K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chỉ ra các trợ từ , thán từ hay tình thái từ và nói rõ công dụng của mỗi từ đó trong đoạn trích sau : " Khốn nạn ... Ông giáo ơi ! .... Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về , vẫy đuôi mừng . Tôi cho nó ăn cơm . Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà , ngay sau nó , tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên . Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên , hai thằng chúng nó chỉ loay...
Đọc tiếp

Chỉ ra các trợ từ , thán từ hay tình thái từ và nói rõ công dụng của mỗi từ đó trong đoạn trích sau : 

" Khốn nạn ... Ông giáo ơi ! .... Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về , vẫy đuôi mừng . Tôi cho nó ăn cơm . Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà , ngay sau nó , tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên . Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên , hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại . Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! ... Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi , nó kêu ư ử , nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : " A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà  lão đối xử với tôi như thế này à ? " Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa  một con chó , nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó ! "

0
9 tháng 12 2019

Môi trường là nơi cung cấp nơi ở và nhiều thứ khác cho chúng ta, nhưng hiện nay, môi trường đang trong giai đoạn ô nhiễm trầm trọng, ở khắp các nơi đều thấy những rác là rác và những vật ô nhiễm,...Ôi! Mỗi lần xả rác thải bừa bãi là một lần có tội, biết bao nhiêu bệnh tật nảy sinh, cây cối phải chết dần chết mòn, trái đất đang nóng lên vì tình trạng ô nhiễm...Chúng ta đã bao giờ nghĩ đến những hậu quả to lớn đó chưa? "Chưa!" Than ôi!, những bệnh tật và những hậu quả xấu đang dần dần hiện ra trước mắt...mà những người gây ra hậu quả đó là những người chưa có ý thức bảo vệ môi trường. Chính là chúng ta, chính như chúng ta phải nhận lấy nó!!! Vậy tại sao không đứng lên để bảo vệ lấy chính chúng ta, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta..." hãy cùng nhau chung tay góp sức để bảo vệ môi trường, chỉ bằng một việc làm nhỏ : không xả rác bừa bãi."

* Trợ trừ: Những, biết bao nhiêu.

* Thán từ: Ôi, than ôi.

* Câu ghép: " hãy cùng nhau chung tay góp sức để bảo vệ môi trường, chỉ bằng một việc làm nhỏ : không xả rác bừa bãi."; Môi trường là nơi cung cấp nơi ở và nhiều thứ khác cho chúng ta.

* Phép nói giảm nói tránh: " những người chưa có ý thức bảo vệ môi trường " thay vì nói : " những người không có ý thức, những người có ý thức tồi tệ về vấn đề bảo vệ môi trường "

# Học tốt #

2 tháng 1 2022

Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

2 tháng 1 2022

Tham khảo đou tự tiện quá nhỉ?

NÓI KHOÁC GẶP NHAU Anh nọ được dịp nói khoác: – Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái. Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe...
Đọc tiếp

NÓI KHOÁC GẶP NHAU

Anh nọ được dịp nói khoác:

– Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:

– Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:

– Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.

Anh kia cười ranh mãnh:

– Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?

          (Truyện cười dân gian Việt Nam).

 

CÂU HỎI

1.Truyện cười trên có ý nghĩa gì?

2. Theo em, nêu những thủ pháp gây cười của truyện cười trên?

3. Xácra định những câu nói của nhân vật có ý nghĩa hàm ẩn?

4.Tìm một câu nói có nghĩa hàm ẩn và xác định ý nghĩa hàm ẩn của câu nói đó?

5. Nêu ít nhất 2 từ địa phương được sử dụng trong văn bản trên?

6. Nhân vật chính trong văn bản trên?

7. Chủ đề của truyện?

8. Từ truyện cười trên, em rút ra những bài học gì về cách phản ánh sự việc?

0
6 tháng 11 2021

áp dụng kiến thức là ra 

ngu thế :>

 

1 tháng 5 2019

Chọn đáp án: A