K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5

Vị trí và giới hạn vùng biển Việt Nam được xác định dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Dưới đây là thông tin cụ thể:


1. Vị trí vùng biển Việt Nam:

  • Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với Biển Đông.
  • Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260 km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Nam.
  • Biển Đông là một trong những vùng biển lớn nhất thế giới, có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, giao thông hàng hải và an ninh quốc phòng.

2. Giới hạn các vùng biển Việt Nam (theo UNCLOS 1982):

Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với các vùng biển sau:

a. Nội thủy:

  • Là vùng biển nằm phía trong đường cơ sở (được xác định dọc theo bờ biển và các đảo ven bờ).
  • Nội thủy được xem như lãnh thổ trên đất liền, nhà nước có chủ quyền tuyệt đối.

b. Lãnh hải (12 hải lý):

  • Tính từ đường cơ sở ra đến 12 hải lý (~22,2 km).
  • Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn, bao gồm cả tài nguyên, an ninh, pháp luật.

c. Vùng tiếp giáp lãnh hải (12 hải lý kế tiếp):

  • Từ ranh giới lãnh hải ra đến 24 hải lý.
  • Việt Nam có quyền kiểm soát để ngăn chặn vi phạm pháp luật, như thuế quan, nhập cư, môi trường, v.v.

d. Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ - 200 hải lý):

  • Từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý (~370 km).
  • Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật (như dầu khí, khoáng sản...).
  • Các quốc gia khác được quyền tự do hàng hải, bay qua, đặt cáp ngầm nhưng phải tuân thủ luật Việt Nam và quốc tế.

e. Thềm lục địa:

  • Có thể mở rộng ra ngoài 200 hải lý nếu có điều kiện địa chất phù hợp.
  • Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, không bao gồm cột nước phía trên.

3. Một số thực thể biển quan trọng:

  • Quần đảo Hoàng Sa (do Trung Quốc chiếm đóng) và quần đảo Trường Sa (có tranh chấp giữa nhiều nước, Việt Nam đang kiểm soát một số thực thể).
  • Đây là những khu vực có tranh chấp chủ quyền gay gắt và phức tạp tại Biển Đông.
15 tháng 5

woa chịu

Tham khảo

Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông Biểm lớn, tương đối kín Diện tích vùng biển nước ta rộng gần1triệu km2. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á

Đặc điểm khí hậu và hải văn biển

Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.

- Chế độ gió:

+ Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại đạt tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn.

+ Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt:

+ Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là trên 23 o c.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100- 1300 mm/năm. Ví dụ: lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

- Dòng biển:

+ Trong Biển Đông có hai hải lưu lớn, một hải lưu hướng đông bắc - tây nam phát triển mạnh trong mùa đông và một hải lưu hướng tây nam - đông bắc hoạt động trong mùa hè. Cả hai hải lưu đó hợp thành một vòng tròn thông nhất. Ngoài ra, trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan còn có hai vòng hải lưu nhỏ, hướng thay đổi theo hướng của gió mùa. 

+ Cùng với các dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.

- Chế độ triều: Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới. Ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

18 tháng 2 2022

Cop trắng trợn y hệt bài trên >:)

22 tháng 3 2021

Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú về ngoại hình, đa dạng về chủng loại

Có khoảng 500 điểm quặng và tụ của gần 60 loại khoáng sản trong đó có nhiều loại đã được khai thác. 

VN là nc giàu khoáng sản vì: 

- VN nằm trên những chỗ nhiều mảng kiến tạo, những mảng ép nên tạo ra mỏ than còn những cỗ tách dãn tạo ra mỏ dầu 

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là TBD và ĐTH 

22 tháng 3 2021

 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

 a. Đất liền: diện tích 331.212 km2

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

- Tiếp giáp:

          + Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

            + Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

            + Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

            + Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

  - Nằm trong khu vực múi giờ số 7.

  - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

 b. Phần biển:

- Diện tích trên 1 triệu km2 trên biển Đông.

- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

 - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

 - Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

 - Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.



 

24 tháng 7 2018

Diện tích, giới hạn

- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông (có diện tích khoảng 1 triệu km2). Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

- Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3447000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.

22 tháng 5 2016

* Phần đất liền:

Cực Bắc: 23023/B-105020/Đ

Cực Nam: 8034/B-104040/Đ

Cực Tây: 22022/B-102010/Đ

Cực Đông: 12040/B-109024/Đ

-Từ Bắc vào Nam phần đát liên kéo dài khoảng 15 vĩ độ,khí hậu nhiệt đới.

-Từ Tây sang Đông phần đát liền nước ta mở rộng khoảng 7 vĩ độ.

-Diện tích đất tự nhiên là 331212 km2

* Phần biển:

Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km2 với hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa.

* Vùng trời:

Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta;Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới,trên biển là ranh giới bên goìa của lãnh hải và không gian của các đảo.

* Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên.

- Nằm trong vùng nội chí tuyến

- Trung tâm khu vực Đông Nam Á

- Cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và cấc quốc gia Đông Nam Á hải đảo.

Nơi giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

23 tháng 2 2017

Cực Bắc:23o23'B

10 tháng 4 2021

- Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: Điểm cực Bắc là 23o23’B, 105o20’Đ; điểm cực Nam là 8o34’B, 104o40’Đ; điểm cực Tây là 22o22B, 102o10’Đ, điểm cực Đông là 12o40’B, 109o24’Đ. 

- Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2. 

- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Về mặt tự nhiên: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. 

10 tháng 4 2021

 a. Đất liền: diện tích 331.212 km2

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

- Tiếp giáp:

          + Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

            + Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

            + Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

            + Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

  - Nằm trong khu vực múi giờ số 7.

  - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

 b. Phần biển:

- Diện tích trên 1 triệu km2 trên biển Đông.

- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

 - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

 - Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

 - Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.


 

- Diện tích giới hạn: Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 và là một phần của biển Đông.

- Đặc điểm khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

21 tháng 3 2023
Điểm cực Bắc : vĩ độ 23*23′B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,Điểm cực Nam : vĩ độ 8*34′B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.Điểm cực Tây : kinh độ 102*9′Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Điểm cực Đông : kinh độ 109*24′Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.    

(* : độ)

24 tháng 2 2019

Vị trí và giới hạn lãnh thổ

a) Vùng đất liền

Diện tích đất tự nhiên của nước ta, bao gồm đất liền và hải đảo là 331 212 Km2

(Niên giám thống kê 2006).

b) Vùng biển
Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. Các đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa II
c)Vùng trời
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
d) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
Vị trí địa lí có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi đặc điểm của môi trường tự nhiên nước ta.
Những điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

11 tháng 3 2021

Tham khảo! Nguồn: Tài liệu của hoc24

a) Vị trí địa lí giới hạn:

*Vùng đất:

Điểm cực

Địa danh hành chính

Vĩ độ

Kinh độ

Bắc

Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

23o23’B

105o20’Đ

Nam

Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

8o34’B

104o40’Đ

Tây

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

22o22’B

102o09’Đ

Đông

Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà

12o40’B

109o24’Đ

 - Diện tích đất tự nhiên của nước ta, bao gồm đất liền và hải đảo là 331 212 km2

*Vùng biển:

 - Phần biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2.

-  Hai quần đảo lớn: Trường Sa và Hoàng Sa

*Vùng trời

- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.

b) Hình dạng lãnh thổ

- Việt Nam có lãnh thổ hình chữ S

 - Phần đất liền từ Bắc → Nam tới 1650 km. Nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông là Quảng Bình, chưa đầy 50 km.

- Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3.260 km, đường biên giới trên đất liền dài 4600km.

 - Biển nước ta mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.

11 tháng 3 2021

helo

hehe

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
3 tháng 11 2023

- Điểm cực Bắc: 23023’B , 105020’Đ

- Điểm cực Nam: 8034’B, 104040’Đ

- Điểm cực Tây: 22022'B, 102010’Đ

- Điểm cực Đông: 12040’B,  109024’Đ

Phần đất liền

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

- Diện tích tự nhiên 329247 km2, nằm trong khu vực múi giờ số 7.

- Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

Phần biển

- Biển nước ta nằm ở phía Đông phần đất liền.

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 trong tổng diện tích gần 3,5 triệu km2 của biển Đông.

- Gồm 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên

- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

- Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.