Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý :
MB : giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật
Thỏ : nhanh nhẹn nhưng lại kiêu căng tự cao tự đại
TB : Lần lượt chỉ ra làm sáng tỏ từng đặc điểm nhân vật và lấy d/c trong văn bản để chứng minh
-Thỏ sinh ra đã có lợi thế hơn 1 số loài vật khác trong đó có rùa . Tuy nhỏ bé nhưng thỏ lại chạy rất nhanh và có thể luần lách đc khắp nơi
D/C:.......(trong văn bản)
-Thỏ có nhược điểm kiêu căng tự cao tự đại . Thỏ thích sinh sự ưa chế giễu ngườ khác
D/C:.......(trong văn bản)
-Thỏ là người vô cùng chủ quan
D/C:.......(trong văn bản)
=> Kết quả thỏ đã bị thua cuộc thất bại 1 cách nhục nhã
Kquát : Hình ảnh thỏ tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội? ở họ có đặc điểm gì như thế nào?Rút ra bài học gì cho bản thân
Như chúng ta biết “Rùa và thỏ” là câu chuyện vô cùng quen thuộc với chúng ta
Còn rùa hiện lên là một người chậm chạp, có ý chí, niềm tin, nghị lực sẽ chiến thắng được thỏ. Và quả thực, nhờ nỗ lực và sự cố gắng không ngừng nên rùa đã thắng thỏ một cách trọn vẹn.
Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.
Phân tích nhân vật rùa:
- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ
- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.
- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.
+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.
- Mở rộng:
+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.
- Bài học từ nhân vật Rùa:
+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.
+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.
Đoạn văn tham khảo
Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.
Câu chuyện rùa và thỏ để lại nhiều suy nghĩ trong lòng bạn đọc. Đọc câu chuyện, ta thêm hiểu về sự chủ quan và nỗ lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chủ quan, chúng ta sẽ dễ rơi vào cảnh thất bại như thỏ. Việc coi thường người khác chỉ khiến ta thụt lùi. Bởi, bất kì ai cũng có thể cố gắng và đạt kết quả tốt. Chúng ta phải luôn ý thức về việc rèn luyện mình, thay đổi bản thân mỗi ngày để trở nên tốt hơn.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vị đại, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người là biểu tượng là trái tim linh hồn của mảnh đất phương Nam yêu dấu này. Cả cuộc đời này Người đã cống hiến hết mình cho đất nước trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, doanh nhân văn hóa thế giới.
Hồ Chí Minh con người vĩ đại, lãnh tụ của một dân tộc. Ở Người có sự kết tinh của tất cả những gì tinh túy nhất. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước. Vốn sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước nên Người đã có cho mình tình yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc. Năm 1911, tại bến cảng nhà Rồng, chàng trai trẻ 21 tuổi, với đôi bàn tay trắng đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm bôn ba xứ người, Người vừa làm tất cả những công việc nặng nhọc vừa học hỏi, tìm ra lối đi đúng đắn nào cho cả một dân tộc, dẫn dắt cả một dân tôc, đưa đất nước ta đi đến bến bờ độc lập. Với lý tưởng Cách mạng của Người, không ngại nguy hiểm khó khăn, không quản con đường phía trước có nguy nan như thế nào, Người vẫn không từ bỏ, cùng nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ chống Pháp thành công. Tài mưu lược quân sự cùa Người thể hiện rõ qua những chiến thắng vẻ vang của dân tôc, đã được lịch sử chứng minh. Người chính là người anh hùng giải phóng dân tộc, là ánh sáng của dân ta trong suốt những tháng ngày đen tối cùng cực trong cuộc đời mỗi con người trên mảnh đất nơi đây. Sự vĩ đại của Người còn thể hiện ở sự bình dị trong cuộc sống, cách ứng xử, tình cảm của Người dành cho con dân đất Việt. Người luôn quan tâm đến mọi người, từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên đến người già. Bác luôn để lại ấn tượng đẹp trong tim mỗi người mà Bác gặp vì vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác. Trong từng lời nói của Bác đều ẩn chứa những luân lý đạo đức nhưng không khô khan mà nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người.
Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc bên cạnh mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân. Người từng nói: “Suốt đời tôi có một ham muốn tột bậc, ham muốn tột bậc của tôi là đất nước ta được độc lập dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc”. Bác quan tâm đến cuộc sống mỗi ngày của mọi người dân, săn sóc lo toan như chăm lo cho chính đứa con của mình. Đau từng khúc ruột khi đồng bào ta lầm than đói khổ, sống tiết kiệm giản dị như bao người dân chân chất nơi thôn quê. Hình ảnh Người với chiếc áo kaki màu bạc, đôi dép cao su, chòm râu bạc của Người. Lời thủ thỉ quan tâm chăm lo của người in đậm trong tim mỗi con dân đất Việt:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người"
(Tố Hữu )
Không những là một lãnh tụ tài ba, nhà quân sự chiến lược, Người còn là một nghệ sĩ, một nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời Người không chỉ là cuộc đời của một chiến sĩ mà còn là một thi sĩ. Với bài báo “ Những Người cùng khổ” như một ngòi nổ, vạch trần bộ mặt giả dối, tội ác của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập thơ “ Nhật ký trong tù”,” Cảnh khuya”,” Đi thuyền sông Đáy”,…với hai bản luận cương chính trị nổi tiếng là” Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Bản tuyên ngôn độc lập”. Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc chính vì thế Người có cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,thanh cao và giản dị,giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam . Chất thi sĩ cùng chiến sĩ hòa cùng làm nên một cốt cách Hồ Chí Minh, để lại cho thế hệ trẻ những di sản thơ ca vô cùng giá trị. Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn được thế hệ trẻ chúng ta noi theo và học tập. Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của những người trẻ tuổi như học sinh chúng em. “Học tập tốt, lao động tốt”, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, … là những lời dạy mà chúng em không thể nào quên được. Càng được học, càng tìm hiểu về Bác Hồ, em thấy càng tự hào vì nước Việt Nam của chúng ta nhỏ bé nhưng lại sinh ra những danh nhân không hề bé nhỏ.
Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, là người con anh hùng của đất nước Việt Nam, đồng thời là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác là ánh sáng của lý tưởng và niềm tin trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng sao dường như vẫn đang dõi theo từng bước tiến của dân tộc. Và Bác Hồ của chúng ta sẽ sống mãi cùng non sông đất nước.
Nhân vật cậu bé chăn cừu trong câu chuyện "Cậu bé chăn cừu" để lại cho ta nhiều bài học và ý nghĩa. mà ta cần học hỏi Cậu bé hiện lên là một cậu bé với công việc hằng ngày là chăn cừu. Mỗi ngày, cậu đều dắt đàn cừu ra ngoài đồng để gặm cỏ xung quanh còn cậu thì nằm trên cánh đồng nhìn chúng. Công việc của cậu là chỉ cần canh chừng đàn cừu khỏi lũ sói đói và lùa đàn cừu trở về làng khi trời sụp tối. Việc chăn cứu cứ lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác như thế, nên cậu bé cảm thấy buồn chán trong lòng và quyết định nghĩ ra trò lừa mọi người trong làng một vố cho vui. Trước đó, người dân trong làng đã dặn cậu bé rằng nếu nhìn thấy đám sói đói kia xuất hiện thì hãy hét to lên để họ có thể chạy đến giúp cậu nhanh nhất. Nghe thấy tiếng cậu bé la thất thanh, những người đàn ông trong làng hốt hoảng bỏ dở việc đang làm, ngay lập tức chạy đến ngay cánh đồng chăn cừu để giúp cậu đuổi sói. Nhìn thấy cảnh tượng lúc ấy, cậu bé cảm thấy rất thích thú vì mọi người đã hối hả chạy tới, tay cầm chiên, cuốc, gậy gộc và hét to để đuổi sói. Khi chạy đến nơi, mọi người nhìn xung quanh nhưng chắng thấy con sói nào cả. Họ đếm lại số cừu và chắc chắn rằng không có con nào bị bắt mất nên họ yên tâm quanh trở về nhà. Họ chỉ nghĩ rằng đám sói vì nghe tiếng la kêu cứu và tiếng hô hào đuổi bắt của người dân nên đã hoảng sợ mà bỏ chạy đi mất. Trong khi đó, cậu bé cười ngặt nghẽo đắt chí và nghĩ mình thật thông minh khi lừa được người dân trong làng. Ngày hôm sau, ra đồng chăn cừu cậu lại nảy ý định tiếp tục lừa mọi người. Cậu hét to: “Có sói! Cứu cháu với! Sói sẽ ăn thịt cừu của cháu mất”. Rồi cậu tiếp tục hét lên và chạy về phía làng: “Lại có sói! Cứu cháu với! Có sói! Có sói!”. Một lần nữa, khi nghe tiếng la hét kêu cứu của cậu bé chăn cừu mọi người lại bỏ hết công việc đang làm mà chạy đến giúp cậu đuổi sói. Họ đã nghĩ rằng hôm qua đám sói đã vụt mất mòi ngon có lẽ hôm nay chúng sẽ rất đói nên mọi người đã cố gắng chạy thật nhanh và tạo ra nhiều tiếng ồn hơn khi chạy để lũ sói nghe được mà khiếp sợ rồi bỏ chạy. Cậu bé cười ngặt nghẽo khi nhìn thấy dân làng vừa chạy hối hả, vừa la hét để lũ sói sợ. Nào ngờ đến nơi chẳng có con sói nào ở đấy cả. Khi nhìn thấy cậu bé luôn miệng cười khoái chị, những người trong làng đã ngầm hiểu ra rằng cậu bé đang cố ý gây dựng để đánh lừa mọi người. Họ đã rất tức giận và nói với cậu: “Này thằng bé kia, hãy coi chừng đấy. Rồi sẽ đến lúc mày phải kêu cứu thảm thiết mà chẳng ai chạy đến cứu đâu!”. Nghe dân làng nói thế, cậu bé chẳng hề thấy có lỗi hối hận mà lại càng cười to hơn. Một ngày nọ, có một con sói hung dữ đang dần tiến xuống cánh đồng, đó là một con sói thật sự. Nó nhìn thấy đàn cừu đang gặm cỏ ngon lành bèn chạy xông vào. Cậu bé chưa bao giờ trông thấy một con sói nào lớn và hung tợn đến như vậy, cậu không biết mình phải làm gì để bảo vệ đàn cừu khỏi nguy hiểm. Lúc này cầu mới chạy thật nhanh về làng để cầu cứu, cậu vừa chạy vừa hét lớn: “Sói! Có một con sói to! Có một con sói thật đang đến!”. Người dân trong làng ai cũng đều nghe thấy tiếng la hét đó, nhưng mọi người lại nghĩ đến việc bị lừa hai lần trước nên chẳng thèm quan tâm và vẫn tiếp tục ngồi trò chuyện về nhau. Dù cậu bé đã dùng mọi lời nói cố gắng thuyết phục mọi người tin vào lời nói của mình, tin rằng lần này thật sự là một con sói to đã xuất hiện đang muốn ăn thịt đàn cừu. Nào ngờ họ mặc kệ cậu chỉ cười và bảo: “Chắc thằng nhóc này lại bày trò để lừa chúng ta nữa đấy”. Thế là cậu bé đành bỏ cuộc và quay trở lại cánh đồng. Về đến nơi, cậu bé thấy đàn cừu của mình đã bị đám sói đói kia ăn thịt hết. Lúc này cậu bé mới ngồi xuống và bật khóc. Cậu biết rằng tất cả đều là lỗi của cậu. Cậu đã lừa mọi người trước và không ai còn tin một kẻ nói dối cả, thậm chí là khi kẻ đó đang nói thật. Từ đó ta có thể thấy chú bé chăn cừu là một đứa bé hư, không ngoan, luôn đi lừa gạt người khác. Chúng ta không nên học theo chú bé chăn cừu. Như vậy trong cuộc sống chúng ta cần trung thực, không được nói dối, lừa gạt người khác.