Đọc văn bản:

CÂY TRO...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản:

CÂY TRONG VƯỜN THÁNG BA

Lê Thành Nghị1

Mùa đi trên lá
Trái xanh hát tuổi dậy thì
Một ngày gió
Xôn xao vòm lá trái cây chua

Không còn trẻ mà lá thì quá mướt
Chùm nắng non tưởng trái chín đầu cành
Chiều mượn gió làm sào rung nắng xuống
Trong lòng tay một vệt nắng non

Không có nhiều như thế - những chiều xanh
Nắng và gió, cây và người quên tuổi
Người bắt chước lá non khi gió thổi
Cây run như trước cuộc hẹn hò

Năm tháng âm thầm, năm tháng đi qua
Điều ao ước. Dù lâu. Rồi sẽ đến
Tháng giêng bận bịu hoa, tháng ba cành trĩu xuống
Tháng tư thơm từ trái chín trên cao

(Lê Thành Nghị, Khoảng giữa những giọt sương, Nhà xuất bản Văn học 2016)

(1) Lê Thành Nghị (sinh năm 1946) là nhà thơ, nhà phê bình văn học Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Ông đã ba lần được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản “Cây trong vườn tháng ba” (Lê Thành Nghị).

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bốn dòng thơ đầu của văn bản "Cây trong vườn tháng ba" (Lê Thành Nghị).

Câu 4 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ “Chiều mượn gió làm sào rung nắng xuống”?

Câu 5 (1,0 điểm). Với Lê Thành Nghị “Điều ao ước. Dù lâu. Rồi sẽ đến”. Để điều ao ước của bản thân “rồi sẽ đến” em sẽ làm những gì?

1
2 tháng 4

Câu 1.

Xác định đề tài, thể loại của văn bản Bài thơ quê hương của Nguyễn Bính.

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài thơ, dựa vào đặc trưng thể loại thơ tám chữ

Lời giải chi tiết:

- Đề tài: Quê hương

- Thể loại: thơ 8 chữ

Câu 2.

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết cách thể hiện cảm hứng đó.

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài thơ, xác định các thủ pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng đó

Lời giải chi tiết:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tự hào (về quê hương tôi)

- Cách thể hiện cảm hứng: qua điệp ngữ Quê hương tôi (đứng đầu các khổ thơ)

Câu 3.

Quê hương tôi được gợi tả như thế nào trong khổ thơ thứ 3,4? Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ làm rõ hình ảnh quê hương tôi và cảm xúc của tác giả.

Phương pháp:

Xác định điệp ngữ Quê hương tôi và phân tích đặc sắc nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

Quê hương tôi được gợi tả:

Quê hương tôi: đã từng trải qua những năm tháng đớn đau bởi mất nước.

Quê hương tôi dấn thân, kiên cường, bền bỉ trong hành trình cứu nước.

Quê hương tôi với bao anh hùng, ở bao thời đại đã làm rạng danh đất nước.

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất; đêm vàng.

+ Từ ngữ: rỏ máu, trả thù chung.

+ Yếu tố, nhân vật lịch sử: bà Tưng, bà Triệu, Lê Lợi, Hưng Đạo vương, hội Diên Hồng.

=> Các nghệ thuật từ ngữ, yếu tố lịch sử đã tái hiện năm tháng đau thương mà anh dũng quật cường.

=> Thể hiện nỗi đau mất nước và niềm tự hào dân tộc (về những anh hùng, những sự kiện chói ngời trong sử sách)

Câu 4.

Con người và quê hương tôi được hiện lên như thế nào? Nhận xét nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của con người, của quê hương?

Phương pháp:

Đọc kĩ nội dung bài thơ

Xác định các từ ngữ miêu tả hình ảnh con người và quê hương

Lời giải chi tiết:

- Con người:

+ Yêu say đắm những áng ca dao, tiếng đàn bầu (văn học truyền thống).

+ Sống nghĩa tình, thủy chung.

+ Yêu quê hương đất nước

- Vẻ đẹp quê hương:

+ Giàu truyền thống văn hóa với bản sắc riêng.

+ Địa lý phong phú, đa dạng, hùng vĩ

+ Sản vật phong phú gắn với từng vùng đất

=> Nhân hóa: Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi; Ẩn dụ: Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc/ Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.

=> Vận dụng sáng tạo yếu tố văn hóa dân gian, những hình ảnh thơ giàu sức gợi, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa để gợi tả, khắc họa không gian và con người của quê hương. Quê hương trù phú, tươi đẹp, con người bình dị, nghĩa tình, có đời sống tinh thần và truyền thống văn hóa riêng.

Câu 5.

Bài thơ Bài thơ quê hương của Nguyễn Bính đã khơi gợi trong em những tình cảm nào dành cho quê hương, đất nước – nơi mình đã sinh ra và lớn lên?

Phương pháp:

Dựa theo nhận thức, cảm xúc của cá nhân

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Bài thơ gợi cho em tình yêu và lòng biết ơn quê hương