K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5

Hình ảnh nàng tiên áo xanh trong văn bản "Cánh diều tuổi thơ" mang ý nghĩa biểu tượng cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và ước mơ. Nàng tiên áo xanh là hình ảnh của sự tưởng tượng, khát khao tự doniềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cô ấy là người dẫn dắt, bảo vệ tuổi thơ khỏi những khó khăn, khắc nghiệt, đồng thời là biểu tượng của sự bảo bọc và nâng đỡ trong hành trình trưởng thành.

4 tháng 12 2016

Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.
Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một…
Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi… Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều – “ Bay đi, diều ơi, bay đi…!”

4 tháng 12 2016
“…Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm mùa nước bên sông…”
Bạn sẽ cảm thấy gì khi nghe bài hát này lúc khuya vắng hay lúc lòng mình đang ngổn ngang cảm xúc? Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác đó, chỉ biết nó làm cho Tôi cảm thấy nhớ nhà da diết, hoặc muốn làm một cái gì đó vĩ đại hoặc cũng chẳng muốn làm gì cả. Và lúc đó Tôi chỉ biết lang thang trên các con ngõ nhỏ gần nhà trọ để nhìn sâu thẳm vào trời đêm!
Cuộc sống bon chen chốn Đô thành khiến con người ta cứ phải gồng mình nên để gánh chịu những áp lực của đời sống vật chất và tinh thần, sự ngột ngạt của không khí, sự chật chội sinh hoạt hàng ngày. Và nhiều nhiều những thứ khác nữa khiến cho con người ta thật khó tìm được những phút giây thảnh thơi. Những lúc đó Tôi thường nghĩ về Quê hương, về những năm tháng đã đi qua.
Những tháng ngay còn đi học thường rất hay về thăm quê. Nhưng khi đi làm thì việc về quê cứ ít dần đi theo năm tháng bởi nhiều lý do khác nhau. Và cũng vì thế mà những ngày được về quê thật đáng quý biết bao. Một bầu trời thanh bình và dịu mát , không khí thật trong lành và tình người cũng thật ấm áp…Tôi muốn được tận hưởng cái thời gian ấy thật nhiều, thật nhiều, những con đường đầy cỏ dại, những lùm cây xanh và cả con sông nhỏ dẫu không còn thơ mộng như ngày nào. Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn tạo cho chúng ta những cảm giác tuyệt vời hơn khi phải sống ơ những nơi mà “Mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu”
Tuổi thơ đi qua thật nhanh, giờ đây chỉ còn là kỷ niêm, và nó đang bị mờ nhạt dần bởi cuộc sống đời thường. Cuộc sống hiện tại là sự chen lấn và xô đẩy đến khắc nghiệt và Tôi không thể thoát nổi khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Những kỷ niệm đó dần qua đi để nhường chỗ cho những nếp nhăn của sự nhọc nhằn đang dần được hình thành. Nghe thì thật xót xa, nhưng các bạn và Tôi vẫn đang chấp nhận nó đó thôi, chấp nhận nó như một quy luật của tạo hoá.
Nhìn các thế hệ đàn em đang ngày càng khôn lớn, rồi nó sẽ như chúng ta, hoặc hơn chúng ta (?!) Nhưng thật khó tìm lại hình ảnh của chúng ta qua đó, bởi cuộc sống bây giờ của chúng đã khác xa chúng ta rồi. Đó cũng là niềm vui khi càng ngày cuộc sống càng được nâng cao, nhưng cũng không khỏi chạnh lòng khi thấy mình đang mất dần đi những kỷ niệm đáng yêu đó. Còn đâu những trò chơi khăng, đánh đáo, hay là những trò nghịch đất nặn lên những đồ vật ngây thơ theo đúng suy nghĩ trẻ thơ… giờ đây là những đồ chơi điện tử, games, và cả những truyện tranh đầy hình ảnh bạo lực
Cuộc sống là như vậy, Các bạn và Tôi sẽ sống như thế nào đây nếu chỉ ngồi đó mà suy nghĩ và hoài niệm. Đó chỉ là những phút giây khiến ta mềm lòng mà thôi.
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Rồi đây công việc lại tiếp diễn theo những quy luật của nó và cả những chu kỳ riêng của mỗi người. Ngày lại qua ngày…
 
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ IMÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:CÁNH DIỀU TUỔI THƠ“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời....
Đọc tiếp
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ IMÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:CÁNH DIỀU TUỔI THƠ“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.                             (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)Câu 1:Cho biết đoạn ngữ liệu trên thuộc thể loại văn bản nào ?  (Biết)A. Tuỳ bútB. Hồi kíC. Truyện D. Tản vănCâu 2: Nối cột A tương ứng với cột B về đặc điểm thể loại của văn bản (Biết)A B1.Tùy bút A. Các tác phẩm tự sự nói chungcó nhân vật, cốt truyện và lời kể.2. Tản văn B. Là ghi chép lại bằng trí nhớ những sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ đã để lại ấn tượng mạnh.3. Truyện C. Là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh.4. Hồi kí D. Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng, đời sống thường nhật.Câu 3:Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào?(Biết)A. Dòng sôngB. Cánh diềuC. Cánh đồngD. Cánh còCâu 4:Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” có cụm từ “một thảm nhung khổng lồ” thuộc cụm từ nào sau đây? (Biết)A. Cụm danh từB. Cụm động từC. Cụm tính từD. Không phải là cụm từ loạiCâu 5: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ?(Biết)A. Cánh diều mềm mại như cánh bướmB. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.C. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
0
23 tháng 4 2023

Ước mơ là những khát vọng, mục tiêu và mong muốn trong cuộc sống của mỗi chúng ta.Vai trò của ước mơ rất quan trọng trong cuộc sống của con. nó là động lực hay hay cảm hứng để ta tiến tới và đạt được thành công trơng cuộc sống hiện tại và tương lai.Các ước mơ có thể giúp ta tạo nên một tương lai tươi sáng, đem lại niềm tin và hi vọng. Ước mơ có thẻ giúp ta tìm ra sứ mệnh của mình trong cuộc, định hướng và tạo ra một kế để đạt được mục tiêu của chính mình. Ước mơ đóng vai trò quan trọng trong đời, giúp ta tìm được mục tiêu mà bản thân hướng, động lực để phấn, cố gắng và đạt được thành công trong cuộc sống

Mình chỉ làm đoạn văn thôi phần còn lại bạn tự làm nhé hihi

16 tháng 10 2016

- Bài thơ bánh trôi nước có đặc điểm giống với ca dao than thân là:

Bắt đầu bằng cụm từ "Thân em" và đều nói về nỗi khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

- Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả là "vừa trắng lại vừa tròn".

Bài thơ gợi lên hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh, phúc hậu nhưng có cuộc sống bấp bênh, chìm nổi, cuộc sống phụ thuộc vào các đấng mày râu. Nhưng dù cuộc sống như thế nhưng những người phụ nữ trong xã hội xưa vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Qua đó ta thấy bài thơ đã miêu tả và khẳng định những nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

- Trong hai hình ảnh trên hình ảnh thứ hai đã quyết định ý nghĩa giá trị của bài thơ. Vì nghĩa trên là phương tiện để tác giả chuyển tải ý nghĩa thứ hai. Nhờ ý nghĩa thứ hai mà bài thơ có giá trị tư tưởng và có những ý nghĩa sâu sắc hơn.

 

16 tháng 10 2016

có ng làm rồi bn ơi

28 tháng 12 2022

Câu 1 : Tuổi thơ của tôi thì không gắn với những thứ đồ điện tử vì sự quan tâm của gia đình , tôi thường hay ra chơi những trò chơi dân gian như là : ô ăn quan , cò cò , kéo cưa lưa xẻ ,..... 
Câu 2 : Tôi đồng ý với ý kiến trên . 
Trong mỗi chúng ta đều có ước mơ , đều có mong ước rằng mình sẽ như này và như nọ , tôi cũng vậy , từ những kí ức tuổi thơ hay những điều mà tôi hay thấy ở ngoài đời sống đều tác động mạnh mẽ đến tôi , nó như là một người bạn thúc đẩy tôi và nhờ vậy tôi có thể dễ dàng có mục tiêu rõ ràng và luôn sẵn sàng trang bị cho mình kiến thức để hoàn thành mục tiêu đó
( ý kiến riêng , còn nếu em muốn thay đổi thì vẫn oge nhe =)))

Họ và tên:Lớp :Trường :PHIẾU HỌC TẬPBây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về...
Đọc tiếp

Họ và tên:

Lớp :

Trường :

PHIẾU HỌC TẬP

Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?

Trả lời:

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?

Trả lời:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

Trả lời :

-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.

5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế

Trả lời:

-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

5
9 tháng 12 2016

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

21 tháng 12 2016

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho