viết tiếp các câu văn thành đoạn văn hoàn chỉnh
Thấy chuột hay ăn vụng của người, mèo tức lắm. Nó liền nghĩ ra cách dạy cho chuột một bài học để hễ nhìn thấy mèo là phải sợ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
sơn tây ngày ,tháng ,năm
chị hồng thân mến
từ ngày car nhà em chuyển ra sơn tây ở em nhớ chị lắm.hôm nay được nghỉ em viết thư cho chị ngay
bạn tự viết phần thăm hỏi nhé
Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có từ xa xưa, phẩm chất này được thể hiện qua một số câu tục ngữ như: “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mỗi người cần phải có lòng tự trọng để tự làm đẹp cho nhân cách của mình. Và câu chuyện em kể dưới đây là một ví dụ tiêu biểu thể hiện tinh thần tự trọng.
Lòng tự trọng được thể hiện qua rất nhiều hành động cụ thể như không làm ăn buôn bán gian lận, không ăn hối lộ đút lót hay đơn giản như các bạn học sinh không quay cóp trong giờ kiểm tra. Bác của em là một cán bộ ở huyện, chức của bác cũng khá cao và được nhiều kính nể tuy vậy nhưng bác vẫn rất sống một cuộc sống rất bình dị, quan tâm đến mọi người chứ không bao giờ tỏ thái độ hách dịch hay tự cao trước bất cứ ai. Chính vì vậy bác luôn được mọi người ở cả cơ quan và xóm làng kính trọng. Đặc biệt ở bác luôn có sự thanh liêm của một vị quan như ông cha ta thường nói, bác không bao giờ nhận bất cứ của ai cái gì mỗi khi giúp họ làm một số việc từ những món quà lớn nhu tiền hay những thứ quý giá đến những thứ nhỏ nhất như quà bánh.
Nhà bác và nhà em ở gần nhau nên em hay sang nhà bác chơi vì chị con nhà bác cũng chạc tuổi em. Em vừa đến chơi một lúc thì có một bác gái và một chị đến, họ đến nhờ bác xin cho chị ấy vào làm ở huyện hay ở xã gì đó kèm theo một giỏ hoa quả và một cái phong bì trong đó không biết có bao nhiêu tiền. Sau khi nghe hai mẹ con bác gái trình bày vấn đề của mình và đẩy giỏ hoa quả trong đó có một cái phong bì về phía bác nhưng bác đã trả lời luôn, bác bảo bác không hứa là sẽ chắc chắn giúp được chị ấy nhưng bác sẽ cố gắng hết sức và bảo bác gái cầm số tiền đấy về để lo cho việc khác, bác còn bảo không chỉ vì họ có anh em với gia đình đằng nhà vợ bác nên mới nhận lời giúp như vậy mà đối với ai bác cũng sẽ như vậy chỉ cần họ có năng lực thật sự và có thể đảm nhiệm được công việc. Hai mẹ con bác kia rối rít cảm ơn bác và nhất quyết đòi bác nhận giỏ hoa quả, bác vui vẻ đồng ý và bảo bác gái – vợ bác đi gọt hoa quả để mọi người cùng ăn.
Khi hai người họ về rồi bác còn dặn bác gái là khi bác không có nhà thì cũng không được nhận bất cứ cái gì vì mình không chắc chắn là có giúp được họ không để đỡ áy náy về sau. Khi về em còn được bác cho một túi hoa quả mang về nhà, em kể chuyện cho bố mẹ nghe, bố mẹ rất vui và hài lòng vì có một người bác như bác, bố mẹ em bảo những người cán bộ ai mà cũng được như bác thì nhân dân được nhờ và không bao giờ có tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ nữa.
Sự thanh liêm trong công việc của bác là một biểu hiện của lòng tự trọng mà nhiều người cần phải học hỏi, và đây chính là một phẩm chất quý báu mà chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy
thôi thư đã dài em xin dừng bút ở đây hôm nào đó em sẽ ra hà nội chơi với chị
hàng xóm cũ của chị
linh
nguyễn khánh linh
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Trường tôi quy định: thứ 2, thứ 4, thứ 6 học sinh đến lớp phải mặc đồng phục; thứ 3, thứ 5, thứ 7 mặc tự do. Hôm nay là thứ 7, tôi mặc bộ quần áo bình dị như nhiều bạn khác.
Cha mẹ tôi là công nhân, không giàu có. Tôi sống quen nếp nhà nên ăn mặc giản dị. Tết đến mới có một bộ quần áo mới là hàng may sẵn. Áo quần tôi mặc phần lớn do chị Tâm để lại. Chị hơn tôi 2 tuổi và đang học lớp 8.
Hôm nay tôi mặc cái quần âu bằng vải Ka-ki xanh, cái áo màu hoa cà. Áo quần tuy cũ nhưng được mẹ giặt sạch, là ủi rất phẳng, mặc vào dễ coi. Cái cổ áo viền tròn rất xinh, nước da tôi trắng nên khá nổi. Mẹ vẫn nói: ”Cái cổ áo rất hợp với cái lúm đồng tiền của con gái rượu của mẹ”. Trên phía trái áo có thêu một bông sen hồng, hai lá sen xanh, một con cò trắng đang lò dò kiếm mồi. Mỗi lần tôi mặc chiếc áo này đến trường là cái Lan, cái Hương, thằng Cường … bạn tôi đọc như hát bài ca dao để chế tôi:
“Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lùa nhà ông hỡi cò!”
Thích nhất là cái áo có hai chiếc túi may hình quả tram rất xinh. Hai cái kho báu của tôi đấy. Có lúc tôi đựng cái nơ, cái kẹp tóc. Có lúc tôi đựng tờ giấy gấp 8. Lúc bỏ cái kẹo cao su. Đôi lúc có hai nghìn đồng bạc, tiền mẹ cho uống nước. Hàng cúc trắng như những ngôi sao.
Đặc biệt, cái áo tỏa ra một mùi thơm dễ chịu. Đó không phải là mùi thơm của nước hoa, mà là hương thơm của tình chị em. Cái áo đã thấm mồ hôi của hai chị em. Cái áo đã thấm hương thơm tình nghĩa. Chị Tâm học giỏi, tính chị hiền thảo, dịu dàng. Mỗi lần mặc áo đến trường, tôi thấy sung sướng, cảm thấy chị gái đã truyền cho tôi bao nghị lực và tình thương mến.
Cái áo tôi mặc đến lớp hôm nay tuy đã cũ nhưng rất đậm đà tình nghĩa và thật đáng yêu.
Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường.Ôi!Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay,vừa vặn cho em mặc.Chất liệu làm bằng vải co tông,sờ vào thật mịn màng.Cổ áo có hình giống như trái tim.Bâu được làm kiểu lá sen trông thật là đẹp.Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút.Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long,đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc,chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ – hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn.Nẹp áo dày với hai lớp,bên trái,kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường,tên lớp và tên học sinh,tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa.Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy.Hàng khuy may năm lỗ,luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh.Nút áo bằng nhựa,em rất thích những anh bạn nút,có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng,lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay,làm em tìm mãi mới thấy.Đường chỉ của áo được may đều đặn,thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng.Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy.Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng:”Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm,nhé con!”Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập.Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa"
k mình nha
Có những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm: Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm. Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:- Bố khó thở quá! Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé! Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi: - An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi! Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc. Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất. Nhưng mẹ lại an ủi tôi:- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà. Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc. Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa. Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.
Nguyệt Cầm thân mến!
Mình viết thư thăm bạn đây. Bạn có khỏe không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm phải không? Mình nghe mẹ mình kể về bạn nhiều lắm. Chưa gặp bạn mà mình đã cảm mến bạn rồi đây. Hè này, mẹ mình nói cho mình hay là dì Hồng sẽ đưa Nguyệt Cầm về nhà mình chơi. Vậy là chúng mình sắp gặp nhau rồi đấy. Mình mong đến hè quá chừng!
Nguyệt Cầm ơi! Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay, có thể nói là rất trù phú. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mùa thì thích lắm. Màu vàng trải dài lút cả tầm mắt. Trên các thửa ruộng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm, tung những cọng rơm lên trời và những chiếc xe bò hối hả lăn bánh chuyển thóc về sân phơi, trông thật nhộn nhịp. Thôn quê bận bịu nhất vẫn là những ngày thu hoạch. Tuy vất vả nhưng nét mặt ai cũng toát lên vẻ phấn khởi, tươi vui như đi dự hội vậy. Bạn xuống chơi cho biết thế nào là thôn quê và niềm vui của những ngày mùa ở quê mình nhé! Mình dừng bút đây. Chờ tin bạn nhiều.
bạn bè
ký tên
Trước sân trường em có nhiều loại cây được trồng từ lâu năm như cây xà cừ, cây bàng, cây bằng lăng, cây phương. Nhưng em vẫn dành tình cảm nhiều nhất cho cây phượng, có lẽ vì nó nằm ngay bên ngoài khung cửa sổ lớp em.
Cây phượng có từ bao giờ em cũng không biết nữa, chỉ biết rằng từ lúc em bước vào mái trường này đã thấy cây phượng sừng sững từ bao giờ. Cây phượng cao quá mái ngói của trường, xòe tán rộng, lòa xòa trên mái.
Thân cây phượng xù cù, màu nâu thẫm, thi thoảng có nổi lên những cục to tròn như cái bướu. Một tay của em là có thể ôm được thân phượng vào lòng. Cây phương đứng bên cạnh khung cửa sổ, vẫn bình lặng từ ngày này qua ngày khác như các loại cây khác. Cây phượng có những chiếc lá bé xíu, khi sờ tay vào lá sẽ cụp lại, giống như cây trinh nữ. Nhưng lá của cây phượng to hơn lá của cây trinh nữa. Mỗi khi có làn gió lùa đến, những chiếc lá bé xíu rơi rụng theo, đậu lại trên mặt đất.
Mọi người vẫn bảo mùa hè là mùa của hoa phượng, mùa của màu đỏ rợp kín cả một góc trường. Màu hoa phượng còn là màu của sự chia ly, của rời xa của bao thế hệ tuổi học trò. Hoa phượng có màu đỏ, 5 cánh màu đỏ tươi, nhụy hoa màu vàng chụm lại thành một bông khoe sắc giữa tiết trời oi nực của mùa hè.
Hoa phượng bắt đầu nở vào tháng 5, khi sân trường dần dần thưa vắng, học trò chào tạm biệt nhau bước vào một kỳ nghỉ hè mới. Lúc ấy, hoa phượng nở, nhắc nhở học trò luôn nhớ về nhau, nhớ về mái trường. Hoa phượng đẹp nhưng buồn, buồn vì mùa hè hoa phượng nằm im lìm một mình trên gốc cây, thi thoảng lại rơi rụng trước sân trường.
Gốc cây phượng lòa xòa mặt đất, bò lổm ngổm như những con rắn khổng lồ đang bò trên mặt đất.
Đám học trò bọn em vẫn nhặt những cánh hoa phượng rơi xuống mặt đất để ép vào trang vở trắng tinh đến lúc nào khô thì lấy ra. Những cánh hoa được ép mỏng tang, khô và dễ vỡ. Học trò vẫn bảo đó là loài hoa lưu giữ những kỉ niệm.
Chúng em sắp phải rời xa mái trường, sắp phải bước sang một chặng đường mời. Nhưng có lẽ hình ảnh cây phượng trên sân trường, bên cạnh cửa sổ vẫn luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm học trò.
LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, Tiếng Việt hoặc Ngữ Văn và KHÔNG ĐƯA các câu hỏi linh tinh gây nhiễu diễn đàn. OLM có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến Toán, Tiếng Việt và Ngữ Văn, các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
Thấy chuột hay ăn vụng của người, mèo tức lắm. Nó liền nghĩ ra cách dạy cho chuột một bài học để hễ nhìn thấy mèo là phải sợ.Một hôm,nó nấp đằng sau khoanh thóc và chờ đợi.Chỉ một lúc,những tiếng chuột kêu đã lấp đầy khoảng không gian yên lặng ban đầu,nhưng mèo ta không có vội đâu!Đợi cho lũ chuột đã tới và ăn thóc một lúc no căng bụng,chú nào chú nấy ra vẻ thỏa mãn lắm!Mèo khẽ đứng dậy,rón rén lại gần lũ chuột,nhưng chuột kia chẳng sợ gì cả."Hừ,con mèo kia chắc sắp ăn thóc của ta đây!Mà thôi,dù sao ta cũng no rồi,mặc kệ nó.Cho nó ăn một chút vậy.Nhưng chắc nó phải hạnh phúc lắm vì đã được ăn thóc của đại ca chuột này.Ha ha ha."- Nói rồi lũ chuột lăn ra ngủ,chẳng quan tâm tới mèo nữa.Mèo vểnh hai đôi râu trắng,dài lên cao tỏ ý khinh thường,bộ lông lâu nay mềm mượt bỗng xù lên,đôi mắt mèo sáng quắc.Rồi nó nhảy vào,cắn xé bọn chuột ngu ngốc suốt ngày ăn vụng.Những tiến "chít....chít......."vang lên một cách thảm thương.Lòng mèo bỗng chùng xuống,nó dừng lại,hai đôi râu và bộ lông lại trở về trạng thái bình thường.Miệng mèo dường như nhuộm đỏ được nhuộm đỏ bằng máu.Mèo ta đã để cho chú chuột cuối cùng thoát mất,nhưng nó không quan tâm,nó chỉ nghĩ về việc nó vừa làm.Nó cũng giống như những con chuột ấy,chỉ là những loài vật nhỏ bé,nếu nó có thể giết chết loài chuột nhỏ hơn nó thì sẽ có một loài động vật lớn hơn có thể giết chết nó.Và mèo bỏ đi,để lại sau lưng một nỗi buồn vô bờ bến.Nhưng dù sao,kế hoạch của chú mèo đã thành công rực rỡ.Từ đó về sau,mỗi khi gặp mèo,lũ chuột cũng phải khiếp sợ như mèo ta từng mong ước...........