K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

k cho mình nha ~

2 tháng 5 2020

sao vậy bạn

1 tháng 5 2020

để đo lượng điện sử dụng người ta thường mắc thêm vào mạch điện cái gì

a.1 công tơ điện     b cầu chì  c.1 chuông điện 

đúng k

hok tốt

1 tháng 5 2020

để đo lượng điện sử dụng người ta thường mắc thêm vào mạch điện cái gì

a.1 công tơ điện     b.1 cầu chì     c.1 chuông điện 

k cho mik nha!

1 tháng 5 2020

1.Trong câu "Trước đền, những khóm hải đường dâm bông rực rỡ, những cánh bướm... như đang múa quạt xoè hoa." Từ "đền" đã được lặp lại.

2.Từ lặp lại giúp chúng ta biết hai câu trên cùng nói về ngôi đền.

3.Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng một câu trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu sẽ không còn ăn nhập gì với nhau nữa vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau: Câu 1 nói về đền Thượng, còn câu 2 lại nói về ngôi nhà, ngôi chùa hoặc trường, lớp...

1h23p ngày 1/5/2020

1 tháng 5 2020

nhà mk xây để ở chứ ko dùng để tả đâu

1 tháng 5 2020

dàn ý nha bạn

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Nhân vật được tả: cô giáo em.

- Trong hoàn cảnh: đang giảng bài trên lớp.

2. Thân bài:

* Tả cô giáo:

+ Ngoại hình:

- Tuổi, vóc dáng, mái tóc, gương mặt, nước da...

(Chú ý chi tiết nổi bật nhất).

- Trang phục: Cô mặc áo dài, quần trắng...

+ Tính nết:

- Giản dị, chân thành...

- Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh.

- Gắn bó với nghề dạy học.

+ Tài năng:

- Cô dạy Văn rất hay (chứng minh cụ thể qua một bài giảng trên lớp).

- Biết khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, lôi cuốn chúng em vào bài học.

- Giờ dạy của cô rất vui vẻ, sinh động, học sinh hiểu bài.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Chúng em rất kính mến cô.

- Mong rằng sang năm sẽ được tiếp tục học cô.

còn đây là bài văn 

Từ nhỏ tôi đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ thành cô giáo. Ước mơ ấy của tôi bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài.

Thứ năm hàng tuần, lớp tôi có hai tiết Văn của cô. Bước vào lớp, dường như cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Cô giáo tôi cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng hồng nên mặc áo dài rất đẹp. Thỉnh thoảng, cô mặc chiếc áo dài tím Huế càng tôn thêm làn da trắng. Những lúc như thế, cả lớp đứng ngây người nhìn cô, trầm trồ mến mộ. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống.

Giờ học bắt đầu. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Vào bài giảng, chúng tôi thấy dễ chịu bởi giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi như muốn khắc sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò chúng tôi, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Mỗi khi ánh mắt ấy lướt nhanh qua chỗ tôi ngồi, tôi cũng hiểu được sự trìu mến của cô Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát...

Trong lúc giảng bải, bao giờ cô cũng lôi cuốn được cả học sinh cùng tham gia. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống phía cuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ chúng tôi. Cô muốn cho học trò phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo được sự hấp dẫn với chúng tôi. Các câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, bao giờ cũng kích thích sự suy nghĩ của tất cả mọi người. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. “Tùng.... tùng... tùng....” Giờ học đã kết thúc. Nhưng dường như đang say sưa với bài giảng của mình, cô không hay biết. Đến khi học trò các lớp đã ùa ra sân cô mới mỉm cười chào cả lớp.

Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, tôi như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho tôi ngày mai...

hok tốt

1 tháng 5 2020

Mỗi ngày đến trường, em đều gặp cô giáo chủ nhiệm nhưng hôm thứ ba tuần trước, lớp em có tiết học kể chuyện. Trong tiết học đó, cô giáo chủ nhiệm của lớp em, cô Ngân trông thật là hiền dịu, bao dung và đầy kính mến.

Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến.

Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác. Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến.

Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. “Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé! Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.

“Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.” Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai hiện ra trước mắt em. Cô bắt đầu kể, cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm, lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nó sao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.

Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.

Cô Ngân ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Ngân ạ. Nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.

1 tháng 5 2020

Đó là một chiều thu đầu tháng 9 khi mình đang chuẩn bị bước vào năm đầu tiên của cuộc đời học sinh cấp 3. Khi ấy hào hứng lắm vì ngoài việc được vào ngôi trường mình mong muốn, mình còn được bố hỏi xem muốn mua chiếc điện thoại nào để còn tiện liên lạc vì mình đã quyết định tự đi học sau 4 năm cấp 2 được bố đưa đón.
Nhớ cái lần đầu tiên vào cửa hàng điện thoại di động hoành tráng trên đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP.HCM. Tôi dường như bị choáng ngợp trước hàng chục mẫu điện thoại bắt mắt, đa dạng và đầy màu sắc.
Thời đấy người ta đã dần biết đến iPhone rồi nhưng với một người học sinh chưa từng được tiếp xúc quá nhiều với công nghệ trừ cái máy tính bàn để đá Fifa ra thì cả chục mẫu điện thoại đấy đã đủ làm tôi phân vân rồi.
Sau khi đi vòng vòng thử hết chiếc điện thoại này đến chiếc điện thoãi khác, tôi chợt dừng lại ở “em”, chiếc điện thoại mang logo Samsung ngay mặt trước lạ mắt vì “em” chỉ có màn hình và vài phím bấm thôi. Nhờ cô nhân viên mang “em” ra để tôi cầm thử thì đã thấy ưng vì em mảnh mai, có bốn góc đường vát mềm mại, phía dưới thu gọn lại nhỏ nhắn.
"Em" còn có phím điều hướng nằm giữa, xung quanh là các phím gọi điện, ngắt đàm thoại, phím chọn trái và chọn phải được thiết kế hình tròn tạo nên cảm giác quyến rũ khó tả.
Đánh thức "em" dậy lần đầu tiên bằng một cách nhẹ nhàng nhất. "Em" vươn mình dậy cũng rất nhanh, bộ giao diện gọn gàng của "em" đã làm tôi thấy thích, mở thử game lên chơi, phải nói là mượt và mượt, cài trò bida lỗ và bowling ấy có lẽ là hai trò chơi mà tôi thích nhất khi được trải nghiệm cùng "em".
Tiếp tục mở thử camera lên xem sao. Hình chụp được rõ nét đấy chứ, loa ngoài cũng to rõ nữa, màn hình vừa đủ nhìn, thích mắt. Hỏi ra thì mới biết “em” có tên là J700, một cái tên mà mình nhớ mãi vì thời đó điện thoại đa phần dùng tên toàn khó nhớ chứ đâu như smartphone bây giờ.
Nhưng mà lúc đó giá của em không hề rẻ, gần 2,8 triệu thì phải, nên mình đã năn nỉ, hứa với bố là sẽ đạt học sinh giỏi cả năm không thì sẽ trả lại máy cho bố giữ. Và như vậy mình đã được rước “em” về trong sự hân hoan mà lâng lâng khó tả lắm. Bây giờ đi mua smartphone không có được cái cảm giác như đem được một kho báu về “lãnh địa” của mình nữa
Đem “em” về nhà thì cũng là lúc đến giờ cơm, mang em nó theo xuống luôn tại đang mê quá mà, ngồi vừa ăn vừa bấm bấm nghịch nghịch coi có gì hay ho không, và tất nhiên tôi bị la, bắt cất máy đi chứ.
Ăn xong leo lên ngay phòng mình để bắt đầu vọc vạch, bỏ nhạc vào và nghe thử, ta nói nó đã gì đâu, cảm giác như mình đang có tất cả vậy. Rồi ngồi tải game nữa chứ, mà thời đó là game trên nền java ấy, phải lên mạng tìm đúng game có độ phân giải phù hợp với màn hình của “em” nó, rồi tải về tệp trên máy tính, xong copy vào cài đặt.
Mấy bước đó dân kỹ thuật nào làm chẳng được nhưng với đứa học sinh như mình thì đó như là một thành quả lớn lao cho sự nghiệp vọc vạch đồ công nghệ.
Chưa đã tay, mình còn tải cả mớ hình nền cầu thủ về để xài dần, rồi cài ứng dụng Ola vào để chat chit với bạn bè qua mạng GPRS ấy, lúc đó thấy như vậy là sướng lắm rồi, đâu cần chi thêm nữa.
Tính ra "em" cũng đã miệt mài bên tôi 3 năm cấp 3 mặc dù mình đã làm rớt "em" 4 ~ 5 lần. Và trước khi mình chuẩn bị vào đại học thì lúc đó cũng là lúc J700 "đột tử" (hư nguồn), do đến thời điểm này mình cần một smartphone để phục vụ cho việc học của mình nên đã quết định không sửa "em", để "em" nằm ngay ngắn gọn gàng trong góc hộc tủ để mỗi lần nhớ về thời cấp 3, mình lại lôi "em' ra ngắm và xem "em" như một người bạn rất thân

1 tháng 5 2020

em dùng điện thoại để đu BTS :>>

30 tháng 4 2020
  • Nội dung là: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
  • Chúc bạn hok tốt
30 tháng 4 2020

tả văn thì thôi chịu

30 tháng 4 2020

Dương Thị Minh Ngọc là một con đĩ mà em thất thích, bởi cái tính hãm lồn của nó đã khiến con chó thèm địt. Đó là lí do em thích. HẾT

30 tháng 4 2020

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

“Công cha như núi Thái Sơn”. Câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng thì cha lại dạy cho em những bài học làm người quý giá. Cha không chỉ là một người cha mà còn là một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo. Cha em có dáng người dong dỏng cao, gương mặt chữ điền vuông vắn có phúc. Nước da ngăm đen, có những nếp nhăn xô lại, dãi dầu vì năm tháng. Sống mũi cao và thẳng, khuôn miệng luôn nở một nụ cười âu yếm. Đôi mắt cha to tròn, màu hạt dẻ, lấp lánh như ánh sao ngoài trời đêm. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt ấy, em thấy được tình yêu thương bao la mà cha dành cho gia đình. Thời gian và nhọc nhằn đã nhuốm màu lên mái tóc cha. Mới ngày nào mà mái tóc đã điểm những sợi bạc trắng. Đó là màu tóc của sương sớm, của giãi dầu mưa nắng, của những đêm trằn trọc thao thức lo cho gia đình. Bàn tay cha cũng không mềm mại như bàn tay của bao người. Bàn tay cha thô ráp, đầy những vết chai sạn. Nhưng đôi bàn tay ấy đã ngày ngày chăm sóc cho em, xoa đầu em, ôm em vào lòng, kể cho em nghe những câu chuyện, dạy cho em những truyền thống ngàn đời của ông cha ta. Dẫu thời gian có mang tất cả mọi thứ đi thì hình bóng người cha cùng những bài học làm người luôn in đậm trong tâm trí em. Em mong cha luôn sống thật khỏe mạnh, mãi mãi trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho em trên những hành trình dài rộng của cuộc đời.

Ông em năm nay đã ngoài 60 tuổi. Mái tóc ông đã điểm nhiều sợi bạc. Trước khi nghỉ hưu, ông đã là bác sĩ. Ông luôn yêu thương bệnh nhân hết lòng. Em rất yêu ông vì ông là người nhân hậu và luôn yêu thương con cháu. Những lúc em làm sai, ông không la mắng mà nhẹ nhàng dạy bảo em. Em mong ông sống trăm tuổi.

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội.  Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

11 tháng 5 2020

sao bạn tự trả lời luôn vậy?