K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn) Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển   (Lê Phương Liên)   (1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân...
Đọc tiếp

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn)

Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

 

(Lê Phương Liên)

 

(1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.

 

Hai vạn dặm dưới đáy biển là câu chuyện về cuộc hành trình bất đắc dĩ của nhà nghiên cứu biển A-rôn-nác, Giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri (Paris), cùng người cộng sự Công-xây và người thợ săn cá voi Nét Len sau khi đột nhiên bị rơi vào con tàu No-ti-lớt kì lạ.

 

(2) Đã từ lâu, biển cả mênh mông, dữ dội, đầy sóng gió và bão tố, chiếm ba phần tư diệ tích Trái Đất, luôn hiện diện đối kháng với con người, thách thức tất cả những ai muốn vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp của quê hương mình để đi tới những miền đất khác. Con người luôn luôn muốn tiến ra biển, muốn làm chủ biển cả và muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tất cả các đại dương. Khát vọng đó đã thôi thúc các dân tộc Bắc Âu làm những con thuyền Vi-kinh (Viking) đi phiêu lưu trên biển cả. Khát vọng đó cũng thôi thúc người Hà Lan, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đóng thuyền đi vòng quanh Trái Đất.

 

Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong Hai vạn dặm dưới đáy biển là một con người bí ẩn gần như huyền thoại, chính là hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả Véc-nơ. Thuyền trưởng Nê-mô là một con người vừa có trí tuệ, vừa có tính phiêu lưu, mạo hiểm. Ông đã trải qau nhiều đau khổ nên đứng trước mọi khó khăn đều quả quyết hành động dũng mãnh với một bản lĩnh sáng suốt, tự tin. Đọc Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc được chia sẻ khát vọng khám phá cuộc sống cả về nội tâm và ngoại cảnh với nhân vật tự sự, Giáo sư A-rôn-nác, có lẽ cũng chính là hiện thân của tác giả.

 

(3) Ra đời vào nửa cuối thế kỉ XIX, tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển đã ghi nhận được một cách nóng hổi bầu không khí sôi sục, đầy khát vọng của một thời con người muốn chinh phục biển cả. Có lẽ bầu không khí đó đến thế kỉ XXI này lại càng nóng bỏng hơn. Điều mà Véc-nơ đã ghi dấu ấn vào lịch sử văn học thế giới chính là ở những sáng tạo mang tính khoa học viễn tưởng về những máy móc công nghệ chưa từng hiện diện trên Trái Đất; những dự cảm về không gian tận đáy biển sâu nhất, vùng biển xa xôi nhất, nguy hiểm nhất mà con người chưa thể đặt chân tới. Với những trang viết của Véc-nơ, người đọc thán phục tầm hiểu biết sâu rộng về địa lí thế giới, sự am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội,... Trên nền tảng văn hoá vững vàng, nhà văn đã để trí tưởng tượng của mình thăng hoa sáng tạo theo một mạch viết thật tự nhiên. Đọc những trang viết của Véc-nơ, ta được thưởng thức một lối kể chuyện hấp dẫn, cách tạo ra những tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính, lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người.

 

(4) Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tàu No-ti-lót sinh ra từ nỗi đau khổ quan gì tới nhan đề của thế giới loài người, nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hoà đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?

 

5 Ngoài Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), nhiều tác phẩm của Véc-nơ như Năm tuần trên khinh khí cầu (1863), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),... đã chinh phục người đọc khắp năm châu, khẳng định ông là nhà văn đi tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng, một lối đi riêng biệt trong văn học thế giới. Những ý tưởng thiên tài của ông về cuộc sống hiện đại cũng như các thành tựu khoa học, công nghệ và hơn hết là khát vọng của con người mà ông đã diễn tả dường như cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba
tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc: Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thơm:
Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!' Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm
được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát ly hắn nghe
anh!
(Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định - nữ Thiếu tướng đầu tiên trong.
Quân đội nhân dân Việt Nam)

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?  Câu chuyện được kể bằng lời của ai?  Câu 2 : Theo em, nhân vật tôi có cảm xúc như thế nào khi kể lại đoạn hồi kí trên? Câu 3. Tìm 3 từ mượn  trong đoạn văn trên . Câu 4: Tại sao trong tác phẩm kí thường sử dụng ngôi thứ nhất? Câu 5: Vì sao chị Út vừa mừng vừa lo khi nghe thấy anh Ba giao cho mình công việc đầu tiên? Câu 6. Các từ  “bồn chồn”, “thấp thỏm” trong đoạn văn thuộc loại từ gì ? các từ ấy diễn tả tâm trạng gì của chị Út?   Câu7:Hãy viết từ 3-5 câu nhận xét về phẩm chất của chị Út, trong đó sử dụng những từ mượn và chỉ rõ 2 từ trở lên Câu 8. Ý nghĩa của câu chuyện “Công việc đầu tiên” là gì? Câu 9. Chi tiết, sự việc nào trong câu chuyện để lại cho em ấn tượng nhất? Vì sao?  Câu 10. Từ câu chuyện trên, em thấy thế hệ trẻ ngày nay thấy cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? Giúp em với ạ, em cần gấp
0
4 tháng 12 2024

Hnigf

4 tháng 12 2024

cần bình tĩnh

5 tháng 12 2024

Chim hót líu lo

hót là động từ em nhé

29 tháng 12 2024

em chạy đi chơi

4 tháng 12 2024

?

4 tháng 12 2024

Phải , yên tâm tui là đt Văn mò

4 tháng 12 2024

\(\dfrac{ }{^{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }}\)

4 tháng 12 2024

Trước sân nhà em có một cây lộc vừng cao lớn. Suốt bao năm nay, cây vẫn luôn làm nhiệm vụ che nắng, chắn mưa cho khoảng sân nhỏ đó, nên nhà em chẳng cần phải làm mái che cho đoạn sân này.

Cây lộc vừng này đã hơn mười năm tuổi rồi, nó được trồng từ lúc gia đình em vừa chuyển về đây sinh sống. Tuy nhiên cây chỉ cao khoảng 6m, vì bố em đã cố tình cưa ngọn cây, để cây tập trung phát triển bề ngang. Thân cây to lắm, còn to hơn cột nhà ở hàng hiên cơ. Nó khoác một lớp vỏ dày cộm xù xì màu nâu xám. Phần gần gốc còn nứt ra thành nhiều khe nhỏ như đồng ruộng mùa hạn. Gốc cây từ hai năm trước bắt đầu thường xuyên được bố quét vôi vào. Bố bảo rằng làm như vậy sẽ giúp bảo vệ cây không bị mối mọt tấn công. Vốn cây lộc vừng bắt đầu mọc cành từ đoạn cách mặt đất chừng 2m, nhưng bố em đã chặt các cành thấp đi để có thể ngồi chơi ở sát gốc cây, tận dụng tối đa bóng mát của cây. Vì vậy, các cành của cây chủ yếu mọc ở phần trên cao. Từ thân cây mọc ra năm cành chính lớn, tỏa ra các hướng. Mỗi cành lớn đó lại mọc ra nhiều cành con, cành cháu, chồng chéo lên nhau tạo nên cái mái trong khổng lồ. Những chiếc lá lộc vừng to và xanh làm nhiệm vụ điền nốt vào các kẽ hở giữa những cành lá, giúp che mưa chắn nắng cho khoảng sân. Mùa thu đông, lá lộc vừng chuyển đỏ cam, rồi rụng lả tả xuống đất như mưa đỏ. Tuy nhiên, cây lộc vừng không như cây bàng, phải chờ gió xuân hây hẩy mới trổ mầm non. Mà ngay khi có lá rụng lìa cành, là cây đã có những lộc non chờ sẵn. Bởi vậy, cây lộc vừng không hề phải trải qua khoảng thời gian trần trụi vào mùa đông.

Em thích cây lộc vừng không chỉ vì cây cho bóng mát. Mà còn bởi khi mùa hoa đến, cây tạo ra khung cảnh đỏ rực rỡ với thảm hoa trên sân đẹp tựa chốn bồng lai.
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. TRAI NGỌC VÀ HẢI QUỲ        Cá mực tung tăng đi học trong làn nước biển xanh biếc, cái lọ mực kè kè một bên.        – Bé mực đi đâu đấy? – Cô trai he hé cái vỏ sần sùi ra hỏi.        – Thưa cô, cháu đi học ạ!        Cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi, nó hơi sợ...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

TRAI NGỌC VÀ HẢI QUỲ

 

     Cá mực tung tăng đi học trong làn nước biển xanh biếc, cái lọ mực kè kè một bên.

 

     – Bé mực đi đâu đấy? – Cô trai he hé cái vỏ sần sùi ra hỏi.

 

     – Thưa cô, cháu đi học ạ!

 

     Cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi, nó hơi sợ khi nhìn thấy vỏ ngoài của cô trai. Cá mực bơi nhanh đến một bông hoa nhiều màu sắc bên kia lối đi. Bông hoa có nhiều cánh hồng hồng, tím tím, mềm mại như gọi chào. Cá mực đến gần hơn, những cánh hoa mừng rỡ cứ múa mãi lên. Chợt tiếng cô trai gọi giật lại:

 

     – Bé mực, không được đến gần nó, nguy hiểm đấy!

 

     Cá mực ngập ngừng, không biết nên tin ai. Vừa lúc đó, một chú cá cơm bé tí bơi đến đùa nghịch với những cánh hoa mềm mại đang toả ra quây lấy chú. Cô trai lớn tiếng gọi cá cơm, nhưng không kịp, những ngón tay hoa đã khép lại. Cá mực định ném lọ mực vào bông hoa để mực loang ra, cá cơm có thể chạy trốn. Nhưng cá cơm đã bị những cánh hoa thít chặt lấy và kéo tuột vào lòng bông hoa. Thế là mất hút chú cá cơm.

 

     Cá mực sợ hãi, chạy lại gần cô trai. Lúc này cô trai mở to miệng nhìn cảnh tượng vừa xảy ra. Cá mực kinh ngạc khi thấy trong lòng cô trai có một viên ngọc sáng đẹp lạ thường.

 

     Cô trai căn dặn:

 

     – Bông hoa đẹp đẽ thế kia nhưng rất dữ. Đó là hải quỳ. Cháu phải tránh xa.

 

     Cá mực cảm động. Nó định nói với cô trai: “Còn cô, bên trong tấm áo xấu xí của cô là một tấm lòng bằng ngọc.".

 

     Hoá ra, cái đẹp bên ngoài chưa hẳn là cái tốt, cái xấu bên ngoài chưa hẳn là cái xấu.

 

(Theo Vân Long)

 

 

Câu 5 (0,5 điểm): Cô trai đã làm gì khi thấy cá mực và cá cơm bơi đến gần hải quỳ?

 

Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?

 

Câu 7 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật cô trai?

 

Câu 8 (1,0 điểm): Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

 

Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra dấu gạch ngang được dùng với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu trong câu chuyện trên. Đặt một câu văn khác chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương tự.

 

1
4 tháng 12 2024

câu5:đáp án;ngăn cản cá mực