
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


'' thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài''
xuân diệu đã chỉ dẫn cho con người về cách nhìn nhận về thơ. một bài thơ không phải lúc nào cũng phải đặc biệt , phải hay ở điểm nhấn ,mà thơ hay là hay ở cốt lõi, bài thơ hay phải xuất phát từ tâm hồn , từ nơi mà con người tìm được ánh sáng cho chính mình
- qua bài thơ quê hương của tế hanh ta có thể rút ra nhận định: tế hanh viết về quê hương của mình bằng cảm xúc, bằng chính thứ ông cảm nhận được, ông viết bằng cả tâm hồn để dân cho quê hương, bài thơ ông không thể nào hay nếu không viết bằng cảm xúc, bằng tâm hồn. vì thế khi ta đọc , chúng ta có thể hình dung được ông là một người tinh tế và đầy cảm xúc. bài văn của tế hanh hay là ở cảm xúc vì đó là thật và không bao giờ thay đổi được.

bằng 9 vì :
Nếu như theo những gì ta được học trong trường thì kết quả sẽ là 9, theo nguyên tắc là phép tính trong ngoặc thực hiện trước 2 + 1 = 3. Sau đó, nếu dãy phép tính chỉ gồm phép trừ và phép cộng hoặc phép nhân và phép chia thì phải thực hiện từ trái sang phải. Như vậy, theo thứ tự là 6 : 2 x 3 = 3 x 3 = 9. Đây là cách tính phổ biến trên toàn thế giới và là kết quả chính xác nhất “ngày nay".
Vì sao lại là “ngày nay"? Tranh cãi xảy ra vì một số người sử dụng một quy tắc tính cổ, phổ biến từ trước 1917, đó là khi sử dụng phép tính chia, thì được hiểu rằng số chia là toàn bộ các thành phần nằm bên phải kí hiệu. Ví dụ: x : 2y nếu tính theo quy tắc này sẽ là x : (2y). Như vậy, kết quả của phép tính trên sẽ là 1.

Bốn cặp lục bát sau Tố Hữu dùng để tả cảnh hè đến và cảnh mùa thu. Nếu như sắc màu chủ đạo của cảnh động là màu xanh điểm vào đó có sắc hoa tươi đỏ, của cảnh xuân là màu trắng hoa mơ, thì của mùa hè là màu vàng tươi đẹp của rừng phách: Ve kêu rừng phách đổ vàng. Đây là một câu thơ vào loại hay nhất của bài thơ Việt Bắc. Câu thơ sáu chữ mà thấy được sự chuyển đổi của cảnh sắc thiên nhiên. Câu thơ ấy ran lên một tiếng ve kêu không dứt trong màu vàng chói chang của rừng phách dưới nắng hạ. Cuối cùng, cảnh thu hiện ra với màu sắc dịu hiền của ánh trăng, màu của mơ ước về cuộc sống hoà bình giữa những ngày gian khổ. Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu và mỗi mùa là một bức tranh nên thơ, kì thú.Bức tranh bốn mùa ấy còn ánh lên vẻ đẹp đằm thắm của con người Việt Bắc. Cảnh làm nền cho người và người gắn với cảnh, chúng quyện hoà vào nhau và tô điểm cho nhau. Dường như những cảnh ấy phải có những con người này và nhà thơ đã đưa vào bức tranh Việt Bắc những con người thật bình dị đáng yêu: hình ảnh người lên núi với lưỡi dao lấp lánh ánh nắng cạnh sườn, bàn tay "chuốt từng sợi giang" của người đan nón và "cô em gái hái măng một mình" giữa khúc nhạc ve ran và sắc vàng rừng phách. Cả tiếng hát ân tình nữa cũng làm cho rừng thu êm dịu và ánh trăng hoà bình toả sáng lung linh.Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn và nhớ Việt Bắc tha thiết thì không thể dựng lên bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt diệu và ấm tình người đến thế. Nhưng để có bức tranh này, còn có quan điểm đúng đắn và cách nhìn tiến bộ của nhà thơ cách mạng. Khác với những cái nhìn sai lệch trước đây về miền núi và con người miền núi là nơi "ma thiêng nước độc" vởi những con người dữ tợn, kém văn minh,...) Tố Hữu đã có một :ách nhin đầy thông cảm, thương yêu và ưu ái với quê hương cách mạng. Bức tranh thơ này chính là bắt nguồn từ sự gắn bó chung thủy, từ lòng nhớ thương sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh và người Việt Bắc.Tình cảm nhớ thương tha thiết ấy là âm hưởng bao trùm cả đoạn thơ và nhịp điệu dịu dàng trầm bổng của thể thơ lục bát làm cho âm hưởng đó bâng khuâng, tha thiết. Kết cấu của bài thơ Việt Bắc là kết cấu đối đáp, có ta và mình, có người đi kẻ ở, nhưng thực ra đó chỉ là sự phân thân của một chủ thể trữ tình.Câu thơ trên là lời đáp, lời giãi bày của người đi nhưng không hẳn là thế. Nhớ cảnh nhớ người, nhớ đến từng chi tiết sống động như vậy là nỗi nhớ chung của con người đã cùng gắn bó với nhau, đồng cam cộng khổ trong "mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.Khép lại đoạn thơ là tiếng hát ân tình, thuỷ chung của người chiến sĩ cách mạng miền xuôi, của đồng bào Việt Bắc. Tiếng hát ấy vang trong lòng người đi, luôn nhắc nhớ những ngày tháng nghĩa tình sắt son. Tiếng hát ấy là chiếc cầu nối giữa tấm lòng với tấm lòng, giữa quá khứ, hiện tại và cả tương lai
Bạn tham khảo nha!
bn ơi ! có cái j đó sai sai ..hính như bn phân tích nhầm bài oy

Đôn Ki-hô tê:
- Đôn Ki-hô-tê có hoài bão, ước mơ tốt : diệt ác, cứu nguy nhưng phi thực tế. Lão vốn là dòng dõi quý tộc, do đọc nhiều sách kiếm hiệp mà mê muội bắt chước các nhân vật trong truyện làm một hiệp sĩ lang thang để tiễu trừ quân gian ác và giúp đỡ người lương thiện. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão hiệp sĩ tưởng đó là những tên khổng lồ gian ác và nghĩ đó là phép thuật cùa pháp sư Phơ-re-xtôn. Lão muốn ra tay tiễu trừ sự xấu xa. Khát vọng ấy của Đôn Ki-hô-tê là tốt đẹp nhưng chỉ tiếc là do đầu óc hoang tưởng làm cho sai lệch đi và trở thành hão huyền.
- Hành động dũng cảm, quên mình diệt cái ác là rất đáng khâm phục ở lão hiệp sĩ, nhưng hành động ấy trở nên nực cười vì chỉ là đánh nhau với cối xay gió. Lăo bị trọng thương mà không hể rên rỉ cũng rất đáng học tập, nhưng đáng tiếc đó chỉ vì lão muốn làm theo các hiệp sĩ trong sách.
- Thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông. Lão không quan tâm đến nhu cầu cá nhân của mình như ăn và ngủ bởi lão cho đó là chuyện tầm thường của hiệp sĩ nhưng lại rất buồn cười khi lão không ngủ, nhịn đói nhịn khát và chí nghi tới “tình nương”.
==> Đôn Ki-hô-tê có nhiều tính cách tốt đẹp như khát vọng muốn làm hiệp sĩ diệt trừ cái ác, bao vệ người lương thiện, hành động dũng cảm, quên mình vì mục đích cao cả, nhưng cái đáng trách ở lão là kẻ mê muội, hão huyền, phi thực tế, đáng trách mà cũng đáng thương.
Nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu:
- Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái: Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa thấp tè. Bác làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với kì vọng là khi chủ thành đạt sự nghiệp lớn, bác sẽ được làm thông đốc cai quản một vài hòn đảo. Đủng đỉnh cười lừa đi sau chú, gã giám mã này chẳng lúc nào quên bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ các thức ăn ngon.
- Đầu óc sáng, thiết thực: Bác luôn tỉnh táo. Khi thấy chủ muốn tiến công những chiếc cối xay gió, bác vội can ngăn. Nhưng khi chú xông tới giao tranh với cối xay gió, bác đã hèn nhát lẩn tránh, đợi tới lúc chú bị trọng thương, bác mới vội thúc lừa đến cứu
- Nhát gan, ích kỉ: Bác sợ hài, nhút nhát, nếu không muốn nói là hèn nhát. Hơi đau một chút thì rên rỉ ngay.
- Thiện cận, vụ lợi: Bác quan tâm đến nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, ngủ, nhưng vì quá chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường.
==> Có thể nói, Xan-chô Pan-xa khác xa với tính cách của người chủ. Bác sống thực tế, thiết thực hơn nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách như nhát gan, ích kỉ và vụ lợi.
Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp
Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên

Bước 1: Đầu tiên yêu cầu 3 thần đứng thành 1 hàng. Hỏi vị thần đứng ở giữa :
"Chỉ có duy nhất 1 trong hai mệnh đề sau đây đúng phải không : "Ba" nghĩa là Đúng (1) và thần đứng bên phải ông thường xuyên nói thật hơn thần đứng bên trái ông phải không (2)?"
Giả sử vị thần đứng giữa không phải là thần B (Ba phải). Vì vậy:
- "Ba" được coi là "thần B ở bên trái" trong khi đó "Ca" được coi là "thần B ở bên phải".
Giải thích rõ hơn :
A, B, C Ba = Đúng Ba = Sai
----------------------------
D, T, B Ba Ba
B, T, D Ca Ca
T, D, B Ba Ba
B, D, T Ca Ca
Nếu câu trả lời là Ba , chọn thần bên phải ông ấy, nếu là Ca thì chọn thần bên trái ông ấy. Ta đã giả sử vị thần ở giữa không phải là thần B (đã giả sử) cho nên vị thần ta chọn cũng không phải là thần B. Mặc khác chúng ta cũng có, nếu vị thần ở giữa là thần B thì vị thần ta chọn dĩ nhiên cũng không phải là thần B.
Tóm lại, câu hỏi 1 giúp ta chọn được 1 vị thần không phải là thần B.
Bước 2: Yêu cầu vị thần ta đã chọn vào đứng giữa hai thần kia.
Sau đó hỏi ông ta câu hỏi giống câu hỏi 1. Và ta tìm được thần B .
Xong câu hỏi 2.
Bước 3: Hỏi vị thần ở giữa câu 3 : "Ba nghĩa là "Đúng" phải không?"
Nếu ông ta là thần D , ông ta luôn trả lời là "Ca" bất kể "Ca" là "Đúng" hay "Sai" vì ông ta luôn nói ngược với sự thật (thử đi)
Nếu ông ta là thần T, ông ta luôn trả lời là "Ba", bất kể "Ba" là Đúng hay Sai (tương tự).
Vì vậy, dựa vào câu trả lời của ông ta ta xác định được ông ấy là thần T hay thần D.
Ta đã biết được ai là thần B và giờ là 1 thần nữa ,và dĩ nhiên là suy ra được thần còn lại.

TRong 2 câu thơ: 'Khi nào cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta"
Câu nói đã sử dụng biện pháp nói quá. Cây cải bé nhỏ sẽ chẳng bao giờ làm được cái đình vững trãi. Có bao giờ mà ghỗ lim lại làm làm ghém ăn cho được? Điều đó sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra. Vì vậy việc sử dụng biện pháp nói qua trong câu đã nhấn mạnh được duyên phận của hai người không thể đến với nhau, và không thể lấy nhau làm vợ chồng được.

Biện pháp : Nói quá
Tác dụng : Nhấn mạnh là mình không bao giờ lấy ta
Đó vừa là câu hát , vừa có thể từ chối một cách khéo léo.
Biện pháp "nói quá"
Công dụng : Làm cho câu nói thêm tính sinh động, gây ấn tượng với người đọc người nghe, ngụ ý khéo léo tinh tế
hay