SINH HỌC.
I. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?
A. Đường tiêu hóa. B. Đường hô hấp. C. Đường tiếp xúc. D. Đường máu.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Câu 3: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi. B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói.
C. Da tái, đau họng, khó thở. D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ.
Câu 4: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là nguyên sinh vật nào? A. Trùng giày. B. Trùng roi. C. Trùng biến hình. D. Trùng sốt rét. Câu 5: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là nguyên sinh vật nào? A. Trùng giày. B. Trùng roi. C. Trùng biến hình. D. Trùng sốt rét. |
|
|
|
Câu 6: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy
C. Phát quang bụi rậm D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt
Câu 7: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?
A. Nấm đùi gà B. Nấm kim châm
C. Nấm thông D. Đông trùng hạ thảo
Câu 8: Những bệnh nào dưới đây do nấm gây ra?
A. Bệnh lang ben, nấm lưỡi, kiết lị. B. Bệnh hắc lào, lang ben, sốt rét.
C. Bệnh sốt rét, kiết lị, thủy đậu. D. Bệnh hắc lào, lang ben, nấm lưỡi.
Câu 9: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa.
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.
Câu 10: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm hương B. Nấm mỡ C. Nấm mốc. D. Nấm linh chi
Câu 11: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A. Nấm men B. Vi khuẩn C. Nguyên sinh vật D. Virus
Câu 12: Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?
A. Rêu B. Dương xỉ. C. Hạt trần D. Hạt kín
Câu 13: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 14: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
A. Quả B. Hoa C. Noãn D. Rễ
Câu 15: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Rêu tản D. Cây thông
Câu 16: Cây sầu riêng thuộc ngành thực vật nào dưới đây ? A. Ngành rêu. B. Ngành dương xỉ. . C. Ngành hạt kín. D. Ngành hạt trần. |
|
Câu 17: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng carbon dioxide.
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng carbon dioxide và oxygen.
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng oxygen.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng carbon dioxide.
Câu 18: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
Câu 19: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch. B. Vì chúng có rễ thật.
C. Vì chúng sống trên cạn. D. Vì chúng có hạt nằm trong quả.
Câu 20: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 21: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?
A. Dạ dày B. Phổi C. Não D. Ruột
Câu 22: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nguyên sinh vật với con người?
A. Cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của con người
B. Cung cấp thực phẩm cho con người
C. Dùng làm nguyên liệu trong sản xuất chất dẻo
D. Chỉ thị độ sạch của nước
Câu 23: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người
Câu 24: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 25: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá B. Mặt trên của lá
C. Thân cây D. Rễ cây
II. TỰ LUẬN
Ngành | Rêu | Dương Xỉ | Hạt Trần | Hạt Kín |
Đại diện | Rêu | Dương xỉ, cỏ bợ, bèo ong.. | Thông, vạn tuế.. | Bưởi, cam chanh… |
Môi trường sống | nơi ẩm, ít ánh sáng | Chỗ ẩm và mát | Nhiều nơi trên cạn | Sống ở nhiều môi trường khác nhau |
ĐĐ cơ quan sinh dưỡng | Rễ giả, thân lá chưa có mạch dẫn, cơ thể cao 1-2cm | Có rễ , thân ,lá thật, có mạch dẫn. Lá non đầu cuộn tròn. | Có rễ , thân ,lá thật,thân gỗ, lá nhỏ hình kim, hệ mạch phát triển. | Cơ quan sinh dưỡng, đa dạng về hình thái |
Cơ quá sinh sản | Túi bào tử | Túi Bào tử | Nón | Hoa và quả |
Hình thức sinh sản | Bào tử | Bào tử | Hạt | Hạt |
Vận dụng:
- Vận dụng được hiểu biết về nấm phân biệt được nấm độc và nấm ăn được
- Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.
I. TRẮC NGHIỆM
II. TỰ LUẬN
Vận dụng:
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc học tập và ôn thi môn Sinh học.
sinh học 1 câu1
d. đường máu