
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


này Quyết hè đã đến rồi, chúng ta có biết bao hoạt động và điều thú vị để làm. sao cậu lại buồn bã như vậy? nào đừng buồn nữa, chúng ta cùng chơi, tận hưởng một mùa hè sôi động với bao trò chơi: nào là thả diều, bơi lội, vẽ tranh,... đừng ủ rũ nữa cùng chúng mình đi chới nhé
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ^.^

Lập kế hoạch hoạt động cho CLB Sách của lớp 6 không chỉ giúp bạn tổ chức công việc một cách có hệ thống, mà còn giúp các thành viên trong CLB tham gia vào các hoạt động học tập và giải trí liên quan đến sách. Dưới đây là một bản soạn văn ngắn gọn để giúp bạn bắt đầu: Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi hoạt động của CLB Sách Mục tiêu: Tạo ra một môi trường học tập và trao đổi về sách, khuyến khích tình yêu đọc sách và phát triển kỹ năng đọc, viết cho các thành viên trong CLB. Phạm vi hoạt động: Tổ chức các buổi họp, thảo luận, trao đổi sách, tổ chức các hoạt động đọc sách, viết báo cáo, thi viết văn, và tham gia vào các hoạt động quảng bá sách. Bước 2: Xác định các hoạt động cụ thể Tổ chức buổi họp: Hằng tuần hoặc hằng tháng, tùy thuộc vào lịch trình của lớp. Buổi họp sẽ là nơi các thành viên cùng nhau thảo luận về sách đã đọc, chia sẻ cảm nhận và gợi ý sách hay để mọi người có thêm nguồn cảm hứng. Tổ chức buổi đọc sách: Lập kế hoạch để các thành viên trong CLB đọc sách cùng nhau. Có thể chọn sách cụ thể hoặc để mỗi người tự chọn một quyển sách mà họ quan tâm. Sau đó, mọi người có thể trao đổi về nội dung sách và chia sẻ những điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm. Tổ chức hoạt động viết văn: Sắp xếp các buổi viết văn nhỏ để các thành viên trong CLB có thể thực hành viết và chia sẻ những bài viết của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết và khuyến khích sáng tạo văn hóa trong CLB. Tham gia vào các hoạt động quảng bá sách: Tổ chức buổi triển lãm sách trong trường, tham gia vào các cuộc thi viết văn, hoặc tổ chức buổi tọa đàm với các tác giả, nhà văn, hoặc nhà xuất bản sách. Bước 3: Lập lịch trình hoạt động Xác định ngày và giờ tổ chức các hoạt động. Hãy chắc chắn rằng lịch trình phù hợp với lịch học và hoạt động khác của lớp. Gửi thông báo cho tất cả các thành viên trong CLB về lịch trình hoạt động và nhắc nhở về sự tham gia. Bước 4: Đánh giá và cải thiện Sau mỗi hoạt động, tiến hành đánh giá để xem hoạt động đã diễn ra như mong đợi hay chưa và nhận phản hồi từ các thành viên trong CLB. Dựa trên phản hồi và kinh nghiệm, điều chỉnh và cải thiện kế hoạch hoạt động của CLB Sách.

mùa hè thật thú vị, các bạn nhỉ? các bạn có thấy vậy không? đối với mình mùa hè chứa đầy những kỉ niệm vui mà không kể hết. mùa hè thì các hoạt động bắt đầu như: bơi, du lịch, xem phim.... Đó là nhưng hoạt động bổ ích không kém phần vui vẻ. mà hè này chắc chắn đã nhiều người được đi bơi em cũng vậy. các bạn thấy bơi thế nào ? Nó rất vui đúng không? bởi vì nó xua tan cái ói bực mùa hè mà thì đối với trẻ con chúng mình thì rất nhiều trẻ con thích bơi. mình cũng nằm trong những số đó. Bơi thật thú vị được thoải sức làm những điều mình muốn trên mặt nước mát. Năm nay cũng cũng vậy dù không được đi du lịch nhưng thay vào đó hè này bố mẹ em đã cho em đi bơi. Đó là hoạt động mà hè này em thường xuyên làm. em còn nhớ như in ngầy đầu đi bơi của mình. nó làm cho em vui và hạnh phúc. đó là một ngày nắng ói ơi là ói, nắng như thiêu như đốt. em cùng người thân và hàng xóm rủ nhau đi bơi cho mát. 4h mọi người bắt đầu xuất phát. đích đến là ngầm nhật tiến ( tức sông thương). ở đó thật tuyệt, vừa mới dừng chân chúng em em đã thi nhảy xuống xe. gió thổi hiu hiu qua rồi ngừng lại cho ông mặt trời thổi hơi nắng. nắng còn nhảy múa ở trên mặt sông nữa. trải dài một màu vàng óng ánh. bùm! chúng em nhảy xuống nước. ban đầu lạnh lạnh em cố vận động nhiều dưới nước để ấm lên. mọi người xung quanh đang cố tập bơi - em nhủ thầm. cố gắng nữa mới bơi được chút. mệt em lên bờ nghỉ. rồi tán chuyện với chị hàng xóm. một lúc sau chúng em tiếp tục, nhìn xuống nước mới đục làm sao. mới bơi sải lại quá nắng bọn em rủ nhau sang bên kia vì có bụi tre. mọi người bơi nốt đoạn rồi quàng khăn rồi lên xe đi về. sau đó vẫn còn những lần đi nữa em đã tiến bộ vượt bậc đã biết bơi nhưng chẳng giỏi. những lần đi bơi mà chưa biết bơi em không cảm thấy buồn mà vui vì học được một ít. có câu " có công mài sắt có ngày nên kim mà" ai chưa biết bơi thì tập bơi nhiều nhé. đừng buồn dù các bạn không biết bơi nhưng các bạn bây giờ đã cố gắng sự cố gắng không ngừng nghỉ ấy sẽ giúp các bạn biết bơi ha. em rất thích mùa hè, thích đi bơi được trải nghiệm thật nhiều, em rất vui.

Quê hương em là một vùng nông thôn thanh bình, với những cánh đồng rộng bao la nhân dân sống chủ yếu làm nghề nông. Hình ảnh làng quê đẹp nhất trong em chính là hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng.
Đó là một buổi trưa hè, cái nắng gay gắt vẫn đang chiếu trên đồng ruộng và các bác nông dân vẫn đang cặm cụi làm. Xa xa, những tà áo nâu cùng những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng. Em tò mò, muốn ngắm nhìn các bác khi đang làm việc nên đi tới gần cánh đồng hơn. Đứng cách em khoảng năm mét, những cô những bác nông dân đang chăm chỉ làm đồng. Người bón phân, người cuốc đất, người bắt ốc..., tiếng cười nói râm ran xua đi cái nóng của buổi ban trưa. Em chú ý nhất là một bác nông dân đang cày ruộng. Thân hình bác tầm thước, bộ đồ màu nâu đã dính đầy bùn. Chiếc quần xắn lên tới đầu gối làm lộ ra đôi chân chắc khỏe, các cơ nổi lên rõ rệt. Từng bước đi của bác đều vững chãi, nhanh nhẹn. Bác tầm khoảng năm mươi tuổi, có lẽ do việc nhà nông vất vả nên trông bác già hơn tuổi, nét lam lũ hằn lên những vết chai sạn trên bàn tay. Khuôn mặt bác hiền hậu, vầng trán lấm tấm mồ hôi. Có những giọt lăn dài trên má rồi rơi ngay xuống thớ đất bác vừa cày.
Bác điều khiển một chú trâu to, da đen bóng thật khỏe mạnh. Đôi tay rám nắng với những vết chai rắn rỏi cầm chắc vào tay cày. Trời nắng như đổ lửa khiến mồ hôi chảy trên cả cánh tay, khiến màu da của bác trông càng khỏe mạnh. Bác không bận tâm tới lưng áo ướt đẫm, tới cái oi ả của trưa hè. Những bước đi cứ đều đều, những tiếng hô "đi" cùng những tiếng "vút" phát ra từ cây roi của bác cứ vang lên đều đặn. Mỗi bước đi, bác lại vung roi lên và ra lệnh cho chú trâu của mình. Chú trâu như hiểu được mệnh lệnh của chủ, bước những bước dài trên đồng. Khi thì quẹo trái, khi thì sang phải. Chiếc lưỡi cày sắc lẹm đi sâu vào lòng đất, là lên những khối đất có kích thước đều nhau. Đất tròn đồng cứ lần lượt được xới lên thành hàng thành luống, trông thâu thích mắt. Thỉnh thoảng bác lại ca lên vài câu hòa cùng những người xung quanh hay kể vài câu chuyện vui cho mọi người, tiếng cười giòn càng rộn vang lên. Mọi người như quên đi cái nóng của ngày hè, quên đi cái vất vả của công việc. Người và trâu cứ thế chầm chậm, cần mẫn đi hết cánh đồng, quên đi thời gian, quên đi mệt nhọc. Nhìn khung cảnh ấy em lại nhớ đến bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Em rất thích ngắm bác nông dân đang cày ruộng, vì khi ấy em thấy thấm thía hơn nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Em sẽ trân trọng, biết ơn các bác nông dân hơn nữa- người biến những giọt mồ hôi thành hạt ngọc quý.
Mùa hè là mùa mà bác nông dân bận rộn nhất. vì lúc này đồng lúa đã chín vàng .Từng bông lúa nặng trĩu hạt chờ tay người gặt mang về.Trên cánh đồng thật nhộn nhịp và đông vui.Không khí khẩn trương,phấn khởi.Người nào cùng nhanh tay gặt lúa thật đều ,tiếng nói cười,tiếng gọi nhau í ới vang vọng khắp cánh đồng.Trên con đường làng,từng đoàn xe hối hả chở lúa mang về sân phơi.Khung cảnh làng quê vào những ngày mùa thật thanh bình và trù phú.Mùa hè còn gắn liền với những trò tinh nghịch thời thơ ấu.Những chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu mà thả diều,thổi sáo.Còn gì sung sướng hơn trong những ngày hè nóng bức ta được thả mình trong dòng suối sông mát lạnh,rồi những hôm rủ nhau đi bắt tôm,cua,câu cá.Sau những ngày nóng nực,cơn mua mùa hạ sẽ đến và mang lại một bầu không khí tươi mát,mát mẻ,....

- Không khí mùa đông tuy có hơi lạnh nhưng rất ấm áp
- Hoạt động của mùa xuận: gói bánh chưng, chúc Tết, thắp hương ông bà Tổ tiên, đón giao thừa...
- Hoạt động gói bánh chưng làm em nhớ nhất vì đó là thứ bánh mà chàng Lang Liêu đã sáng tạo ra nhờ tình yêu gắn bó với đồng quê, yêu lao động nông nghiệp chân lấm tay bùn,tốt bụng của chàng. Hàng năm mọi người thường gói bánh chưng để đề cao nghề nông của nước ta và tưởng nhớ công ơn sáng tạo của Lang Liêu
Chúc bạn học tốt

Xác định mục tiêu học tập
“Một trong những bí quyết để làm được nhiều việc hơn là lập nên danh sách việc cần làm mỗi ngày, giữ nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy và dùng nó để hướng dẫn hành động của bạn trong suốt một ngày”.
La Fontaine
Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.
- Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.
- Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.
- Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...
Sắp xếp thời gian học tập khoa học
Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.
- Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...
- Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.
- Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!
Tóm lại, đối với học sinh, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.
1. Vạch ra mục tiêu (ngắn hạn/dài hạn) của cuộc đời
Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ ràng, trong cuộc đời mỗi người, vạch ra mục tiêu là vô cùng quan trọng.
* Bạn hãy thử nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời mình bằng cách trả lời câu hỏi sau:
- Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức,…)
- Bạn mơ ước gì?
* Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ (4-5 tháng) này, mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong tuần này, ít nhất bạn phải hoàn thành 20 bài tập toán.
* Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn) giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.
* Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được được hay không? Để làm rõ, bạn hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết "lượng sức mình".
2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
* Bạn thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu khuyết điểm của bản thân như sau:
- Tính cách của bạn ra sao? Có gì đặc biệt? Bạn bình thản, trầm tính, nóng nảy hay hoạt bát?
- Ngoại hình như thế nào?
- Bạn giỏi/yếu lĩnh vực/bộ môn nào?
- Bạn có năng khiếu gì?
- Bạn sợ gì?
- Bạn đang ở vị trí nào trong học tập ở lớp?
- Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể cho mọi người thấy điểm mạnh đó bằng cách nào?
- Khuyết điểm của bạn là gì? Bạn đã làm gì đối với khuyết điểm đó?
- Bạn có thể làm được việc gì tốt nhất hay tệ nhất?
· Để khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người thân, các hoạt động xã hội, học tập để biết rõ bản thân hơn.
3. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu
Bạn nghĩ đến:
* Tầm quan trọng ưu tiên của công việc
1. Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?
2. Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,…) cho việc này?
3. Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?
4. Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?
5. Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?
* Địa điểm thực hiện công việc
1. Làm bài tập nhóm ở đâu (nhà bạn, sân trường, thư viện,…)?
2. Đi đá banh ở đâu?
* Chi phí cho nội dung công việc
- Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, để đi chơi, để nghỉ ngơi.
- Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự liên hoan sinh nhật.
* Người nào?
- Làm bài với ai?
- Ai cùng chạy tiếp sức với bạn ngày mai? Đã thảo luận kế hoạch chưa?
- "Tắc tị/bí" khi làm bài thì cần gặp ai?
- Ai sẽ giúp bạn? Nếu không có người đó thì người khác sẽ là…?
* Phương tiện/công cụ
- Sách bài tập hay sách giáo khoa nào?
- Sử dụng máy tính hay có thể tính nhẩm?
- Đi học bằng xe đạp hay ba mẹ đưa đón?
- Danh sách công thức hay cẩm nang toán học nào mà bạn cần?
* Phương pháp thực hiện
Bạn cần hình dung phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:
1. Có sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?
2. Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?
3. Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả hai bài lịch sử?
4. Cách tóm tắt bài văn này như thế nào?
5. Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?
6. Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?
* Kiểm tra, điều chỉnh:
Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như:
- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ,…)?
Thiết nghĩ, con đường thành công của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước được, nhưng bạn đừng để lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy cố gắng hết sức mình, để mình có thể "trưởng thành" và biết cách biến tri thức nhân loại thành tri thức của bản thân.

[12 chòm sao khó lòng tâm phục khẩu phục khi]
Xử Nữ - tranh luận bị thua
[Các từ miêu tả của 12 chòm sao khi còn đi học]
Thụ động – Xử Nữ, Ma Kết
Yêu động vật – Xử Nữ, Ma Kết, Kim Ngưu
[Top 3 sao nam nào trước và sau khi kết hôn thì khác nhau 1 trời 1 vực]

Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
- Ví dụ: Chơi đá bóng, cầu lông, đánh răng trước khi đi ngủ, đi khám sức khỏe định kỳ…
- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng. (Bổ sung các thực phẩm sạch vào cơ thể: trồng rau sạch ăn, trồng các loại cây ăn quả…)
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh (Tiêm các loại vác xin phòng chống các bệnh như : cúm , viêm gan B, lao…; đi khám sức khỏe theo định kì )
- Luyện tập thể dục thường xuyên (Sáng dậy tập thể dục, chơi thể thao vào những lúc rảnh rỗi…)
Học tốt~
#Dũng#

Đề: Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai
+ Mục đích của hoạt động đó là gì?
⇒ Quyên góp, ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng thiên tai.
⇒ Thể hiện tinh thần "Lá lành đùm lá rách".
+ Để tổ chức buổi sinh hoạt tập thể đó thật hiệu quả , các em cần phải chuẩn bị những việc gì?
⇒ Họp lớp thông báo, thống nhất thời gian nhận quà ủng hộ: Lớp trưởng chủ trì.
⇒ Chịu trách nhiệm nhận quà ủng hộ: Các tổ trưởng các tổ.
⇒ Phân loại quà ủng hộ: Bạn A, bạn B và bạn C.
⇒ Đóng gói, chuyển quà: Bạn D, E, G.
+ Để phân công cụ thể từng công việc đó , các em làm thế nào?
⇒ Họp lớp, bàn bạc để phân công nhiệm vụ từng bạn một.
+ Để có kế hoạch cụ thể cho tiến trình buổi sinh hoạt , em cần phải sắp xếp công việc như thế nào?
⇒ Em cần sắp xếp từng công việc một theo một trình tự hợp lý, có thứ tự.
tùy bạn. Chơi thể thao, đi chơi, làm những điều thú vị,...