K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4

Chào bạn,

Nấm độc là một nhóm nấm gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong nếu con người hoặc động vật ăn phải. Dựa trên những hiểu biết về nấm và các hiện tượng trong đời sống, chúng ta có thể nêu một số đặc điểm chung thường thấy ở nấm độc, tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải lúc nào cũng có thể nhận biết nấm độc chỉ qua hình dáng bên ngoài:

  • Màu sắc sặc sỡ, nổi bật: Trong tự nhiên, màu sắc tươi sáng thường là một dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. Nhiều loài nấm độc sở hữu mũ và thân có màu đỏ tươi, vàng chanh, cam rực rỡ, hoặc các màu sắc bất thường khác. Tuy nhiên, cũng có nhiều nấm ăn được có màu sắc tương tự, và ngược lại, một số nấm độc lại có màu sắc nhã nhặn, dễ nhầm lẫn.
  • Hình dáng kỳ lạ, khác thường: Một số nấm độc có hình dáng mũ hoặc thân khác biệt so với các loại nấm thông thường, ví dụ như có các vảy, đốm, vòng cổ (trên thân), hoặc túi bao gốc (ở phần gốc thân). Tuy nhiên, đặc điểm này cũng không phải là tuyệt đối.
  • Mùi khó chịu, hắc: Một vài loài nấm độc có mùi hăng, khai, hoặc mùi hóa chất khó chịu. Tuy nhiên, cũng có những nấm độc không có mùi đặc trưng hoặc thậm chí có mùi thơm nhẹ ban đầu nhưng sau đó chuyển sang mùi khó chịu.
  • Thay đổi màu sắc khi bị tổn thương: Một số nấm độc có thể thay đổi màu sắc khi bị cắt, bóp hoặc tiếp xúc với không khí. Ví dụ, thịt nấm có thể chuyển sang màu xanh, đen hoặc đỏ.
  • Mọc ở những vị trí đáng ngờ: Một số người cho rằng nấm mọc ở những nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc trên xác động vật, gỗ mục là nấm độc. Điều này không hoàn toàn đúng, vì có cả nấm ăn được và nấm độc mọc ở những môi trường tương tự.
  • Gây ra các hiện tượng bất thường cho côn trùng: Có quan sát thấy một số loài nấm độc khiến côn trùng tránh xa hoặc bị chết khi tiếp xúc. Tuy nhiên, đây không phải là một đặc điểm phổ biến và dễ quan sát.

Quan trọng cần nhớ:

  • Không có quy tắc chung nào để nhận biết nấm độc một cách tuyệt đối chỉ bằng mắt thường.
  • Việc xác định nấm ăn được hay nấm độc đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng về nấm học.
  • Tuyệt đối không tự ý hái và ăn nấm lạ, nấm dại mà không có sự giám định của người có kinh nghiệm.
  • Khi nghi ngờ bị ngộ độc nấm, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của nấm độc. Hãy luôn cẩn trọng và đặt sự an toàn lên hàng đầu khi tiếp xúc với các loại nấm trong tự nhiên nhé!

24 tháng 4

Đặc điểm là

1: có màu sắc sặc sở

2: có nhiều đốm lạ

3: có nhiều họa tiết bắt mắt

4: thường mọc dại

Oki

25 tháng 1 2022

tham khảo

câu 1 Những nấm có màu sắc sặc sỡ, nhìn bắt mắt, đủ mũ, phiến, cuống có dạng màng phình to dạng củ, vòng và bao gốc hầu hết là nấm độchay những nấm có bào tử màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát ra ánh sáng… thường là nấm độc.

câu 2 - Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật. Đối với con người: ... - Cung cấp lương thựcthực phẩm cho người. - Làm thuốc, làm cảnh.

11 tháng 3 2022

1/ - Thực vật cung cấp thức ăn
- Thực vật cung cấp khí ô xi cho ta hô hấp.
vd: Không có thực vật thì không có nguồn cung cấp ôxi cho động vật và con người.
- Cung cấp nguồn lợi từ lâm nghiệp
vd: 
- Làm cảnh, trang trí.

 

23 tháng 2 2023

Nấm cần các chất hữu cơ có sẵn để làm thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển.

24 tháng 2 2023

ghi thêm chữ Tham khảo vào nhé!

23 tháng 2 2023

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào:

+ Nấm đơn bào được cấu tạo từ một tế bào.

+ Nấm đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Ví dụ: nấm men là nấm đơn bào và nấm mỡ là nấm đa bào.

- Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản để phân biệt nấm đảm và nấm túi:

+ Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm.

+ Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi.

Ví dụ: Nấm sò là nấm đảm và nấm bụng dê là nấm túi.

- Dựa vào đặc điểm bên ngoài để phân biệt nấm độc và nấm không độc:

+ Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, phân rõ vòng cuống nấm và bao gốc.

+ Nấm không độc có màu sắc kém sặc sỡ, không có vòng cuống nấm và bao nấm.

Ví dụ: nấm độc đỏ là nấm độc và nấm hương là nấm không độc.

2 tháng 2

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào: + Nấm đơn bào được cấu tạo từ một tế bào. + Nấm đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào. Ví dụ: nấm men là nấm đơn bào và nấm mỡ là nấm đa bào. - Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản để phân biệt nấm đảm và nấm túi: + Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm. + Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi. Ví dụ: Nấm sò là nấm đảm và nấm bụng dê là nấm túi. - Dựa vào đặc điểm bên ngoài để phân biệt nấm độc và nấm không độc: + Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, phân rõ vòng cuống nấm và bao gốc. + Nấm không độc có màu sắc kém sặc sỡ, không có vòng cuống nấm và bao nấm. Ví dụ: nấm độc đỏ là nấm độc và nấm hương là nấm không độc.

4 tháng 3 2022

Tham khảo: 

1. Đặc điểm để phân biệt:

Nấm đơn bào và đa bào: dựa vào cấu tạo tế bào

Ví dụ: nấm men và nấm hương

Nấm đảm và nấm túi: dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử

Ví dụ: nấm cốc và nấm mọc nhĩ

Nấm độc và nấm không độc: dựa vào đặc điểm bên ngoiaf, nấm độc có thêm vòng cuống nấm và bao gốc nấm xung quanh

Ví dụ: nấm độc tàn trắng và nấm hương

2. Nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết: ẩm ướt, ấm áp

Một số vị trí thường thấy nấm mốc xung quanh: trong phòng bếp, trong máy giặt, máy rửa bát,...

3. Để phòng chống bệnh nấm da, chúng ta cần:

Để phòng ngừa bệnh nấm da, trước hết, chúng ta cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm như: khăn tắm, khăn mặt, áo quần…  với người bệnh; không tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnhMặc đồ thông thoáng, nhất là mùa hè.Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh thì cần phải ủi nóng đồ trước khi mặc lại để diệt vi nấm dính trên quần áo.Vệ sinh cá nhân, giữ thân thể sạch sẽVệ sinh môi trường sống xung quanh thoáng mát, sạch sẽ
4 tháng 3 2022

a dậy r à

(Từ cần chọn: Tài nguyên, con người, loài, môi trường, nấm đảm, nấm túi, đảm bào tử, túi bào tử, nấm đơn bào, nấm đa bào, nấm ăn được, nấm độc).-         Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là……………...và ……………....-         Nấm đảm có cơ quan sinh sản là………………. Nấm túi có cơ quan sinh sản là ………………-        ...
Đọc tiếp

(Từ cần chọn: Tài nguyên, con người, loài, môi trường, nấm đảm, nấm túi, đảm bào tử, túi bào tử, nấm đơn bào, nấm đa bào, nấm ăn được, nấm độc).

-         Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là……………...và ……………....

-         Nấm đảm có cơ quan sinh sản là………………. Nấm túi có cơ quan sinh sản là ………………

-         Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm là………………. và ……………..

-         Dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt ………………. và ………………

-         Đa dạng sinh học là nguồn............................quý giá đối với tự nhiên và ..................

-         Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng ..........., số cá thể trong loài và...........................sống.

0
20 tháng 11 2023

Các loại nấm có đặc điểm cấu tạo khác nhau nên sẽ có những vai trò khác nhau.

27 tháng 2 2024

Nấm ăn được và nấm độc khác nhau về cấu tạo và màu sắc.

+Nấm ăn được: có mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, sợi nấm, không có vòng xuống nấm và bao gốc nấm, màu sắc giản dị, không quá sặc sỡ.

+Nấm độc: có mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, sợi nấm, đặc biệt là có vòng cuống nấm và bao gốc nấm, màu sắc thì ngược lại với nấm ăn được, màu sắc sặc sỡ