(4,0 điểm) Viết một...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3

Pierre Benoit từng nói: “Khoan dung là đức tính đem lợi cho cả ta và người khác.” Đây là một câu nói chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, mở ra cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Khoan dung không chỉ là biểu hiện của lòng nhân hậu mà còn là cầu nối giúp xoa dịu những tổn thương, mâu thuẫn, và tạo nên sự hòa thuận, gắn kết. Đó thực sự là một đức tính quan trọng mà mỗi chúng ta cần rèn luyện để xây dựng một xã hội phát triển và bền vững.

Khoan dung trước hết là khả năng tha thứ và chấp nhận những lỗi lầm hoặc khác biệt ở người khác. Con người không ai là hoàn hảo, ai cũng từng mắc sai lầm. Chính sự khoan dung là ánh sáng mở lối cho sự sửa chữa và phát triển. Một người khi nhận được sự tha thứ sẽ cảm thấy được trân trọng, được trao cơ hội để thay đổi và hoàn thiện bản thân. Ngược lại, sự cứng nhắc và thiếu khoan dung chỉ khiến mâu thuẫn gia tăng, kìm hãm sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.

Tác dụng của sự khoan dung không chỉ dừng lại ở việc giúp người khác mà còn mang lại lợi ích lớn lao cho bản thân ta. Một trái tim khoan dung là một trái tim biết buông bỏ, không mang gánh nặng của hận thù hay sự oán trách. Người khoan dung sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thanh thản trong tâm hồn. Họ không chỉ giúp người khác thay đổi mà còn tự mình đạt được sự bình an và hạnh phúc đích thực. Ví dụ, khi tha thứ cho một người đã từng làm tổn thương ta, chúng ta không chỉ giải thoát họ khỏi cảm giác tội lỗi mà còn giải thoát chính mình khỏi sự dằn vặt, đau khổ.

Khoan dung cũng là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, khi những mâu thuẫn, bất đồng về ý kiến, văn hóa, hay tôn giáo ngày càng gia tăng, khoan dung là chìa khóa giúp con người hiểu nhau hơn, đồng cảm và hợp tác. Thay vì phân biệt, đánh giá, chúng ta cần học cách đặt mình vào vị trí của người khác để lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt. Chính sự khoan dung này sẽ tạo nên môi trường sống hài hòa, nơi mà mọi người có thể cùng nhau làm việc và phát triển.

Tuy nhiên, khoan dung không có nghĩa là dung túng cho những sai lầm nghiêm trọng hay bất chấp mọi giá để giữ sự hòa thuận. Sự khoan dung đòi hỏi phải đi kèm với lý trí, biết phân biệt đúng sai và hành động trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Đó không phải là sự nhượng bộ vô điều kiện, mà là sự cân nhắc để vừa giúp người khác nhận ra lỗi lầm, vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

Tóm lại, câu nói của Pierre Benoit nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng khoan dung trong cuộc sống. Đó là đức tính không chỉ đem lại lợi ích cho người khác mà còn giúp bản thân chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc. Một xã hội khoan dung là một xã hội tràn đầy tình yêu thương và sự thấu hiểu, nơi mà con người có thể cùng nhau vượt qua khó khăn, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi người cần học cách khoan dung, để cuộc sống trở nên ý nghĩa và đáng sống hơn.

29 tháng 3

Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”. Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.

Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng . Không những thế lòng khoan dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên , hòa thuận. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.

Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trag sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.