K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1

Lý nhã Kỳ xinh đẹp của con 

TT
tran trong
Giáo viên
5 tháng 1

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trong lịch sử có nhiều điểm chung về chính trị, kinh tế và xã hội, mặc dù mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt và đã phát triển theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố chung giữa các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á trong các lĩnh vực này:

1. Chính trị

Quyền lực tập trung vào vua (quân chủ tuyệt đối):

Hầu hết các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đều có hệ thống quân chủ chuyên chế. Vị vua được coi là tối cao và là người cai trị đất nước, thường là sự kết hợp giữa quyền lực chính trị và tôn giáo. Vua được coi là con trời, có quyền lực tuyệt đối và được thần thánh hóa, điều này xuất hiện rõ ràng ở các quốc gia như Khmer (Campuchia), Sukhothai (Thái Lan) và Đại Việt (Việt Nam).

Chế độ phong kiến phân cấp:

Dưới vua, quyền lực được phân chia cho các quan lại và lãnh chúa địa phương, tạo thành hệ thống phong kiến với các tầng lớp quý tộc, quan lại và nông dân. Những quan lại này được giao nhiệm vụ quản lý đất đai, thu thuế và duy trì trật tự xã hội.

 

Liên kết với tôn giáo:

Chính trị thường có sự kết hợp với tôn giáo. Vị vua không chỉ là người cai trị thế gian mà còn có vai trò như một người đại diện của thần linh, như trong trường hợp các vua Khmer hoặc vị vua Phật giáo ở Sukhothai.

2. Kinh tế

Nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế:

Kinh tế ở các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Những khu vực đồng bằng như Mê Kông (Campuchia, Việt Nam), Chao Phraya (Thái Lan), và Irrawaddy (Myanmar) là những vùng đất trù phú, nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển nông nghiệp.

Chế độ sở hữu đất đai:

Đất đai trong các quốc gia phong kiến thường được vua cấp phát cho các quan lại hoặc lãnh chúa, và người nông dân phải làm nông nghiệp thuê hoặc nộp thuế cho các lãnh chúa này. Những người nông dân này chủ yếu làm việc trên đất của quý tộc, trong khi các tầng lớp thương nhân và thủ công phát triển ít hơn.

 

Thương mại phát triển mạnh mẽ:

Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là ở Champa, Srivijaya, và Majapahit, đều tham gia vào thương mại quốc tế. Các sản phẩm nông sản, gia vị, hương liệu, và hàng hóa thủ công như đồ sứ, vải vóc được trao đổi với các nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Hồi giáo. Các cảng biển như Malacca (Malaysia), Srivijaya (Indonesia) và Cambodia trở thành những trung tâm thương mại quan trọng.

3. Xã hội

Chế độ đẳng cấp:

Cấu trúc xã hội trong các quốc gia phong kiến Đông Nam Á rất phân hóa. Cũng giống như ở châu Âu, xã hội được chia thành nhiều tầng lớp:

Quý tộc và hoàng gia: Nắm giữ quyền lực và tài sản.

Các quan lại và sĩ phu: Là tầng lớp trung gian giữa vua và nông dân.

Nông dân: Là tầng lớp chiếm đa số trong xã hội, làm việc trên đất đai của quý tộc hoặc nhà nước.

Nô lệ: Cũng tồn tại trong một số quốc gia, đặc biệt trong các xã hội có chế độ nông nô.

Tôn giáo và tín ngưỡng:

Tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội phong kiến Đông Nam Á. Hindu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính có ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt là ở Khmer (Campuchia), Sukhothai (Thái Lan), và Majapahit (Indonesia). Những nghi lễ tôn giáo, đền đài và hình ảnh thần thánh đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, và việc tham gia các hoạt động tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi tầng lớp.

 

Đời sống văn hóa và nghệ thuật:

Văn hóa nghệ thuật như kiến trúc, múa, âm nhạc và văn học phát triển mạnh mẽ. Các đền đài, tượng Phật, phù điêu, các tác phẩm văn học như sử thi Ramayana hay Mahabharata (Ảnh hưởng từ Ấn Độ) được thể hiện qua các công trình như Angkor Wat (Campuchia), Banteay Srei, và các ngôi chùa tại Myanmar và Thái Lan.

7 tháng 11 2016
Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt ba thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.
 
Xã hội phong kiến châu Âu:
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau XH phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị : Quân chủ.
 
1.Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý ? các cuộc phát kiến địa lý tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu ?2.Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ? nét chính về sự ra đời các quốc gia Đông Nam Á phong kiến ?3.Thế nào là chế độ quân chủ, lấy ví dụ ở phương Đông và Châu Âu ?4.Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi...
Đọc tiếp

1.Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý ? các cuộc phát kiến địa lý tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu ?

2.Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ? nét chính về sự ra đời các quốc gia Đông Nam Á phong kiến ?

3.Thế nào là chế độ quân chủ, lấy ví dụ ở phương Đông và Châu Âu ?

4.Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập ?

5.Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước, Những việc làm của nhà Đinh có ý nghĩa như thế nào ?

6.Tại sao nhà Lý dời đô về Thăng Long việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long có ý nghĩa gì ?

7.Em hãy nêu những công lao đóng góp của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống xâm lược Tống thời Lý  ?

8.Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến tháng này ?

Giúp iem vs ạ đag cần gấp lắm!!

1
6 tháng 2 2022
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. - Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. - Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu...

23 tháng 10 2016

Câu 1:

Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất và những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải như la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu.

Những cuộc phát kiến địa lí lớn:

- Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi ( năm 1487 )

- V.Đơ-ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ ( năm 1498 )

- Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ ( năm 1492 )

- Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất ( năm 1519-1522 )

Ý nghĩa:

- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản ở châu Âu.

23 tháng 10 2016

Câu 1.

=> Các nhà hàng hải, các cuộc phát kiến địa lí diễn ra vào cuối thế kỉ XV và đầu thế kỉ XVI

Nguyên nhân là: Do sản xuất phát triển, tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn; hải đồ; kĩ thuật đóng tàu

Câu 2.

Cuối thế kỉ X, người Giec-Man đã xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây thành lập nhiều vương quốc mới

- Xã hội hình thành các tầng lớp mới:

+ Lãnh chúa phong kiến

+ Nông nô

=> Xã hội phong kiến được hình thành

 

22 tháng 10 2021
`-` Ngày nay, khu vực Đông Nam Á gồm 11 nước : Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo`-` Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:

`+`Vương quốc Campuchia của người Khơme

`+` Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.

`+` Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava,...


   
22 tháng 10 2021

Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?

- Khu vực Đông Nam Á ngày nay bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Thái Lan và Bru-nây.

nét chính về sự ra đời các quốc gia Đông Nam Á phong kiến ?

Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến

Thế kỷ X - XVIII hình thành, phát triển và thịnh đạt:

 Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu

Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm

3 tháng 10 2017

cơ sơ kinh tế chính là nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và một sô ngành thu công nghiệp san xuất khép kín trong công xã nông thôn bóc lột bằng địa tô

có 2 giai cấp đó là địa chủ và nông dân lĩnh canh

chế độ quân chủ là chế độ do vua đứng đầu, quyền lực tập chung trong tay vua từ khi mới thành lập gọi là chế độ quân chủ

4 tháng 10 2016

- Xã hội phông kiến gồm 2 giai cấp :Lãnh chúa phong kiến và nông nô

- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.

4 tháng 10 2016

xã hội phong kiến bao gòm các giai cấp : vua , quý tộc - quan lại , nông dân , nô lệ .

- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.