K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3

- Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.

- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự. 

chúc bạn học tốt


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Thời sau đại học, tôi có một vị cố vấn vô cùng đáng quý. Đáng quý không vì ông thôngminh (ông thật sự rất thông minh, nhưng thật lòng mà nói, trong những môi trường học thuậttuyệt vời nhất, thậm chí sự thông minh cũng trở nên tầm thường, vì thế trí thông minh không phảilà điều khiến ông trở nên xuất chúng). Điều khiến ông trở thành một viên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Thời sau đại học, tôi có một vị cố vấn vô cùng đáng quý. Đáng quý không vì ông thông
minh (ông thật sự rất thông minh, nhưng thật lòng mà nói, trong những môi trường học thuật
tuyệt vời nhất, thậm chí sự thông minh cũng trở nên tầm thường, vì thế trí thông minh không phải
là điều khiến ông trở nên xuất chúng). Điều khiến ông trở thành một viên ngọc quý chính là ông
luôn nhìn thế giới theo một cách khác thường, nghĩa là bất cứ khi nào ông lên tiếng, bạn sẽ không
thể biết ông nói điều gì. Dựa trên những đức tính nghề nghiệp cần thiết, học giả là những sinh
vật cẩn trọng, nhưng người đàn ông này lại là một tâm hồn tự do – với những ý tưởng phóng
khoáng, những suy nghĩ bay bổng – đến nỗi thậm chí khi bạn bất đồng ý kiến với ông, thậm chí
khi tin rằng ông đang lầm to, bạn vẫn không thể không lắng nghe cẩn thận mỗi khi ông phát biểu.
Ông không chỉ phá vỡ cách tư duy của bạn mà còn giúp khai thông tâm trí bạn về những điều
bạn chưa từng nghĩ đến.
Tôi còn nhớ trong lần tôi bày tỏ thái độ ngạc nhiên vì sao ông hiếm khi e ngại bày tỏ chính
kiến, vì sao ông luôn có biệt tài đưa ra những kiến giải kì lạ và lập dị, câu trả lời của ông đã giúp
soi sáng tôi. Ông nói rằng, Youngme ơi, tôi luôn tự do vì tôi không bắt buộc bản thân phải luôn
đúng 100%. Nếu mục đích của tôi là sự hoàn hảo, tôi sẽ chẳng có gì để đóng góp cho thế giới
này. Thay vào đó, tôi tìm kiếm 2% thú vị nhất, rồi đưa ra một quan điểm mà mọi người không
thể tìm thấy ở bất kì đâu khác. Youngme ơi, điều quan trọng là cô phải tìm ra những điều thú vị
mà người khác không chú ý đến.
[…]
Mặt khác, nếu tất cả chúng ta chỉ dám phát biểu, viết hoặc trình bày những sự thật hoàn
hảo thì quả thực chúng ta chẳng có bao nhiêu điều thú vị để đóng góp. Sau cùng đây là bài học
rút ra từ vị cố vấn. Khi quá thận trọng về những điều mình muốn chia sẻ, chúng ta thường làm
những chia sẻ của mình mất đi yếu tố độc đáo, khám phá và bất ngờ.
(Youngme Moon,
Khác biệt – Thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, 2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Cho biết trình tự triển khai vấn đề của tác giả? Nêu tác dụng của cách triển khai đó?
Câu 3. Em hiểu thế nào về việc không bắt buộc bản thân phải luôn đúng 100% ? Theo em, việc
đó có ý nghĩa gì đối với mỗi con người?

Câu 4. Em có thường chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình trước lớp hay không? Trong mỗi lần
như thế, em có gặp áp lực của
sự hoàn hảo không?
Câu 5. Từ ý nghĩa gợi ra từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ
của em về ý nghĩa của việc
dám nói, dám làm.

0
15 tháng 4 2016
TTNgười da đỏ người da trắng
ĐấtCó linh hồn, là mẹ là một phần của người da đỏ Là vật mua được, tước đoạt được, là vật  vô chi
Thiên nhiên, cảnh vậtNghe được tiếng chim kêu, ếch kêu, yên tĩnh.(chỗ này Ko chắc lắmChỉ toàn tiếng ồn ào lăng mạ
Ko KhíLà vô cùng quý giá, là của chungCùng chia sẻ nhưng không để ý đến chúng
Muông thúLà người anh em, chỉ giết khi cần thiết               bắn giết bừa bãi
   
   
   

 

không biết

tui bt Tiếng Anh

vì tui là Duolingo và có VIP☠


13 tháng 4 2018

1/

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

- Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

- Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

2/

Sự khác biệt của người da đỏ và da trắng thể hiện ở thái độ đối với đất đai

  - Người da trắng:

   + Xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù.

   + Cư xử như mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa.

   + Chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấy nghiến đất để lại đằng sau là bãi hoang mạc.

  - Người da đỏ:

   + Trân trọng đất, coi đất như mẹ, như phần máu thịt.

  • Sự khác biệt thể hiện ở lối sống:

  - Người da trắng:

   + Sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng.

   + Không quan tâm đến không khí

   + Không biết thưởng thức "những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ".

   + Không quý trọng muông thú.

3/

Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.

   - Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

23 tháng 4 2018

1/ Tác phẩm được chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

- Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

- Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

2/ Người da đỏ:

–    Đất đai là anh em, là mẹ
–    Thiên nhiên cảnh vật tươi đẹp và gắn bó với người da đỏ, họ thích thú say mê với tiếng lá gió lay động hay âm thanh êm ái của tiếng gió thoảng qua
–    Không khí quý giá là của chung
–    Muông thú thì chỉ giết để duy trì sự sống
->    Đây là một cách cư xử vô cùng tôn trọng và yêu quý với tất cả những gì thuộc về mảnh đất quê hương. Đó được coi là hành động bảo vệ môi trường

Người da trắng:

–    Đối với đất đai thì người da trắng mặc nhiên có thể bán đi được bởi họ không sinh ra trên mảnh đất ấy nên không biết quý trọng, họ đi ra từ bóng tối. Thậm chí họ còn có thể đào sâu vào lòng đất
–    Đối với thiên nhiên: họ không có nơi nào là yên tĩnh mà toàn là những nơi ồn ào với nhiều tiếng động
–    Tuyệt nhiên họ cũng chẳng để ý gì đến không khí
–    Muông thú thì đã bắn thì bắn chết cả ngàn con
->    Là một hành động cần lên án, vì không biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như bảo vệ chính môi trường sống của bản thân mình

3/ Thông điệp của bức thư: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

8 tháng 5 2022

Định giải mà k bt bài đấy :>>

12 tháng 4 2016
Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng thể hiện ở thai độ đối với đất đai. Người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đâtư như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Người da trắng chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. Trở lại, người da đỏ gắn bó, thân thiết, coi đất như mẹ, như một phần của mình.
Sự khác biệt đó còn thể hiện ở lối sống. Người da trắng sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng, họ không quan tâm đến không khí, không biết thưởng thức "những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ", không quý trọng muôn thú. Trong khi đó, người da đỏ sống trái lại.
8 tháng 4 2016

người da đỏ: đất là mẹ, muông thú , cây cỏ , hoa lá là những người anh em thân thiết với họ hằng ngày

người da trắng: đất đai cây cỏ họ mua được, họ tước đoạt được là những thứ xa lạ, họ ko quan tâm họ chỉ biết lấy đi những thứ họ cần

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. 2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng...
Đọc tiếp

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng  và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.

4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm ằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

5*. “ Lượm ơi, còn không”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

 

 

13
25 tháng 4 2017

Câu 1:

Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.

* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi

Câu 2:

Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).

* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

Trá lời:

Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề ‘Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo?

Nhưng rồi:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).

Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế Lượm ơi ...

Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

- Thôi rồi, Lượtn ơi!

Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.

- Lượm ơi, còn không?

Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

Câu 5:

Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

25 tháng 4 2017
1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.
- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.
2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Lượm tự hào, bởi công việc của mình.
- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.
- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
31 tháng 3 2016
Bố cục: 3 phần:
–    Phần 1: từ đầu đến chúng tôi: mối quan hệ đất đai và môi trường đối  với người da đỏ
–    Phần 2: tiếp đến sự ràng buộc: sự đối sử với thiên nhiên và môi trường giữa người da đỏ và người da trắng
–    Phần 3: còn lại: lời kiến nghị của người da đỏ trước vấn đề thiên nhiên và môi trường
 Người da đỏ:
–    Đất đai là anh em, là mẹ
–    Thiên nhiên cảnh vật tươi đẹp và gắn bó với người da đỏ, họ thích thú say mê với tiếng lá gió lay động hay âm thanh êm ái của tiếng gió thoảng qua
–    Không khí quý giá là của chung
–    Muông thú thì chỉ giết để duy trì sự sống
->    Đây là một cách cư xử vô cùng tôn trọng và yêu quý với tất cả những gì thuộc về mảnh đất quê hương. Đó được coi là hành động bảo vệ môi trường

Người da trắng:

–    Đối với đất đai thì người da trắng mặc nhiên có thể bán đi được bởi họ không sinh ra trên mảnh đất ấy nên không biết quý trọng, họ đi ra từ bóng tối. Thậm chí họ còn có thể đào sâu vào lòng đất
–    Đối với thiên nhiên: họ không có nơi nào là yên tĩnh mà toàn là những nơi ồn ào với nhiều tiếng động
–    Tuyệt nhiên họ cũng chẳng để ý gì đến không khí
–    Muông thú thì đã bắn thì bắn chết cả ngàn con
->    Là một hành động cần lên án, vì không biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng như bảo vệ chính môi trường sống của bản thân mình
Thông điệp của bức thư: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
21 tháng 4 2017

bố cục 3 đoạn

đoạn 1:từ đầu đến cha ông "những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ"

đoạn 2 :tiếp đến ràn buộc "những lo âu của người da đỏ về người da trắng "

đoạn 3 :còn lại"ý kiến của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường

1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? 2.Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài. 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải...
Đọc tiếp

1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

2.Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh) là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây?

4.Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

 

 

4
25 tháng 4 2017

1.

Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.

- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.

- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

2.

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:

- Không gian trong trẻo, sáng sủa.

- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.

- Nước biển lam biếc, đậm đà.

- Cát lại vàng giòn.

- Lưới càng thêm nặng mẻ.

Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.

3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.

Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.

- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.

Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.



25 tháng 4 2017
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt;
- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
- Cát lại vàng giòn hơn;
- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.
3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);
- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.