũng như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên nếu như bạn mà có cho mình những ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và hơn hết đó chính là sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.
Nguồn: https://vietvanhoctro.com/chung-minh-cau-tuc-ngu-co-chi-thi-nen#ixzz5gvHO7fym
"văn biểu cảm" là văn nói lên tình cảm, cảm xúc những rung động của tâm hồn của người viết đối với một sự kiện, một miền quê, một con đường, một loài cây hay một vườn hoa,... (theo chủ đề, đề tài). Văn biểu cảm có thể viết dưới dạng ký, truyện ngắn, tản văn,.v.v...(thể loại)
Cảm xúc là của bạn, tưởng tượng là của bạn, cách hành văn là của bạn. Còn cách sắp xếp mở bài, thân bài, kết bài thì bạn hãy nhớ lại những bài giảng, hướng dẫn làm văn của thầy, cô,...
Để làm văn hay, bạn hãy đọc thêm nhiều sách báo văn học, ghi chép lại những câu văn, câu thơ hay. Hạn chế đọc những truyện tranh Đô rê môn, Co nan, ... vì những câu văn què quặt, lời thoại cộc lốc,... Nên đọc những truyện cổ Grim, truyện Andersen, ... được các dịch giả nổi tiếng biên dịch sẽ có ích cho tâm hồn và cách hành băn của bạn,.
''văn tự sự''..Lối văn thiên về suy tư, đặc biệt suy tư trước những hoàn cảnh bế tắc, càng ít chú ý đến hành động vì làm được gì, hay làm gì được, làm để làm gì, cho ai, đều không có trả lời, giải đáp, rút cục dễ đưa đến những thái độ yếm thế thoát ly, lẩn tránh hành động hoặc hành lạc
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 5 bước: (Câu này bạn có thể gộp đọc lại bài và sửa chữa thành 1 cũng được)
+ Tìm hiểu đề và tìm ý
+ Lập dàn bài
+ Viết bài
+ Đọc lại bài
+ Sửa chữa bài
- Dàn bài:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
- Giữa các phần và đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
P/s : k mình nha :)
TỤC NGỮ
1.
Ở đây các bạn có thể hiểu 2 nghĩa là muốn nói tính cần cù siêng năng của con kiến và tính tiết kiệm của nó nếu như nó tha về tổ mà ăn ngay và luôn thì chẳng thể nào đầy được.
2.
Câu nói thể hiện tính đức tính tiết kiêm, ý muốn nhắn nhủ chúng dành dụm từ ít thêm một ít sẽ có ngày thành nhiều, mang ý nghĩa to lớn.
3.
Thể hiện sự tiết kiệm rõ rệt trong từng từ, “ăn ít no lâu” nghe nó rất nghịch lý, tuy nhiên ăn ít ở đây tức là ăn dè chừng ăn dành dụm để ăn được nhiều ngày, còn nếu như ăn nhiều thì những ngày sau sẽ đói không có gì để ăn.
4.
Câu này dịch ra có nghĩa là có ít mà chi tiêu dè dặt hơn có nhiều nhưng tiêu hoang phí, ý muốn phê phán những người tiêu xài phung phí một cách bừa bãi.
5.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Các bạn có thể hiểu là nghĩa của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.
6.
Câu nói trên muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết dành dụm tiết kiệm cho về sau.
7.
Câu trên ý muốn nói là gom góp những điều nhỏ nhặt để tạo thành một thứ lớn hơn.
8.
Ý muốn nói cuộc đời ta sẽ luôn có những chông chênh vấp ngã, đau ốm, bệnh tât. Do vậy mà lúc thành công và khỏe mạnh thì ta nên tiết kiệm cho những ngày sau này đau ốm có cái để lo.
9.
Đây là câu nói ám chỉ những kẻ học đòi, chơi trội, không biết thân biết phận. Tính nhà quan ở đây tức là tính khí của kẻ giàu sang, quyền thế.
10.
Câu này là một câu tục ngữ rất nổi tiếng ở nước ta. Ý muốn nói khi khó khăn đói rách mà có ai thương mình cho mình miếng ăn thì sẽ cảm động lắm. Nhưng khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ. Ý nghĩa thực sự của cầu này là,khuyên ta nên trân trọng những người giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
CA DAO
1.
Ngòai kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
Hai câu ca dao trên muốn nhắn nhủ chúng ta sống phải biết tiết kiệm và biết ơn những người đã tạo nên thành quả để ta hưởng thụ.
2.
Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra
Hai câu thơ thể hiện sự châm biếm đối với những người tham lam, ăn tiêu phung phí qua hình ảnh “ăn dè”, cho đến khi hết tài sản thì chẳng còn gì để mà ăn.
3..
Phòng khi túng lở không phiền lụy ai
Hai câu ca dao muốn nhắn nhủ chúng ta khi tạo ra thành quả thì hãy nên tiết kiệm lại 1 ít để phòng ngừa sau này sẽ gặp những tai ương bệnh tật mà chúng ta không hề biết trước, đến lúc đó có cái để mà xoay sở.
4.
Từng xu góp lại thành kho lúc nào
Hai câu thơ có ý nghĩa tiết kiệm bỏ heo, một hình thức thông dụng khi tiết kiệm, mỗi ngày góp 1 ít không ngờ sau này sẽ hưởng thụ một “mớ”.
5
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
Ý muốn nói những người đã đủ ăn đủ mặc thì nên dành dụm tiết kiệm, đừng nên tiêu xài phung phí.
6.
Chồng người áo gấm sông hương mặc người
Hai câu ca dao thể hiện rõ tấm lòng chung thủy của người con gái cùng với tình yêu thương thắm thiết với chồng minh của một cô gái tràn đầy sức sống. Ngoài ra còn thể hiện là một người vợ tiết kiệm, không tiêu sài phung phí, căn bản.
7.
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Ý nghĩa của 2 câu thơ trên là đàn ông miệng rộng thì sang trọng, còn đàn bà miệng rộng thì không phải là người vợ tốt. Muốn nói người đàn ông miệng rộng sẽ dễ dàng tiếp xúc xã giao với xã hội nhiều để kiếm ra tiền. Còn đàn bà miệng rộng thì tham ăn tham tình. Trong 2 câu thơ cũng nói lên tính tiết kiệm của tác giả.