kể lại hành động của bà già trong bài thơ Nàng Tiên Ốc schs giáo khoa Tiếng Việt 4 tập một, trang 18
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con cua con rồng = Con công con rùa
Con cóc con sáo = Con sóc con cáo
Con cáo con bò = Con báo con cò
Con sóc con cò = Con cóc con sò
Con sò con báo = Con bò con sáo
Con bọ con nhồng = Con nhộng con bò
Bạn không nên ra những bài nhố nhăng đây là nơi để học đấy
Iapham phuong anh:
Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc vể một người có tàl.
* Tham khảo câu chuyện dưới đây:
Sáng chủ nhật vừa qua, em được ba chở đi chơi từ cảng Sài Gòn, qua lưu niệm Nhà Rồng sang đến vườn hoa trước cửa uỷ ban Nhân dân thanh phố. Xung quanh tượng đài Bác Hồ, rất đông các bạn thiếu nhi trạc tuổi em đang tung tăng dạo chơi cùng cha mẹ. Hàng trăm trái bóng đủ màu sắc bay lượn trong nắng sớm lung linh trông thật vui mắt. Lát sau, ba đưa em đến nhà sách Xuân Thu trên đường Đồng Khởi để mua bộ truyện tranh Harry Potter. Từ xa, em đã nhìn thấy một nhóm người đang sôi nổi bàn tán về một điều gì đó. Đến gần, em không thể tin vào điều đang xảy ra trước mắt một hoạ sĩ đang vẽ tranh bằng bàn chân phải.
Đó là một người đàn ông tật nguyền. Nhìn anh, người ta rất khó đoán tuổi gương mặt sạm nắng đầy những vết nhăn khắc khổ, trái ngược hẳn với đôi mắt đen sáng và nụ cười hồn nhiên như nụ cười trẻ thơ. Em đoán anh ấy khoảng hơn ba mươi tuổi, nhưng thân hình còm cõi của anh không bằng đứa trẻ lên mười.
Anh mặc bộ quần áo màu tím than đã cũ. Hai ống tay áo rủ xuống lòng thòng, che kín đôi cánh tay bị liệt. Tất cả “xưởng vẽ” của người hoạ sĩ ấy nằm gọn trong một miếng nilông trải trên mặt đất. Hàng chục bức tranh bày la liệt trước mặt: hoa và chim, hồ cá cảnh với những chú cá vàng lộng lẫy đang tung tăng bơi lượn, bầu trời xanh thẳm và cánh diều trắng chấp chới bay, đồng lúa xanh trải rộng tới chân trời làm nền cho chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo... Mọi người xúm quanh xem tranh và đặc biệt là xem anh vẽ.
Anh quặp chặt cây bút lông vào giữa ngón chân cái và ngón thứ hai của bàn chân phải. Khay màu nước để bên cạnh. Bàn chân trái đè chặt tờ giấy. Bàn chân phải làm việc nhanh nhẹn, thành thạo như một bàn tay lành lặn. Sau một nét bút, một cánh hoa hiện lên. Hoa loa kèn trắng, hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng... cắm trong chiếc bình màu men ngọc, đặt trên mặt bàn trải tấm khăn màu xanh nhạt. Anh vẽ rất nhanh và pha màu cũng rất khéo. Một bức tranh tĩnh vật đã hoàn thành trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.
Ba em gợi chuyện và được anh cho biết là anh từ một tỉnh xa xôi ngoài Bắc vào đây kiếm sống. Anh không muốn nhờ vả, làm phiền người quen mà tự nuôi thân bằng công sức, tài năng của chính mình. Em thật sự xúc động khi nghe anh nói là để vẽ được như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua hơn mười năm trời khổ luyện.
Thấy em thích bức tranh, ba đã mua tặng cho em. Ở góc bức tranh, em đọc thấy dòng tên: Nguyễn Quyết Tiến. Có thể đó là tên thật hoặc cái tên anh tự chọn cho mình. Con người ấy, cái tên ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng sâu đậm. Em treo bức tranh ngay trước bàn học và mỗi lần nhìn vào đó, em như thấy mình được tiếp thêm nghị lực. Hình ảnh người hoạ sĩ tật nguyền luôn nhắc nhở em rằng hãy biết vượt lên số phận và chiến thắng những gian nan, thử thách trên đường đời
^_^
Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện “Người bán quạt may mắn”. Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà tâm sự với ông rằng, từ sáng đến giờ chưa bán được một cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, ông Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ đề thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng tinh của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông Vương phải bồi thường, ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột vì không còn nữa mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ, chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh bán chạy như thế.
Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-lai-mot-cau-chuyen-ve-mot-nguoi-co-tai-34-1924.html
Xung quanh em, mọi vật dụng, mọi đồ dùng đều có ích. Chiếc đồng hồ tích tắc báo thức, tờ lịch treo tường lặng lẽ đếm tháng ngày, chiếc giá sách chứa đựng cho em nhiều nguồn tri thức, chiếc chăn bông mang đến cho em những giấc ngủ ấm êm. Còn chiếc bàn gỗ là nơi để em ngồi học tập. Chiếc bàn gỗ ấy gắn bó với em suốt bốn năm rồi.
Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ rộng cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Bố kê chiếc bàn này ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của véc -ni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Conan”…
Bàn tuy cũ nhưng cuối năm học lớp Ba vừa qua, bố đã cho thợ đến sửa lại chiếc bàn. Lạ thay , bây giờ , nó trông như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi dầu sơn véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ xinh xinh.
Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.
Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.
Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.
Cứ mỗi dạo tháng tư về, những hạt mưa đầu mùa đã bắt đầu lất phất, rồi đến những cơn mưa rào như rửa sạch những hạt bụi vương trên những cành cây, cây cối đang sung sướng vươn mình đón lấy những giọt nước mát như gội rửa những cái nắng chói chang, oi bức mà tháng 3 để lại. Ấy cũng chính là thời gian mà những cây xoài trứơc hiên nhà tôi lại đơm hoa kết trái.
Đứng trước hiên nhà, ngước nhìn lên cao tôi chỉ toàn thấy một màu xanh. Nhìn kỹ lắm, lâu lắm mới có thể nhận ra màu xanh đậm của những chiếc lá và màu xanh mơn mỡn, tươi tắn của những trái xoài non. Chúng quấn quýt với nhau như đang sợ phải xa rời. Cành xoài như một cánh tay lực lưỡng vươn dài vững chắc, đón lấy và che chở những trái xoài bắt đầu to dần nặng dần theo ngày, theo tháng. Tất cả đang rũ xuống về một hướng như cô gái đang xõa mái tóc mượt mà của mình đang trải lòng mình về một nơi nào đó xa xăm….
Cây xoài ấy, nếu ông tôi không kể thì tôi cũng chẳng biết nó được trồng khi nào, đã qua bao nhiêu lần đơm hoa, kết trái, đã qua mấy bận truân chuyên để giữ lại cho gia đình tôi bây giờ một món quà lưu niệm đáng quý về những ngày tháng vất vả, khó nhọc của ông.Cây xoài này được ông tôi trồng bằng hạt chứ không phải bằng xoài cắt nhánh như bây giờ. Hạt xoài ông mang về từ những ngày đi gặt lúa mướn, phải chăm bón rất vất vả nó mới được cao lên, vậy mà nó không chịu cho trái. Bà tôi thấy vậy, bảo ông tôi chặt bỏ đi nhưng ông không nỡ và vẫn tin một ngày nào nó sẽ cho ông quả xoài ngon như ông từng được ăn. Nó may mắn được cứu sống, hình như nhờ vậy nó mới chịu có trái. Nó là cây ăn quả đầu tiên mà ông tôi trồng được.
Mẹ tôi bảo ngày đầu tiên mẹ về với cha thì cây xoài trước hiên đã bắt đầu đơm hoa, nhưng cây xoài ngày ấy nó không cao và nghiêng về phía nhà mình như bây giờ. Nó đứng thẳng, sum xuê lá và chi chít những bông li ti, vàng óng. Rồi ngày mẹ bắt đầu có tôi trong bụng, mẹ đã được ăn những trái xoài thật ngon, ấy thế chả nhẽ chẳng phải là tôi đã được ăn từ lúc còn trong bụng mẹ sao?
Thời gian dần dần đi qua, cây xoài đã qua mấy độ thu đến xuân về, không biết được bao nhiêu tuổi, nhưng hình như nó đã bị chia bớt tình cảm cho những cây cam, quýt…xung quanh nhà, hình như nó đang bị lãng quên. Nhưng ông tôi thì không quên nó, ông vẫn chăm bón nó thường xuyên, lâu lâu lại phun thuốc mấy con rầy đen bám trên lá,trên trái .
Rồi tôi lớn lên, tôi đã được chứng kiến tận mắt những ngày mùa xoài đến khi tôi lên sáu tuổi, cây xoài từ những bông nhỏ vàng lấm tấm rồi đến những trái xanh non, và những chùm xoài chín vàng óng ánh được giở lồng tre đem xuống, trông thật là ngon và hấp dẫn mà chưa chắc một loại xoài nào bây giờ có được. Được thưởng thức một quả xoài chín mọng, được nghe ông tôi kể về cây xoài này, tôi càng cảm thấy quý nó và yêu ông tôi thêm. Lúc nhỏ, tôi là một đứa con gái bướng bỉnh mà quậy phá y hệt là con trai. Có một lần không nhớ rõ việc gì mà tôi đã làm ông tôi giận, ông xách cây roi rượt tôi chạy vòng vòng nhà, chạy mệt mà đường cùng rồi, tôi leo tót lên cây xoài rôi vẫy tay với ông. Thật hết biết nói, nhưng ông tôi thấy cây cao, sợ tôi ngã nên năn nỉ tôi leo xuống, thế là ông hết giận.
Mười mấy năm trôi qua, cây xoài lớn dần lên, cao lên, to ra, tôi và em tôi nắm tay nhau mới vòng hết thân cây xoài. Nó lớn hơn tôi cả chục tuổi vậy mà lá vẫn xanh, mùa nào ra trái cũng to, ăn cũng ngọt đậm đà, lạ thiệt. Cho đến khi một cơn bão lớn ở đâu ập tới bất ngờ, gió thổi mạnh, mọi cây cối xung quanh nhà ngã rạp, và cây xoài không đủ sức chống chọi với sức gió mạnh đã ngã về phía hiên nhà, tán lá rũ về một phía. Cơn bão đi cũng là lúc cuộc sống của gia đình bắt đầu thiếu vắng ông bởi cái quy luật sinh tử của tạo hóa đã vĩnh viễn cướp mất ông trong cuộc sống thường nhật của gia đình.
Ông tôi mất, cây xoài vẫn đứng đó nhưng hình như trông có vẻ nó già cỗi đi vì không ai săn sóc, lớp vỏ ngoài thân xù xì, nâu sạm đi. Tuy vậy, nó vẫn đứng ngày ngày trong nắng, trong gió, trong cái cuộc sống bình dị hằng ngày cùng với gia đình tôi nhưng tôi có thể cảm nhận được trong nó có chút gì đó u buồn, cô đơn khi nghe những tiếng xào xạc trên lá trong mỗi chiều tắt nắng.
cây xoài cao 2m thân gỗ có khoảng 33 chiếc lá nó hay bị sâu bệnh và thường chết nên tốt nhất mọi người nên chặt nó đi