Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

+ Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh:
- Hiện tượng thụ phấn: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Hiện tượng thụ tinh : tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tại noãn để tạo thành hợp tử.
+ Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh: thụ tinh chỉ xảy ra sau khi thụ phấn. Để có thể xảy ra quá trình thụ tinh thì hạt phấn phải được tiếp xúc với đầu nhụy và nảy mầm, giải phóng tinh trùng để kết hợp với noãn trong quá trình thụ. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

CÂU 1:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
Quá trình thụ phấn | Quá trình thụ tinh |
Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy. | Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. |
Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra. | Kết quả: Hình thành hợp tử. |
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
câu 2:
- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.

- Hoa trên là hoa lưỡng tính vì có đủ cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
- Tác nhân thụ phấn cho hoa là nhờ côn trùng (ong).
- Hình thức thụ phấn của hoa là thụ phấn chéo nếu 2 hoa này ở 2 cây khác nhau hoặc là hình thức tự thụ phấn nếu 2 hoa này ở cùng 1 cây.

- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà:
+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc.
+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.
- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:
Phương trình tổng quát của quang hợp:
Nước + Carbon dioxide Ánh sáng, Diệp lục Chất hữu cơ + Oxygen
→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:
+ Ánh sáng
+ Nước
+ Carbon dioxide

Phát biểu không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật là phát biểu A
A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.
B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.
D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.
Phát biểu không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật là phát biểu A
A. Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhụy đến nhị.
B. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
C. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi.
D. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

Rễ của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt Trời là những hiện tượng do tính cảm ứng của thực vật: Rễ cây có tính hướng nước nên có xu hướng vươn về phía nguồn nước giúp cây hấp thu được nước. Hoa hướng dương có tính hướng sáng nên có xu hướng vươn về phía nguồn sáng (Mặt Trời) giúp hấp thu được năng lượng Mặt Trời.

Một hiện tượng tự nhiên mà em có thể quan sát là hiện tượng hoa trổ. Đây là quá trình mà một bông hoa nở ra từ một búp hoa nhỏ và trở nên hoàn thiện hơn theo thời gian.
Câu hỏi có thể đặt là: Tại sao hoa lại trổ ra từ búp hoa nhỏ?
Giải thuyết cho hiện tượng này có thể là: Hoa trổ ra từ búp hoa nhỏ nhờ vào sự phát triển của các yếu tố trong thân cây và tác động của môi trường.
Để chứng minh giải thuyết này, có thể thực hiện các bước sau:
-Thu thập mẫu hoa trên một loại cây cụ thể và quan sát sự tiến triển của nó từ búp hoa nhỏ đến khi trổ ra hoa đầy đủ.
-Nghiên cứu môi trường sống của cây đó để tìm hiểu những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng khác có ảnh hưởng đến việc hoa trổ ra không.
-Tiến hành các thí nghiệm điều chỉnh các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm để xem có thể tác động đến tốc độ và quá trình hoa trổ hay không.
-So sánh kết quả thực nghiệm với quan sát thực tế để kiểm chứng giải thuyết.
Với các bước trên, ta có thể đưa ra những chứng minh cho giải thuyết lý giải về hiện tượng hoa trổ từ búp hoa nhỏ trong tự nhiên. Hiểu được bản chất để có thể trả lời được câu hỏi từ thầy cô, bạn bè.
Hiện tượng:
Môt hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được: băng tuyết vào mùa đông dần dần tan ra khi hè đến.
Câu hỏi:
Nguyên nhân nào khiến các vật đang từ thể rắn chuyển sang thể lỏng?

a)
- Nước là hợp chất cộng hóa trị giữa nguyên tử O và 2 nguyên tử H => Không dẫn điện
- Nước biển có thành phần chủ yếu là muối ăn (NaCl): đây là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Dẫn điện
b)
- Đường ăn là hợp chất cộng hóa trị giữa các nguyên tử C, H và O => Nhiệt độ nóng chảy thấp => Khi đun nóng nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Muối ăn là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Nhiệt độ nóng chảy cao => Khi đun nóng trên chảo muối ăn vẫn ở thể rắn

Câu 32:
a) Em hãy nêu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn Lai tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh. Phục hồi giống cây trồng quý bằng cách chọn lọc và nhân giống qua thế hệ. Tạo cây lai có đặc tính vượt trội so với cây bố mẹ (ưu thế lai). Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, phục vụ cho nghiên cứu và chọn giống lâu dài.
b) Vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây? Vì côn trùng thụ phấn (như ong, bướm…) giúp chuyển phấn từ nhị sang nhụy, giúp cây thụ phấn và tạo quả, hạt. Nếu không có chúng, nhiều loài cây không thể sinh sản hữu tính, dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp và suy giảm đa dạng sinh học. Ngoài ra, bảo vệ côn trùng thụ phấn còn giúp bảo vệ cân bằng hệ sinh thái.
Đây là một hiện tượng phổ biến trong sinh học thực vật, và có thể được giải thích qua cơ chế sinh sản và sự tiến hóa của thực vật. Lý do chính khiến hầu hết các loài thực vật lưỡng tính ưu tiên thụ phấn chéo thay vì tự thụ phấn bao gồm:
1. Tăng tính đa dạng di truyền:
2. Hạn chế các vấn đề do tự thụ phấn:
Tự thụ phấn, tức là hạt phấn của một hoa thụ phấn cho chính noãn của hoa đó, có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống. Nguyên nhân là vì tự thụ phấn làm tăng khả năng xuất hiện các gen lặn gây hại, dẫn đến thế hệ con kém phát triển.
3. Cơ chế ngăn chặn tự thụ phấn:
Nhiều loài thực vật có các cơ chế đặc biệt để tránh tự thụ phấn, ví dụ:
Tính tự bất hợp: Là cơ chế ngăn cản hạt phấn cùng một cây phát triển trên đầu nhụy của chính nó.
Cách biệt thời gian: Hoa có thể sản xuất hạt phấn và noãn tại các thời điểm khác nhau, đảm bảo rằng chúng không thụ phấn cho chính mình.
Cấu trúc hoa khác biệt: Hình dạng và vị trí của nhụy và bao phấn có thể được sắp xếp sao cho việc tự thụ phấn trở nên khó khăn.
4. Vai trò của thụ phấn nhờ tác nhân bên ngoài:
Thụ phấn chéo thường dựa vào các tác nhân như gió, côn trùng, hoặc động vật. Những tác nhân này tạo điều kiện để phấn hoa được chuyển từ cây này sang cây khác, hỗ trợ quá trình thụ phấn chéo.
Tick cho mình đi😊😊😊😊😊😊😊😊
Dù hầu hết thực vật có hoa lưỡng tính nhưng ít khi tự thụ phấn vì chúng có nhiều cơ chế hạn chế hiện tượng này nhằm tăng biến dị di truyền. Các cơ chế gồm: nhị và nhuỵ không chín đồng thời, cấu trúc hoa bất lợi cho tự thụ phấn, hiện tượng tự bất thụ phấn (hạt phấn không thể thụ tinh noãn cùng hoa). Ngoài ra, sự thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, gió... nên phấn thường rơi vào hoa khác, giúp tăng khả năng thích nghi cho loài.