B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

 

...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1

Trong truyện ngắn 'Bức tranh của em gái tôi' của Tạ Duy Anh, Kiều Phương là một cô bé tài năng và đáng yêu. Cô bé được anh trai quen gọi là Mèo vì 'mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn'. Cô bé tự chế màu vẽ, vẽ nên những bức tranh sinh động về những sự vật quen thuộc trong nhà. Từ con mèo vằn đến cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng khi vào tranh của cô bé đều trở nên ngộ nghĩnh, dễ thương. Khi chú Tiến Lê phát hiện tài năng của bé Phương, chú đã giới thiệu cô bé tham gia trại thi vẽ quốc tế. Bức tranh 'Anh trai tôi' của cô bé đã được trao giải nhất. Qua câu chuyện, ta thấy Kiều Phương là một cô bé có tài năng hội họa và yêu thương anh trai mình, đã giúp anh trai nhận ra lỗi lầm bằng tài năng và tấm lòng nhân hậu.

9 tháng 12 2023

                                         Bài làm

Trong truyện “Tấm Cám” em không thích nhân vật mụ dì ghẻ. Dì ghẻ là một người đàn bà độc ác, một tay bà ta đã tạo nên bao đau khổ, bất hạnh cho cuộc đời của cô Tấm. Để con gái mình có được cuộc sống vinh hoa, phú quý bà ta đã nhẫn tâm tước đoạt mọi thứ tốt đẹp của Tấm, thậm chí hết lần này đến lần khác đẩy Tấm vào con đường chết. Sự độc ác, vô nhân tính của mụ dì ghẻ và Cám cuối cùng cũng phải nhận lấy hậu quả thích đáng. Kết thúc truyện, mẹ con Cám phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Tấm Cám là truyện cổ tích đặc sắc viết về cuộc đấu tranh giữa thiện-ác, tốt-xấu trong xã hội. Qua đây em muốn dành cho nhân vật một bài học là: cái thiện chiến thắng cái ác, cuộc sống luôn công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, kẻ sống ác sẽ phải nhận quả báo.

9 tháng 12 2023

em thích nhân vật doremon trong chuyên doremon vì doremo rất thân thiết với lopita 

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Tình bạn      Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:    - Cứu tôi với!     Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.    Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Tình bạn

     Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

   - Cứu tôi với!

    Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

   Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

    - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

131

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

VD: Chú Cún con rất thông minh. 

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp :

Cậu đừng nói thế , chúng mình là bạn mà

16 tháng 3 2019

Thiếu nhi chúng em ai mà chẳng yêu hoa. Đứa thì thích hoa hồng, hoa huệ, đứa thích hoa lan, hoa cúc, đồng tiền, cẩm chướng… Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương. Chao ôi! Nhìn những bông hoa hướng dương như những cái đĩa, tròn xoe đơm đầy xôi vàng rực cứ chao qua chao lại dưới nắng mai hồng, trông mới hấp dẫn làm sao! Hướng dương thuộc loại thân mềm, ruột xốp. Những chiếc lá to như tai voi rất dễ hứng gió. Bông hướng dương lại vừa to vừa nặng. Chỉ cần một ngọn gió mạnh chút xíu lùa qua là có thể làm thân cây nghiêng ngả, có lúc gãy gập xuống. Vì vậy mà mỗi gốc hướng dương, em phải cắm thêm một cọc phụ hỗ trợ cho cây khỏi bị đổ.

Hok tốt !

16 tháng 3 2019

Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc và nhọn. Càng lên trên, thân càng nhỏ. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lây ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân.

Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa, khẽ đung đưa trước gió. Còn những bông hoa hồng thì thật tuyệt vời. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được "nàng công chúa kiều diễm" khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy. Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Cái nhị thì ẩn mình lấp ló như một cô bé mắc cỡ trước người lạ. Đứng cạnh bông hồng đã nở là một nụ hoa đang độ hàm tiếu chờ ngày khoe sắc với muôn hoa trong vườn. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.

I - Đọc thành tiếng (4 điểm) II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm) Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU      Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những...
Đọc tiếp

I - Đọc thành tiếng (4 điểm)

II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU

     Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Theo Văn Thảo)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)

A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi

B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa

C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)

A. 3 câu

B. 4 câu

C. 5 câu

Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)

A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động

B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên

C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)

A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi

B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung

C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

171
14 tháng 5 2021

1. B, C

2. B

3. B

4. A, B, C

15 tháng 5 2021

Câu 1. C                                                                                                                                           Câu 2. A

25 tháng 4 2018

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi đó cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Cây gạo     Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cây gạo

    Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

    Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

185
13 tháng 5 2021

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.


(Ko thấy phần in đậm)

14 tháng 5 2021

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. Mùa nào cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) 1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Ong Thợ      Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Ong Thợ

     Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

    Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

Theo Võ Quảng.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây.

B. Trên vòm lá.

C. Trong gốc cây.

D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ.

B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen

D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?

Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em.

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:…………………………….

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?

336
13 tháng 5 2021

Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?

A. Trên ngọn cây.

B. Trên vòm lá.

C. Trong gốc cây.

D. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

D. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Ong Thợ.

B. Quạ Đen, Ông mặt trời

C. Ong Thợ, Quạ Đen

D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời

Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

D. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?

Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em.
Ong Thợ khi gặp Quạ Đen đã vô cùng dũng cảm.

Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

A. Ông mặt trời nhô lên cười.

B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.

C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.

D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.

Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là: Ong Thợ, những bông hoa

Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
Ong Thợ kiếm mật về tổ ong.

14 tháng 5 2021

1.C 

2.A

3. C

4.C

5. B

6.

 

17 tháng 5 2021

Cứ vào mùa xuân chùa làng em lại tổ chức lễ hội thật tưng bừng. Có hàng ngàn người tham dự, quần áo đủ màu. Trước cổng chùa là lá cờ ngũ sác phất phới bay. Tấm vải đỏ tươi làm nổi bật hàng chữ: "Chúc mừng năm mới" màu vàng dang ngang trước cổng chùa càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của lễ hội. Giữa sân chùa, trên cây đu hai anh thanh niên đang lún chân đẩy chiếc đu bay bổng lên cao trước sự trầm trồ thán phục của mọi người. 

    Bà em vẫn nói lễ hội chùa là để con cháu nhớ đến tổ tiên và càng thêm gắn bó tình làng nghĩa xóm.

17 tháng 5 2021

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.

11 tháng 12 2019

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị)

Gợi ý làm bài:

• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?

• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

• Em thích nhất điều gì?

• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba ngày ở nhà dì Phượng - bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi "Cửa hàng tạp hóa", chỗ thì ghi "Cửa hàng vải sợi", "Kim khí điện máy", "Tiệm giày da", "Quần áo may sẵn" v.v... Đường xá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những ghế đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.

14 tháng 5 2021

Trong sân trường em có rất nhiều cây xanh. Hàng tuần, em và các bạn trong lớp tổ chức quyét dọn vệ sinh sân trường. Chúng em quyét sạch những lá cây rụng đầy sân trường để luôn giữ gìn sân trường sạch đẹp. Cứ vào mùa xuân, trường em phát động tổ chức trồng cây xanh trong sân trường và xung quanh ngôi trường em đang học. Mỗi năm em trồng thêm một cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường. Em luôn nhắc nhở bạn bè em luôn phải chăm sóc cây xanh để cây cho bóng mát và cho con người không khí mát lành.