K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cách xây dựng nhân vật trong truyện đều là những con người bình thường nhưng lại có lí tưởng sống cao đẹp đặc biệt phải kể đến anh thanh niên với tấm lòng nhân hậu, yêu đời, yêu nghề gắn bó với lẽ sống sống cống hiến. 

Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gây ấn tượng với người đọc về những người lao động thầm lặng đóng góp cho công cuộc xây dựng cho đất nước. Bên cạnh đó còn là lời ca ngợi lối sống cống hiến hi sinh thầm lặng của thế hệ trẻ trong giai đoạn miền Bắc đang xây dựng chế độ mới.

25 tháng 9 2023

sách gì vậy bạn

 

20 tháng 12 2021

hỏi cũng có tâm tý, đưa cái đoạn văn lên hay j ik :>

22 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người.  Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.

2 tháng 3 2020

Chứng minh qua các ý:

- Thể thơ: Tự do (hay thể chữ)

+ Mỗi câu thơ có 8 chữ

+ Bài thơ, khổ thơ không giới hạn số câu.

+ Cách gieo vần, ngắt nhịp khá tự do, linh hoạt.

          Thông thường bài thơ làm theo thể thơ này sẽ có 8 chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau có vần với nhau) vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn. Kế thừa thể hát nói (với một số câu tám chữ) truyền thống nhưng Nhớ rừng (và những bài thơ tám chữ khác trong thơ mới) tự do hơn, linh hoạt hơn (về vần, nhịp, số câu trong bài…). Đây được xem là sự sáng tạo của thơ mới, đóng góp vào sự đổi mới thơ ca dân tộc về mặt thể thơ.

- Xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo (con hổ) -> cái "tôi" của Thế Lữ, đại diện cho một bộ phận thanh niên trí thức bấy giờ. (phân tích bài thơ).

Đề 6: Đọc bài thơ sau:Mùa thu thuở nào với mẹ Kể chi dông gió suốt mùaChờ chồng nuôi con lặng lẽ Đèn dầu thao thức trong mưa. Một ngày mùa thu với mẹ Tiễn con đi hết đường làng Sương khói dăng mờ quạnh quẽNgôi nhà cùng mẹ mang mang. Heo may bạc dần tóc mẹ Nhớ thương chất nặng vai gầyDông bão không từ phía bểĐốt lòng lửa chớp chân mâyThế rồi mùa thu với mẹ Nắng như hoa cúc...
Đọc tiếp
Đề 6: Đọc bài thơ sau:
Mùa thu thuở nào với mẹ Kể chi dông gió suốt mùa
Chờ chồng nuôi con lặng lẽ Đèn dầu thao thức trong mưa. Một ngày mùa thu với mẹ Tiễn con đi hết đường làng Sương khói dăng mờ quạnh quẽNgôi nhà cùng mẹ mang mang. Heo may bạc dần tóc mẹ Nhớ thương chất nặng vai gầyDông bão không từ phía bểĐốt lòng lửa chớp chân mâyThế rồi mùa thu với mẹ Nắng như hoa cúc trổ vàng Thương nhớ rộng dài đất nước Bên thềm mẹ đếm thu sang. (Tô Hoàn, Mùa thu với mẹ, In trong Phía nào cũng có gió, 2004)
Câu13: Hãy phân tích những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mùa thu với mẹ? Qua đó người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ tác giả? Câu14: Trong kí ức tuổi thơ của tác giả người mẹ hiện lên qua những hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả. với em , hình ảnh nào về người mẹ mình khiến em thấy yêu thương nhất? hãy chia sẻ bằng một đoạn văn( khoảng 8-10 câu)
0
11 tháng 8 2019

Tham Khảo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng người những xao xuyến sau bao năm xa quê hương
Bác của chúng ta, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, chịu biết bao nhiêu khổ cực, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thì năm 1941, ước nguyện được trở về quê hương của Người cũng đã trở thành hiện thực. Bên cột móc 108 biên giới Việt Trung, Bác lặng người ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng - mảnh đất địa đầu đất nước. Người cúi xuống hôn lên nắm đất Tổ quốc mà đôi mắt rưng rưng.Cùng được sinh ra trong bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân, đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ xưa vốn đã là con một nhà, mang trong mình tình yêu nước thiêng liêng và sâu sắc, và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó càng chói ngời qua tấm gương của Bác – cả cuộc đời theo đuổi lý tưởng tự do và ấm no cho nhân dân, bình yên và giàu đẹp cho Tổ quốc, như Bác đã từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”.Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, hành trang Bác mang theo là đôi bàn tay, sự chịu khó và nặng hơn hết là ý chí cứu nước mãnh liệt. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể, làm biết bao nhiêu công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn…nhưng người chưa bao giờ lung lay ý chí, chưa bao giờ thôi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Sống trong cảnh lầm than, thấu hiểu nỗi đau mất nước, cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của kiếp nô lệ, tất cả là động lực bên trong thôi thúc Bác tìm đến lý tưởng cách mạng nhân đạo và khoa học của Mác – Lênin.Tình yêu nước nồng cháy là thế, lòng yêu thương đồng bào dân tộc tha thiết là thế, vậy mà Người phải cách xa biền biệt 30 năm trời để đi tìm con đường giải phóng dân tộc, ta có thể hiểu được tâm trạng bồi hồi, niềm xúc động của Người sau ngần ấy năm trời khổ ái mới được đặt chân về với đất mẹ. Phút giây được đặt chân lên tấc đất đầu tiên của Tổ quốc là giây phút thiêng liêng không diễn tả thành lời. Sau này Người từng kể lại răng: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động”. Trở về đất nước đúng dịp xuân về, cả đất trời và lòng người đều rạo rực, trong lòng Bác càng trào dâng niềm hân hoan, hạnh phúc. Hình ảnh của Bác thật giản dị, gần gũi nhưng lại cao lớn lồng lộng. Lúc ấy Bác mặc trang phục của người Nùng (một dân tộc sinh sống ở Cao Bằng), quần áo chàm, đầu thì đội mũ may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn vừa che kín râu. Hành lý mà Bác mang theo chỉ vẻn vẹn có một chiếc vali bằng mây nhỏ cũ kỹ đựng quần áo và chiếc máy đánh chữ xách tay. Hỏi trên thế giới có được mấy vị chủ tịch nước bình dị, đơn sơ như Hồ Chủ Tịch. Điều đó càng làm cho mỗi người dân Việt Nam ta càng yêu quý, kính trọng Người. Bác đã hy sinh tất cả cho ấm no, tự do của Tổ quốc. Để rồi sau cái “sáng xuân bốn mốt” đó, cái sáng chấm dứt ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước đó, Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân cho dân tộc, chấm dứt trăm năm nô lệ tăm tối.
Bác sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như người Cha, người Mẹ của bao thế hệ!!!

10 tháng 11 2016

Bước vào khung cảnh mùa đông VB, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lẽo, hoang vu vốn có của mùa đông. Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng từ chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng từ trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vững chãi và khí thế của người làm chủ núi rừng.

Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết , mơ mộng của hoa mơ. Hình ảnh mơ nở trắng xóa cả một rừng làm ta liên tưởng tới cảnh đẹp thiên nhiên khi Bác về nước:
 

” Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về …Im lặng, con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”
(Theo chân Bác – Tố Hữu )


Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.

Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve”. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của TH. Đọc câu thơ lên ta co thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên. Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng VB. Ta chợt nhớ Khương Hữu Dụng cũng có một câu thơ có cấu trúc tương tự : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Nếu Khuơng Hữu Dụng nhờ vào tiếng chim để khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên buổi bình minh thì Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ.

Chúc bạn học tốt!

28 tháng 3 2018

Cần xác định đúng nội dung bài viết : Lời nhận định của nhà văn Thạch Lam­ : Lũng yờu thương vô hạn của chú bé Hồng đối với mẹ:
‐ Trong lũng chỳ bộ Hồng luụn mang hỡnh ảnh của người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”. Mặc dù mẹ chú đó bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù non một năm mẹ không gửi cho chú một lá thư hay đồng quà tấm bánh, chú vẫn đầy lũng yờu thương và kính trọng mẹ. Với Hồng, mẹ hoàn toàn vô tội.
‐ TRước những lời lẽ thớ lợ thâm độc của bà cô, Hồng không mảy may dao động “Không đời nào tỡnh thương yêu và lũng kớnh mến mẹ tụi lại bị những rắp tõm tanh bẩn xõm phạm đến..”. Khi bà cô đưa ra hai tiếng em bé để chú thạt đau đớn nhục nhó vỡ mẹ , thỡ chú bé đầm đỡa nước mắt , nhưng không phải chú đau đớn vỡ mẹ làm điều xấu xa mà vỡ “tụi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vỡ sợ những thành kiến tàn ỏc mà xa lỡa anh em tụi để sinh nở một cách giấu giếm …” .Hồng chẳng những không kết án mẹ , không hề xấu hổ trước việc mẹ làm mà trái lại Hồng thương mẹ sao lại tự đọa đầy mỡnh như thế!
Tỡnh yờu thương mẹ của Hồng đó vượt qua những thành kiến cổ hủ. Ngay từ tuổi thơ, bằng trải nghiệm cay đắng của bản thân, Nguyên Hồng đó thấm thía tính chất vụ lớ tàn ỏc của những thành kiến hủ lậu đó “ Giá những cổ tục đó đâyd đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”Thật là hồn nhiên trẻ thơ mà cũng thật mãnh liệt lớn lao! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lũng yờu thương dào dạt đối với mẹ của Hồng.
‐ Cảnh chú bé Hồng gặp lại mẹ và cảm giác vui sướng thấm thía tột cùng của chú khi lại được trở vè trong lũng mẹ: ở đoạn văn này tỡnh yờu thương mẹ của chú bé khồn phải chỉ là những ý nhĩ tỉnh tỏo mà là một cảm xỳc lớn lao, mónh liệt dõng trào, một cảm giỏc hạnh phỳc tuyệt vời đó xõm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm hồn chú bé.
‐ Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mỡnh , chỳ bộ cuống quýt đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi! …”. Nếu người quay lại không phait là mẹ thỡ thật là một điều tủi cực cho chú bé “Khác gỡ cỏi ảo ảnh của một dũng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đó hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngó gục giữa sa mạc”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của chú bé đó được thể hiện thật thấm thía xúc động bằng hình ảnh so sánh đó.
‐ Chú bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, và khi trèo lên xe, chú “ríu cả chân lại” .
Biết bao hồi hộp sung sướng và đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuồng quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thỡ chỳ lại “ũa lờn khúc và cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu đau khổ dồn nén không được giải tỏa suốt thời gian xa mẹ đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ òa…
‐ Dưới cái nhỡn vụ vàn yờu thương của đứa con mong mẹ , mẹ chú hiện ra xiết bao thân yêu, đẹp tươi “với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gũ mỏ”. Chỳ bộ cảm thấy ngõy ngất sung sướng tận hưởng khi được sà vào lũng mẹ, cảm giỏc mà chỳ đó mất từ lõu “Tụi ngồi trờn đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đó bao lõu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú
bé cũn cảm nhận thấm thớa hơi mẹ vô cùng thân thiết với chú “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”
‐ Từ cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm trong lũng mẹ, nhà văn nêu lên một nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “ Phải bé lại và lăn vào lũng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gói rụm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có
một êm dịu vô cùng”. Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực , êm dịu khi ở trong lũng mẹ. Chú không nhớ mẹ đã hỏi gì và chú đã trả lời những gì. Câu nói ác ý của bà cô hôm nào đó hoàn toàn bị chìm đi

5 tháng 12 2016

khocroi ai giúp vs đi mà. help me. cầu xin các bn đấy leuleu

16 tháng 9 2023

Tham khảo

“Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

=> Đoạn văn trên cho ta cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên Sa Pa đầy màu sắc và ánh áng: màu vàng rực rỡ của nắng, màu xanh của rừng cây mênh mông, lấp lánh màu bạc của những ngọn thông rung tít trong nắng, màu tím hoa cà của những cây tử kinh. Thiên nhiên hiện lên sinh động như một bức tranh với vẻ đẹp đặc trưng của nắng, gió, của mây trời giữa vùng núi cao Sa Pa.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có đoạn :… Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng...
Đọc tiếp

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có đoạn :

… Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1.Trong đoạn văn trên, nhân vật chính có nói “từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Theo em, vì sao anh cảm thấy như vậy? Ngoài ra, đoạn trích còn cho ta biết phẩm chất nào của nhân vật anh thanh niên?

0