K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây?

     A. Khu vực chí tuyến.                                                 B. Khu vực ôn đới.

     C. Khu vực xích đạo.                                                  D. Khu vực cận cực.

Câu 2. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào?

     A. Tăng.               B. Giảm.           C. Không đổi.                D. Biến động.

Câu 3. Ở đới nóng nhiệt độ trung bình năm có đặc điểm gì?

     A. Nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C.

     B. Nhiệt độ trung bình thấp hơn 20°C.

     C. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn 26°C.

     D. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn 26°C.

Câu 4. Ở đới lạnh loại gió nào hoạt động thường xuyên?

     A. Gió Mậu dịch.          B. Gió Tây ôn đới.         C. Gió Phơn.            D. Gió Đông cực.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới ôn hoà?

     A. Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

     B. Lượng mưa trung bình từ 500 - 1000 mm.

     C. Gió Mậu dịch thổi thường xuyên quanh năm.

     D. Nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C.

Câu 6. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là?

     A. Mực nước ở sông, hồ tăng cao.

     B. Nhiệt độ Trái Đất tăng, nước biển dâng lên.

     C. Số lượng sinh vật tăng.

     D. Dân số ngày càng tăng.

Câu 7. Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển là?

     A. Nước băng tan.                                                        B. Nước mặn và nước ngọt.

     C. Nước ngọt.                                                               D. Nước sông, hồ.

Câu 8. Các bộ phận chính của sông bao gồm?

     A. Chi lưu, phụ lưu.

     B. Dòng chính, chi lưu.

     C. Phụ lưu, dòng chính, chi lưu, ranh giới lưu vực sông.

     D. Phụ lưu, ranh giới lưu vực sông.

Câu 9. Những sông có nguồn cung cấp chủ yếu từ nước mưa thì mùa lũ sẽ như thế nào?

     A. Mùa lũ trùng với mùa xuân.                                  B. Mùa lũ trùng với mùa hạ.

     C. Mùa lũ trùng với mùa đông.                                  D. Mùa lũ trùng với mùa mưa.

Câu 10. Ở vùng đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?

     A. Mùa hạ.             B. Mùa xuân.                C. Mùa thu.                    D. Mùa đông.

Câu 11. Mùa lũ của sông và nguồn cung cấp nước sông có mối quan hệ như thế nào?

     A. Nguồn cung cấp chính của sông là nước mưa, nên mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.

     B. Mùa mưa sông sẽ có nhiều nước.

     C. Nguồn cung cấp chính của sông là nước mưa.

     D. Vào mùa khô vấn có lũ lớn.

Câu 12. Hiện tượng thuỷ triều được hình thành do đâu?

     A. Lực hút của Trái Đất.

     B. Gió.

     C. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.

     D. Lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái đất.

Câu 13. Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Câu 14. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

A. Hơi nước.

B. Nước ngầm.

C. Nước hồ.

D. Nước mưa.

Câu 15. Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?

A. Sông Đồng Nai.

B. Sông Đà.

C. Sông Cửu Long.

D. Sông Hồng.

Câu 16. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Châu Nam Cực.

Câu 17. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng.

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 18. Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là

A. sóng biển.

B. dòng biển.

C. thủy triều.

D. triều cường.

Câu 19. Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?

A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.

B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.

C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.

D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.

II. TỰ LUẬN

Câu 15. Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà?

Câu 16 . Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân?

Câu 17. Phân biệt 3 hình thức vận động của Biển và đại dương?

Câu 18. Trình bày vai trò của sông, hồ?

 giúp mình vs mai mình thi r

 

3

Chào bạn, mình sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này nhé!

I. TRẮC NGHIỆM

  1. C. Khu vực xích đạo.
  2. B. Giảm.
  3. A. Nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C.
  4. D. Gió Đông cực.
  5. C. Gió Mậu dịch thổi thường xuyên quanh năm.
  6. B. Nhiệt độ Trái Đất tăng, nước biển dâng lên.
  7. B. Nước mặn và nước ngọt.
  8. C. Phụ lưu, dòng chính, chi lưu, ranh giới lưu vực sông.
  9. D. Mùa lũ trùng với mùa mưa.
  10. A. Mùa hạ.
  11. A. Nguồn cung cấp chính của sông là nước mưa, nên mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.
  12. D. Lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái đất.
  13. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
  14. B. Nước ngầm.
  15. C. Sông Cửu Long.
  16. D. Châu Nam Cực.
  17. A. Trăng tròn và không trăng.
  18. A. sóng biển.
  19. C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.

II. TỰ LUẬN

Câu 15. Tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà:

  • Nước ngầm:
    • Cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho con người, đặc biệt là ở những vùng thiếu nước mặt.
    • Điều hòa chế độ nước sông, giúp duy trì dòng chảy trong mùa khô.
    • Là nguồn dự trữ nước quan trọng, có thể sử dụng trong trường hợp hạn hán.
  • Băng hà:
    • Là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất.
    • Điều hòa khí hậu toàn cầu, phản xạ ánh sáng mặt trời, giúp giảm nhiệt độ Trái Đất.
    • Cung cấp nước cho các dòng sông lớn, đặc biệt là ở những vùng núi cao.

Câu 16. Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân?

  • Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu Trái Đất bao gồm sự nóng lên của hệ thống khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng, sự thay đổi của các hệ sinh thái và môi trường.
  • Nguyên nhân:
    • Nguyên nhân tự nhiên: Do sự thay đổi của quỹ đạo Trái Đất, hoạt động núi lửa, sự thay đổi của bức xạ mặt trời.
    • Nguyên nhân con người: Do hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Câu 17. Phân biệt 3 hình thức vận động của Biển và đại dương:

  • Sóng biển: Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương, do gió tạo ra.
  • Dòng biển: Là sự di chuyển của một khối lượng nước lớn trên biển và đại dương, do tác động của gió, nhiệt độ, độ muối, lực Coriolis.
  • Thủy triều: Là hiện tượng nước biển dâng lên và hạ xuống theo quy luật, do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 18. Vai trò của sông, hồ:

  • Sông:
    • Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
    • Bồi đắp phù sa cho đồng bằng.
    • Là tuyến giao thông đường thủy.
    • Tạo ra cảnh quan thiên nhiên đẹp, phát triển du lịch.
    • Điều hòa khí hậu.
  • Hồ:
    • Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
    • Điều hòa chế độ nước sông.
    • Nuôi trồng thủy sản.
    • Phát triển du lịch.
    • Điều hòa khí hậu.

Chúc bạn thi tốt nhé!

23 tháng 3
  1. Câu 1: Đáp án C. Khu vực xích đạo (nhiệt độ cao nhất do nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời suốt năm).
  2. Câu 2: Đáp án B. Giảm (càng lên vĩ độ cao, lượng nhiệt giảm do ánh sáng mặt trời nghiêng góc).
  3. Câu 3: Đáp án A. Nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C (đặc trưng của đới nóng).
  4. Câu 4: Đáp án D. Gió Đông cực (đặc trưng của vùng đới lạnh).
  5. Câu 5: Đáp án C. Gió Mậu dịch thổi thường xuyên quanh năm (không đúng vì gió Mậu dịch thổi chủ yếu ở đới nóng).
  6. Câu 6: Đáp án B. Nhiệt độ Trái Đất tăng, nước biển dâng lên (đặc trưng chính của biến đổi khí hậu).
  7. Câu 7: Đáp án B. Nước mặn và nước ngọt (thủy quyển bao gồm cả nước biển và nước ngọt trên mặt đất).
  8. Câu 8: Đáp án C. Phụ lưu, dòng chính, chi lưu, ranh giới lưu vực sông (bộ phận chính cấu thành sông).
  9. Câu 9: Đáp án D. Mùa lũ trùng với mùa mưa (nước mưa quyết định lượng nước của sông).
  10. Câu 10: Đáp án A. Mùa hạ (sông vùng đới lạnh có lũ vào mùa hạ do băng tan).
  11. Câu 11: Đáp án A. Nguồn cung cấp chính của sông là nước mưa, nên mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.
  12. Câu 12: Đáp án D. Lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái đất (thủy triều hình thành từ sự kết hợp các lực).
  13. Câu 13: Đáp án B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên (đây là khái niệm lưu vực sông).
  14. Câu 14: Đáp án B. Nước ngầm (giúp điều hòa lượng nước sông hiệu quả).
  15. Câu 15: Đáp án C. Sông Cửu Long (lượng nước chảy lớn nhất trong năm ở Việt Nam).
  16. Câu 16: Đáp án D. Châu Nam Cực (Châu Nam Cực không phải là đại dương).
  17. Câu 17: Đáp án A. Trăng tròn và không trăng (dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày này).
  18. Câu 18: Đáp án A. Sóng biển (hình thức dao động tại chỗ của nước biển).
  19. Câu 19: Đáp án B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước (vai trò chính của biển và đại dương).

Phần Tự Luận:

  1. Câu 15:
    • Tầm quan trọng của nước ngầm: Nước ngầm cung cấp nguồn nước sạch cho đời sống và sản xuất; điều hòa chế độ nước sông; giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu.
    • Tầm quan trọng của băng hà: Là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất; điều hòa khí hậu toàn cầu; cung cấp nước khi tan chảy.
  2. Câu 16:
    • Biến đổi khí hậu là gì? Là sự thay đổi lâu dài của nhiệt độ, thời tiết trên quy mô toàn cầu.
    • Nguyên nhân: Do hoạt động con người (sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phá rừng); hiện tượng tự nhiên (núi lửa phun trào, biến đổi địa chất).
  3. Câu 17:
    • Ba hình thức vận động của biển và đại dương:
      • Sóng biển: Tạo ra do gió và lực hấp dẫn.
      • Thủy triều: Do lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
      • Dòng biển: Dòng nước di chuyển liên tục do chênh lệch nhiệt độ, độ mặn.
  4. Câu 18:
    • Vai trò của sông, hồ: Sông, hồ cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và nông nghiệp; điều hòa khí hậu; tạo cảnh quan tự nhiên và môi trường sống cho sinh vật.

Chúc bạn ôn bài thật tốt và tự tin bước vào kỳ thi nhé! Nếu cần thêm hỗ trợ, hãy cứ hỏi! 🎓✨

22 tháng 3 2017

câu 1: nhiệt độ không khí được hình thành như sau: các tia nắng bức xạ đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí

câu 2: vì phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng mặt trời( tớ nghĩ thế, 0 chắc lắmlolang)

câu 3: đúng

tk mk na, thanks nhiều!hihi

Câu 1: a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?Câu 2:a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là...
Đọc tiếp

Câu 1:

a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.

b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?

Câu 2:

a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là gì?

Câu 3

a) Đất (thổ nhưỡng) gồm mấy thành phần chính ? Trình bày đặc điểm các thành phần của đất

b) Cho biết cách cải tạo độ phì trong sản xuất nông nghiệp ?

Câu 4:

a) Phân biệt sông và hồ ? Hãy kể tên một số sông, hồ ở Điện Biên và nói rõ vai trò của chúng

b) Nhận biết mức độ ô nhiểm môi trường nước sông ở địa phương mình và nêu rõ nguyên nhân ô nhiễm và biện pháp bảo vệ.

Câu 5: Trình bày quá trình tạo thành mây mưa ?

Câu 6:

a) Phân biệt thời tiết và khí hậu

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Có lượng nước mưa trung bình khoảng bao nhiêu (mm)

5
1 tháng 8 2016

Câu 1:

a)

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 loại khối khí.

    + Khối khí nóng. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

    + Khối khí lạnh. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

    + Khối khí đại dương. Đặc điểm: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

    + Khối khí lục địaĐặc điểm: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

b) Về mùa đông, khối khí lạnh thường tràn xuống miền bắc nước ta.

4 tháng 4 2017

Câu 2:

a, Trên Trái đất có 3 đới khí hậu: nhiệt đới,ôn đới,hàn đới.

*Đặc điểm, vị trí của đới nhiệt đới:

+Vị trí; chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

+Góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn.

+Thời gian chiếu sáng trong năm; chênh nhau ít.

+Nhiệt độ: nóng quanh năm

+Lượng mưa: 1000mm-2000mm

+ Gió: Tín Phong

b, -Việt Nam thuộc đới nóng (nhiệt đới)

-Gió thổi ở nước ta là gió Lào (mk ko chắc lắm, thấy trên mạng ghi vậy)

Chúc bạn học tốt!!!!vuihahaok

23 tháng 7 2021

Đới nóng (hay nhiệt đớinằm giữa: chí tuyến và vòng cực hai chí tuyến 

Nên chọn đáp án A

Hc tốt

23 tháng 7 2021

Đáp án A là đáp án đúng nha

NHỚ CHO TUI 1 K

6 tháng 11 2016

2.Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.

 

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:

- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.

- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...



 

6 tháng 11 2016

1.

+ Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).
+ Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo).
Từ đó suy ra được đâu là kinh tuyến Đông và Tây, đâu là vĩ tuyến Bắc và Nam:
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn) và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – Bán cầu đông và Bán cầu tây.
Trên Trái Đất hay các hành tinh hoặc thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
16 tháng 5 2016

đới nóng ôn hòa đới hàn

đó là câu trả lời của mình banhqua

Câu 14: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

   A. Xích đạo nửa cầu Bắc                                     B. Nhiệt đới nửa cầu Nam

   C. Nhiệt đới nửa cầu Bắc                                     D. Ôn đới nửa cầu Nam

Câu 14: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

   A. Xích đạo nửa cầu Bắc                                     B. Nhiệt đới nửa cầu Nam

   C. Nhiệt đới nửa cầu Bắc                                     D. Ôn đới nửa cầu Nam

11 tháng 4 2021
6586475x546835
11 tháng 4 2021

A: 3170m

B: 4100

20 tháng 1 2018

Câu 1:

- Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.

*Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

- Thực vật

+ Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước.

+ Các loài cây dự trữ nước trong thân hay cây có thân hình chai. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
-Động vật

+ Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.

+ Linh dương, lạc đà... sống được là nhờ có khả năngđi xa tìm thức ăn, nước uống.

Câu 2:

Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.
 

Các bạn ơi giải giúp mình bài này với gấp nha do mai kiểm tra 1 tiết 1.Trên thế giới lượng mưa phân bố nhiều nhất ở đâu ? 2.Thành phần không khí bao gồm những khí nào chiếm bao nhiêu phần trăm ? 3.Ở hai bên xích đạo,loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ \(30^0\)? 4.Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất ? 5.Ở Hà Nội người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ là...
Đọc tiếp

Các bạn ơi giải giúp mình bài này với gấp nha do mai kiểm tra 1 tiết

1.Trên thế giới lượng mưa phân bố nhiều nhất ở đâu ?

2.Thành phần không khí bao gồm những khí nào chiếm bao nhiêu phần trăm ?

3.Ở hai bên xích đạo,loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ \(30^0\)?

4.Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất ?

5.Ở Hà Nội người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ là \(20^0\)c,lúc 13 giờ là \(24^0\)c, lúc 21 giờ là \(22^0\)c.Hỏi nhiệt độ trung bình ngày đó là bao nhiêu ?

6.Chọn các cụm từ(Không điều, cực,cực Bắc,cực Bắc và cực Nam,xích đạo) điền vào ô trống cho phù hợp :

Trên Trái Đất lượng mưa phân bố(1)...............Từ xích đạo về(2)........................mưa nhiều nhất ở vùng (3).....................mưa ít nhất ở vùng(4)...........

Giải giúp mình với

2
14 tháng 3 2019

câu 1

-trên trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về cực

+mưa nhiều nhất ở xích đạo

Câu 2

Không khí bao gồm:
- Khí Nitơ (78%)
- Khí Oxi (21%)
- Các thành phần khí khác (1%)

Câu 3

- Các đai áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.

câu 4

các đới khí hậu trên Trái Đất :Hàn dới,ôn đới, nhiệt đới

Câu 5

Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 23°C.

- Cách tính: Lấy nhiệt độ của ba lần đo, cộng lại rồi chia trung bình sẽ tính được nhiệt độ trung bình ngày:

(20oC+24oC+22oC)/3=23oC



14 tháng 3 2019

1. Trên thế giới, lượng mưa phân bố nhiều nhất ở những nơi gần xích đạo. Ngoài ra, lượng mưa còn phân bố nhiều ở những nơi đón gió, đặc biệt là gió biển.

2. Không khí bao gồm 78 % khí ni tơ; 21% ô xi1 % hơi nước và các khí khác.

4. Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu:

- Đới nóng ( Nhiệt đới)

- Hai đới ôn hòa ( Ôn đới)

- Hai đới lạnh ( hàn đới)

5. Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội vào ngày đó là: (20+24+22):3=22 (oC)

Vậy: nhiệt độ trung bình ngày đó ở Hà Nội là 22oC

6. ( Đề bài bạn có thiếu hay thừ gì ko? Mik bổ sung thêm đáp án: hai cực)

1) ko đều

2) hai cực

3) xích đạo

4. cực