
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


HÃY THA LỖI CHO EMGiờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)Gạch chân dưới câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8)gạch chân dưới chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10) Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?A. nét chữ nắn nót rất đẹp.B. nét chữ run run, không thẳng hàng.C. nét chữ run run.D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàngCâu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?A. Chê bai chữ viết của cô.B. Xì xầm nói xấu cô.C. Chăm chú theo dõi cô viết.D. Không nghe cô giảng bài.Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau. Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.Thông tinTrả lờiCô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng.ĐúngSaiCô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được.ĐúngSaiMỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau.ĐúngSaiCô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô.ĐúngSaiCâu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:- Không sao, cô không giận các em đâu."A. buồnB. thươngC. tráchD. ghétCâu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”2 từ có thể thay thế là:................…………...…………….................................................................................................Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.……………………………………………………………………………………………………………………
Dưới đây là đáp án và phần hoàn chỉnh các câu hỏi dựa trên nội dung bài đọc:
Câu 1 (0,5 điểm):
Đáp án đúng:
🔹 B. nét chữ run run, không thẳng hàng.
Câu 2 (0,5 điểm):
Đáp án đúng:
🔹 A. Chê bai chữ viết của cô.
Câu 3 (0,5 điểm):
Điền từ ngữ thích hợp:
Mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên rất đau.
Câu 4 (0,5 điểm):
Dựa vào nội dung bài đọc, gạch chân dưới chữ “Đúng” hoặc “Sai”:
Thông tin | Trả lời |
---|---|
Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. | Sai |
Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. | Sai |
Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. | Đúng |
Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. | Đúng |
Câu 5 (1 điểm):
Trả lời:
Cô giáo Vân là người tận tụy, yêu nghề và rất bao dung. Mặc dù bị học sinh chê bai nhưng cô không giận mà còn nhận lỗi và cố gắng cải thiện. Cô rất nhân hậu khi tha thứ cho Khôi và luôn nghĩ cho học sinh của mình.
Câu 6 (1 điểm):
Trả lời:
Qua truyện, em học được rằng cần biết quan tâm, yêu thương và tôn trọng thầy cô giáo. Không nên vội vàng phán xét người khác mà hãy tìm hiểu hoàn cảnh của họ trước khi nói ra điều gì.
Câu 7 (0,5 điểm):
Đáp án đúng:
🔹 A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Câu 8 (0,5 điểm):
Đáp án đúng:
🔹 C. trách
Câu 9 (1 điểm):
2 từ có thể thay thế từ “hoảng hốt” là:
hốt hoảng, lo lắng
Câu 10 (1 điểm):
Trả lời:
Em rất biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Nhờ có họ, chúng em mới được sống trong hòa bình hôm nay.

Tham khảo
Sáng hôm nay, lớp em được học môn địa lý ngay từ đầu giờ. Tuy nhiên, không có bạn nào cảm thấy nhàm chán cả, bởi đây là tiết học rất thú vị do cô Trà giảng dạy.
Đúng bảy giờ mười lăm phút, tiết học bắt đầu sau hồi chuông reo quen thuộc. Cô Trà bước vào với dáng vẻ dịu dàng như mọi ngày. Sau khi quan sát cả lớp, cô ra hiệu cho chúng em ngồi xuống. Bắt đầu tiết học, cô đính lên bảng một tấm bản đồ lớn về địa danh mà chúng em sẽ được học hôm nay. Dán xong, cô mới bắt đầu kiểm tra bài cũ. Cách kiểm tra của cô rất thú vị. Cô thiết kế bộ câu hỏi như trong chương trình Ai là triệu phú, xoay quanh nội dung học ở tiết trước, khiến chúng em ai cũng muốn được lên trả bài. Mười phút trả bài trôi qua nhanh chóng, chúng em nhanh chóng bắt đầu học bài mới. Hôm nay, chúng em sẽ học về thành phố Hà Nội. Cô hướng dẫn chúng em cùng tìm hiểu theo nội dung ở trong sách giáo khoa. Bằng những câu hỏi nhỏ, ngắn dễ trả lời, cô khiến chúng em nhanh chóng hiểu được các nội dung cần nắm. Khi chúng em trả lời, có ý đúng, có ý sai, nhưng cô luôn bình tĩnh lắng nghe với ánh mắt chăm chú và động viên. Cô cho chúng em được thoải mái trình bày suy nghĩ của mình. Sau đó, cô mới tổng kết và sửa lại nội dung. Cuối cùng, cô sẽ viết thành ý chính lên bảng đen để chúng em viết vào vở. Khi viết bảng, mái tóc dài đen nhánh của cô khẽ đung đưa theo từng nhịp tay. Chữ cô Trà đẹp lắm, cô viết nhanh mà vẫn rất đều và dễ đọc. Cô bảo luyện chữ quan trọng lắm, vì nét chữ nết người mà. Trong tiết học, ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, cô thường kể cho chúng em thêm những câu chuyện khác ở bên ngoài. Như hôm nay, cô đã kể cho chúng em nghe về những địa danh thú vị, về những món đặc sản hấp dẫn, về những truyền thống đặc biệt của Hà Nội. Nghe cô kể, chúng em thích mê. Ngoài ra, cô còn thường tổ chức các hoạt động, các trò chơi nhỏ liên quan đến nội dung bài học để chúng em được rèn luyện. Nhờ thế, tiết học trở nên thú vị và dễ chịu hơn.
Từ khi được học với cô Trà, môn địa lý dần trở thành môn học yêu thích của em và các bạn. Tất cả là nhờ sự tâm huyết, hết lòng của cô. Mỗi giờ học đều được cô dạy bằng những cách dễ hiểu và hấp dẫn nhất để chúng em có thể nắm được bài. Điều đó khiến chúng em ai cũng yêu quý cô Trà, và mong được học với cô thật nhiều tiết hơn nữa.
tham khảo :
Cô giáo em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi chán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

Tham khảo
“ Tùng...Tùng...Tùng” tiếng trống trường ngân lên dõng dạc báo hiệu giờ học bắt đầu. Mỗi đứa học trò chúng em lại náo nức mong chờ môn tiếng anh bởi hình ảnh đẹp tươi khi cô giáo đang giảng bài còn đọng mãi trong lòng em.
Khi cô Hoa bước vào lớp, cô luôn dịu dàng trong chiếc áo dài xanh da trời. Cô gần ba mươi tuổi nên chiếc áo cùng mái tóc đen nhánh xõa ngang lưng làm tôn thêm vẻ đẹp thanh thoát của cô. Mỗi thầy cô đều có cách dạy riêng của mình, cô Hoa cũng vậy. Cô giảng bài bằng tiếng anh nhưng cô nói chậm rãi, điềm đạm. Giọng nói cô nhẹ nhàng, êm ái theo trọng âm từng từ tựa như lời một bài hát vậy. Cô hướng dẫn chúng em cách phát âm, nghĩa của các từ mới trong bài học. Cô bước từng bước xuống lớp, quan sát chúng em làm bài tập nhóm. Mỗi giờ học, cô đều nhắc nhở chúng em cách học hiệu quả, đôi khi cô giới thiệu những phần mềm học tập tiếng anh thú vị. Ánh nhìn trìu mến của cô như cổ vũ, khuyến khích từng bạn học tập chăm chỉ hơn. Lúc giảng bài, thỉnh thoảng cô nở nụ cười tươi, duyên dáng, để lộ hàm răng trắng sáng. Cô Hoa không xinh nhưng cô mang nét duyên thầm qua ánh mắt và nụ cười xinh tươi ấy. Những ngón tay thon dài của cô cầm phấn, tay kia cô uyển chuyển đưa theo nhịp lời nói. Em còn ngỡ cô là một nhà ảo thuật, cô dùng phép màu đưa chúng em vượt không gian, thời gian để biết tới những vùng miền văn hóa mới lạ của Châu Âu, Châu Mỹ. Bên cạnh đó, cô không quên chia sẻ những trải nghiệm, chuyến đi công tác lý thú của mình tại các quốc gia đó. Lũ học trò chúng em mắt không rời bài học mặc những chú chim cứ lảnh lót cất tiếng ca hay tia nắng tinh nghịch đùa vui cùng gió.
Tham Khảo
Sáng nay, chúng em học giờ kể chuyện cùng cô giáo chủ nhiệm. Đó thực sự là một tiết học thú vị.
Đầu tiết học, vẫn như thường lệ, cô bắt đầu với việc kiểm tra bài tập về nhà của mọi người. Có ba bạn may mắn sẽ được cô chấm điểm vào vở. Sau đó, tiết học mới chính thức bắt đầu.
Trên màn hình chiếu, là các bức tranh minh họa cho câu chuyện vừa đẹp và dễ hiểu. Tiếp đó, cô giáo bắt đầu chầm chậm kể lại câu chuyện với chất giọng ấm áp và ngọt ngào của mình. Một mình cô mà có thể nhập vai biết bao nhân vật. Nào là dê mẹ dịu hiền, dê con thông minh nhanh nhảu, tên sói xám gian ác. Chúng em hồi hộp tập trung theo từng lời kể của cô không thể dứt ra được. Không chỉ kể, cô còn làm ra đủ các hành động minh họa hết sức thú vị. Khi thì cô cúi lưng, cong bàn tay thành hình móng vuốt khẽ gõ cửa như sói xám. Khi thì cô nghiêng đầu, hé mắt nhìn qua những ngón tay như dê con. Nhờ cô, mà tiết kể chuyện trôi qua hấp dẫn vô cùng. Mãi đến khi dòng chữ Kết thúc hiện ra trên màn hình, em mới nhận ra được.
Em rất thích được học cùng với cô chủ nhiệm của mình.

Mình hưỡng dẫn em cách giải để lần sau em có thể tự làm bài nhé
Nhân định 1 trong câu có xuất hiện cặp quan hệ từ tuy nhưng đúng không nào em?
Mà cặp từ tuy nhưng chỉ có trong câu ghép em biết rồi chứ?
Mà câu ghép thì phải có hai vế câu đủ chủ ngữ và vị ngữ em nha!
Từ những suy luận logic trên giờ em có thể tự làm bài rồi đó.
Sau đây là lời giải :
Tuy em đã lắng nghe cô giảng nhưng em vẫn chưa hiểu bài.
____ ___ _________________ _____ __ _______________
qht cn1 vn1 qht cn2 vn2
qht : quan hệ từ; cn1 : chủ ngữ một; vn1 : vị ngữ một
cn2: chủ ngữ hai; vị ngữ hai

Dưới đây là bài thơ được trình bày lại cho rõ ràng và dễ hiểu, sau đó mình sẽ xác định các từ láy, từ đơn, và từ ghép theo yêu cầu của bạn:
Bài thơ đã chỉnh lại:
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
xem chúng em học bài.
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
✅ TỪ LÁY:
(Từ láy là từ được lặp lại âm đầu hoặc vần, tạo nhạc điệu)
- thoảng
- thơm tho
- ấm áp
✅ TỪ ĐƠN:
(Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng, không ghép với tiếng khác)
- cô
- em
- gió
- nắng
- xem
- học
- bài
- cho
- mãi
- vở
✅ TỪ GHÉP:
(Từ ghép là từ gồm hai tiếng trở lên, ghép lại để biểu đạt một nghĩa rõ ràng)
- tập viết
- cửa lớp
- hương nhài
- lời giảng
- điểm mười
- cô giáo

A. Chúng tôi chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
B. Cả lớp ngồi im lặng nghe cô giáo phân công công việc.
C. Chúng tôi yên lặng, không một bạn nào nói chuyện riêng.

B. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.
Hay thật đấy!
Mik gửi lời cảm ơn chân thành nhé!