Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HS tìm đọc các câu chuyện trên internet hoặc sách, báo về các nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách. Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí, Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn, Sọ Dừa,…

a) Đoạn văn trên viết về nhân vật Dế Mèn với những đặc điểm về ngoại hình và tính cách.
b) Câu mở đầu có tác dụng khái quát nội dung đoạn văn.
c) Các câu tiếp theo triển khai nội dung cụ thể về những ấn tượng về ngoại hình và tính cách.

Tên cuốn truyện, bài thơ, bài hát hay tạp chí, tờ bào có trong những câu văn được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép.

"Dế Mèn phiên lưu kí" là một tác phẩm độc đáo của Tô Hoài, một truyện phiêu lưu viết cho tuổi thơ vô cùng hấp dẫn. Những hành trình xuôi ngược, những nếm trải cay đắng đó đây, "những hành động nghĩa hiệp, những chiến công và vinh hoa gặt hái được của chú Dế Mèn đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng bạn nhỏ yêu quý gần xa. Cảnh "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" chỉ là một trang đời nhỏ bé của chú mà thôi; tuy nhỏ bé nhưng rất đẹp, rất đáng yêu.
Dế Mèn rất giàu tình thương người. Đi qua đám cỏ xước xanh dài, chen nghe "tiếng khóc tỉ tê" và nhìn thấy chị Nhà Trò đang "gục đầu bên tảng đá cuội" đối với kẻ vô tâm, vô tình khác thì họ lặng lẽ hoặc chép miệng rồi dửng dưng bỏ đi. Trái lại, chú Dế Mèn rất quan tâm và thương cảm đến gần con người bất hạnh "gạn hỏi mãi". Hình ảnh chị Nhà Trò "đã bé nhỏ lại gầy yếu quá", đôi cánh mỏng "ngắn chùn chùn" và tiếng khóc của chị ta đã làm cho chú Dế Mèn thương tâm lắm. Chú càng xúc động hơn trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống "thui thủi", ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ một cách riết róng! Bọn nhện đánh đập chị ta mấy bận, lần nào chúng đe bắt để "vặt chân, vặt cánh ăn thịt". Cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng.
Cử chỉ "xòe cả hai cẳng ra" và câu nói của chú Dế Mèn không phải ai cũng có. Biết bao thương cảm, biết bao nâng đỡ chở che, đầy nghĩa hiệp: "Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Tiếng nói của Dế Mèn vang lên như một lời tuyên chiến với lũ nhện quen thói cạy thế, áp bức đè nén người khác. Đúng như người xưa đã nói:
"Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!".
Trận địa mai phục của lũ nhện thật đáng sợ. Như thiên la địa võng "chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện". Chúa trùm nhà nhện là một mụ nhện "đanh đá, nặc nô". Có 2 vệ sĩ nhện vách đi kèm. Trên trận địa mai phục có vô số lũ nhện nanh ác do nhện Gộc chỉ huy. "Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ". Liệu chú Dế Mèn đơn phương độc mã có làm gì nổi lũ nhện ghê gớm này?
Một chữ "ta" của Dế Mèn cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: "Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện". Vừa thoáng thấy mụ nhện từ trong hang đá "cong chân nhảy ra" với hai nhện vách đi kèm, Dế Mèn bèn ra oai thị uy: "quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách". Đó là miếng võ gia truyền của họ hàng nhà dế! Thật là bất ngờ và ngạc nhiên: "Mụ nhện co rúm lại rồi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo". Mụ nhện và lũ tiểu yêu đã bạt vía kinh hồn!
Dế Mèn đã đanh thép hạch tội lũ nhện là bọn người "béo múp núp" mà lại tham lam ti tiện "cứ cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?". Chú ta "cấm" bọn nhện "từ giờ không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa". Như một lời phán truyền nghiêm khắc, Dế Mèn bắt bọn nhện: "Hãy phá các vòng vây đi! Đốt hết văn nợ đi!". Tức thì quân tướng lũ nhện "sợ hãi cùng dạ ran", chúng vội vàng "phá hết các dây tơ chăng lối". Và con đường về tổ Nhà Trò "quang hẳn". Chị Nhà Trò đã thoát nạn tai ương.
Qua cảnh này, ta vô cùng khâm phục Dế Mèn, một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp: có võ nghệ tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi bất công trên cõi đời. Dế Mèn đã hết lòng bênh vực chị Nhà Trò trong cơn nguy khốn. Dế Mèn đúng là một hiệp sĩ: "Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!".
cho chị xin 1 tym nhaa

Tham khảo
Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe:
- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai…
- Cách nêu lí do câu chuyện nên ngắn gọn, thể hiện được ý kiến cá nhân thích hoặc không thích, bao quát được nội dung sắp triển khai.
- Đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng. Câu nêu chủ đề thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Ghi nhớ: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.

Ví dụ: Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân),.....

Tham khảo
a. A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
b. Câu mở đầu đoạn văn nêu lên chủ đề của đoạn: lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc là do câu chuyện cuốn tác giả vào thế giới đầy thú vị.
c. Người viết yêu thích các nhân vật của câu chuyện và tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng. Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó: tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,…
d. Câu kết đoạn nói lên tình cảm và ấn tượng của nhà văn với các nhân vật trong truyện.
em rất yêu thích truyện tấm cám. nhưng nhân vật em yêu thích nhất là bạch tuyết và sọ dừa