K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1

ko đăng linh tinh bn nhé

21 tháng 1

Olm chào em đây là diễn đàn để cộng đồng tri thức trao đổi học liệu, kỹ năng, kinh nghiệm học tập sao cho hiệu quả, kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp để có thể thành công trên bước đường mà mỗi chúng ta đang bước tới. Vì vậy em vui lòng không đăng những câu mờ nhạt, thiếu ý nghĩa lên diễn đàn. Chúng ta hãy cùng chung tay xây đắp một cộng đồng văn minh, thân thiện, lành mạnh và công bằng em nhé. Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm.

15 tháng 11 2016

Hình thức thủy sản phổ biến nước ta:nuôi trong các vực nước tĩnh

Địa phương em thường nuôi loại thủy sản : cá

A:nuôi trong các vực nước tĩnh

B:nuôi trong lồng , bè ở các mặt nước lớn

C:nuôi chắn sáo , đăng quân

16 tháng 11 2016

-Hình thức nuôi thủy sản phổ biến nhất ở nước ta là: nuôi trong các vực nước tĩnh; nuôi trong lồng, bè ở các mặt nước lớn.

-Ở địa phương em thường nuôi:

+tôm theo hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng.

+cá tra theo hình thức nuôi trong các vực nước tĩnh.

-Các hình thức nuôi thủy sản phù hợp với:

+Hình A: nuôi trong các vực nước tĩnh.

+Hình B: nuôi trong lồng, bè ở các mặt nước lớn.

+Hình C: nuôi chắn sáo, đăng quầng.

Chúc bạn học tốt!

31 tháng 10 2016

Chăn nuôi theo phương thức thả rông:

Ưu điểm: mức đầu tư thấp, kĩ thuật chăn nuôi đơn giản, chất lượng sản phẩm mang đặc tính tự nhiên nên thơm ngon

Nhược điểm: năng suất thấp và phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên

Chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt:

Ưu điểm: ít phụ thuộc vào các điều kiện của tự nhiên, cho năng suất cao và ổn định.

Nhược điểm: đòi hỏi phải có sự đầu tư về chuồng trại, thức ăn, phương tiện và kĩ thuật chăn nuôi, nhất là chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn.

31 tháng 10 2016

thank

- Thu hoạch nông sản để: đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.

- Bảo quản nông sản để: hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.

29 tháng 11 2016

Nghệ => rửa sạch => bỏ vỏ => thái nhỏ => xay nhuyễn cùng một ít nước => lọc => hòa nước cốt với hỗn hợp nước (trong 4h) => bỏ phần nước, lấy tinh bột phơi cho khô => tinh bột nghệ.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 3 2019

1)

Hậu quả của việc phá rừng:

-Làm biến đổi khí hậu

-Gây sạt lở,lũ quét,xói mòn đất

-Thiếu nước,giảm lượng khí oxi và tăng lượng khí cacbonic

2)

tuyên truyền vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi, nên trồng cây gây rừng
phải bảo vệ môi trường bằng nhiều cách khác nhau như
- lựa chọn những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí
- không xả rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ
- không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa

25 tháng 3 2019

1.*Hậu quả của việc phá rừng :

- Gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản

- Hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.

*Hậu quả của việc cháy rừng:

- Mất cân bằng sinh thái

- Mất môi trường sống của sinh vật

- Ô nhiễm môi trường

- Mất một số động ,thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

- Thực vật bị chết dẫn đến lũ lụt , xạt lở

2. Để góp phần bảo vệ rừng, bản thân em cần phải :

- Tuyên truyền cho mọi người biết về lợi ích của rừng : là tài nguyên quý, vì vậy mỗi chúng ta cần chung tay để bảo vệ rừng :

+ Không chặt phá rừng bừa bãi

+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

+ Chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Mở rộng diện tích rừng

- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng

- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng ở địa phương và ở nơi mình hoạt động

- Sử dụng tài nguyên rừng hợp lí

- Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên

(Mk chỉ có một số biện pháp đó thôi nha)

11 tháng 9 2016

Lượng phân bón mà cây trồng không sử dụng được do bón không đúng kỹ thuật bị bốc hơi, rửa trôi hoặc bị đất giữ chặt. Vì vậy mỗi loại phân phải có cách bón phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng. Xin đưa ra một số lưu ý khi sử dụng đạm, lân và kali. + Đối với phân đạm: Cần bón đạm nhiều cho cây trồng ở giai đoạn đầu để cây phát triển mở rộng diện tích quang hợp (phát triển thân lá, đẻ nhánh, phân cành tạo tán) là tiền đề để cây cho năng suất cao. Bón đạm phải căn cứ vào đất đai, lượng mưa hay cây trồng trước (đất có thành phần cơ giới nhẹ phải bón nhiều lần, lượng mưa lớn thì nên giảm đạm bón, cây vụ trước làm giàu đạm cho đất thì vụ sau bón ít đạm…).  + Bón lân: Vì lân được SX chủ yếu theo 2 cách (dùng axit sunphuric đặc để khử quặng thành lân (lân supe) nên lân này có PH từ 4 - 4,5(gây chua đất). Bón lân nên kết hợp với phân chuồng. Tốt nhất supe lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất. * Lưu ý: Khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô. Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt. + Với phân kali: Bón kali cho cây trồng cần tìm hiểu về nhu cầu của cây đối với loại phân này ở từng thời kỳ sinh trưởng. Từng loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu về kali khác nhau…(thời kỳ phát triển sinh dưỡng cần ít, thời phát triển sinh thực cần nhiều đặc biệt là cây lấy củ, quả). Mặt khác, nông dân cũng cần biết những loại đất nào giàu kali và ngược lại. Cụ thể là trên đất thịt nhẹ hoặc cát pha cần bón đủ lượng kali bằng hoặc hơn một chút lượng cây trồng lấy đi. Khi bón nên chia ra bón nhiều lần để hạn chế rửa trôi. Không nên bón kali lượng lớn một lúc khi mới bắt đầu gieo trồng. Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng cần có ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng. Sẽ là sai lầm nếu chỉ bón kali thời kỳ cây ở giai đoạn sinh thực. Phân kali đều dùng làm phân lót, đặc biệt cần phải lót phân kali trên đất vụ trước trồng cây lấy củ. Khi bón kali nên trộn đều vào đất. Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng thì giảm lượng kali. Đất có tỷ lệ sét nhiều hoặc đất để ải cách vụ thì bón kali ít hơn các chân đất khác...

11 tháng 9 2016

thiên tai thì có chứ thiên tài

 

2 tháng 10 2016

Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.hiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

2 tháng 10 2016

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng