1.Gọi trọng lượng của vật là P (N), khối lương của vật là m (kg). Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là:
A. P = m
B. P = 10m
C. P = 100m
D. P = 1000m
2.Trọng lượng của một vật đặt trên sàn là
A.Lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật
B.Lực của mật sàn tác dụng vào vật
C.Độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật
D.Khối lượng của vật
3.Trường hợp nào sau đây là thí dụ về lực hút của Trái Đất có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động
A.Một vật được ném thì bay lên cao
B.Một vật được thả thì rơi xuống
C.Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang
Quả bóng được đá thì lăn trên sân
4.Trọng lượng của một vật 40 gam là
A.0,4 N
B.4 N
C.40N
D.400 N
5.Lực hút của Mặt Trăng nhỏ hơn lực hút của Trái Đất 6 lần. Một vật cân trên mặt đất có khối lượng là 60kg. Khi mang lên Mặt Trăng, khối lượng và trọng lượng của vật đó lần lượt là
A.60kg và 100N.
B.6kg và 100N.
C.60kg và 60N.
D.6kg và 600 N.
6.Lực hấp dẫn của một quyển sách đặt trên mặt bàn là
A.lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách
B.khối lượng của quyển sách
C.lượng chất chứa trong quyển sách
D.lực hút của Trái Đát tác dụng vào quyển sách
7.Lực nào sau đây không thể là lực hút của Trái Đất
A.Lực tác dụng vào một vật nặng đang rơi
B.Lực do mặt bàn tác dụng lên quyển sách đặt yên trên mặt bàn
C.Lực tác dụng vào các giọt nước mưa đang rơi
D. Lực do vật tác dụng lên dây treo
8.Phát biểu nào sau đây là sai?
A.Khối lượng được đo bằng gam
B.Kilogam là đơn vị đo khối lượng
C.Trái Đất hút các vật
D.Không có lực hấp dẫn trên Mặt Trăng
9.Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450 gam. Số đó cho biết
A.khối lượng của hộp sữa
B.trọng lượng của hộp sữa
C.khối lượng của sữa trong hộp
D.trọng lượng của sữa trong hộp
10.Một vật có khối lượng 25 kg thì có trọng lượng tương ứng là:
A. 250N
B. 2500N
C. 2,5N
D. 25N
Trọng lượng là lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật thể do sự hấp dẫn của Trái Đất. Trọng lượng được tính bằng công thức: 𝐹 = 𝑚 ⋅ 𝑔 F=m⋅g Trong đó: 𝐹 F là trọng lượng của vật thể (tính bằng Newton, N), 𝑚 m là khối lượng của vật thể (tính bằng kilogram, kg), 𝑔 g là gia tốc trọng trường của Trái Đất (khoảng 9.8 m/s² ở mặt đất). Lực hút của Trái Đất là lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên các vật thể xung quanh, trong đó có cả các vật thể ở trên bề mặt hoặc trong không gian. Lực này phụ thuộc vào khối lượng của Trái Đất và vật thể, cũng như khoảng cách giữa chúng. Định lý về lực hấp dẫn giữa hai vật thể được mô tả bởi công thức của Isaac Newton: 𝐹 = 𝐺 ⋅ 𝑚 1 ⋅ 𝑚 2 𝑟 2 F=G⋅ r 2 m 1 ⋅m 2 Trong đó: 𝐹 F là lực hấp dẫn giữa hai vật thể, 𝐺 G là hằng số hấp dẫn (6.674 × 10⁻¹¹ N·m²/kg²), 𝑚 1 m 1 và 𝑚 2 m 2 là khối lượng của hai vật thể, 𝑟 r là khoảng cách giữa hai vật thể.
Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật, có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía của trái đất