K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên… Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.

Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.

Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này.

Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lí nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo.

Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.

Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lí mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu.

Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kì thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.

Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn.

Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.

11 tháng 4 2022

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích
Gian lận trong thi cử là gì?
b. Thực trạng
Tình trạng gian lận trong thi cử hiện nay: từ cấp trường cho tới toàn quốc
c. Nguyên nhân:

Do lười họcDo muốn vào được trường chuyên lớp chọn trong khi bản thân chưa đủ kiến thứcDo danh hiệu, áp lực từ các phụ huynh

d. Hậu quả

Học sinh gian lận thành thói quen, không còn có ý chí học tậpSuy đồi đạo đức, nhân cách vì cuộc chạy đua điểm giảẢnh hưởng tới những người học thật, thi thật nhưng lại không có kết quả tốt

e. Giải pháp

Gia đình, nhà trường và cá nhân

3. Kết bài

Khái quát chung

23 tháng 3 2023

Vì để chưa nói đến thái độ học tập của ai nên chị cứ làm về thái độ học tập của học sinh hiện nay nhé!

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Thái độ học tập của học sinh hiện nay là điều được rất nhiều phụ huynh và giáo viên quan tâm...)

TB:

Bàn luận:

Nêu thực trạng về thái độ học tập của học sinh hiện nay:

+ Nhiều học sinh chưa tập trung học, học hành chểnh mảng

+ Nhiều học sinh còn làm việc riêng, không chú ý học tập

+ Học sinh không trung thực trong giờ kiểm tra

...

Ví dụ: Nhiều học sinh trượt trong các kì thi quan trọng do thái độ học chưa tích cực...

Nguyên nhân:

+ Do ý thức của nhiều học sinh chưa tốt

+ Do sự quản lí còn lỏng lẻo gia đình và nhà trường

+ Do nhiều cám dỗ trên mạng xã hội mà nhiều em chưa thể vượt qua được...

...

Giải pháp khắc phục:

+ Giám sát kĩ việc học tập của học sinh

+ Nâng cao việc sử dụng mạng xã hội của học sinh

+ Cải thiện việc học bằng việc tổ chức các buổi talkshow, ...

...

Bàn luận mở rộng:

Em đã làm gì nâng cao thái độ học tập của mình?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

25 tháng 12 2016

Đọc truyện “Lão Hạc”,ta bắt gặp bao con người,bao số phận,bao mảnh đời đáng thương,bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai “phẫn chí” đi phu đồn điền cao su,ông giáo và người vợ,Binh Tư và thằng Mục,thằng Xiên…Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng,ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu,chứa chan tình thương yêu.Bên cạnh nhân vật Lão Hạc là ông giáo,một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

Không rõ họ tên là gì.Hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa,nhiều lí luận,người ta kiêng nể”.Hai tiếng “ông giáo” từ miệng Lão Hạc nói ra,lúc nào cũng đượm vẻ thân tình,cung kính,trọng vọng :”Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”…”Vâng,ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng”…”Tôi cắn rơm,cắn cỏ tôi lạy ông giáo !...”.

Hãy đi ngược thời gian,tìm về thời trai trẻ của ông giáo.Là một người chăm chỉ,ham mê,sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng.Ông đã từng lăn lộn tận Sài Gòn,”hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy,để làm ăn,để học tập,để gây dựng sự nghiệp.Cái va-li “đựng toàn những sách” được người thanh niên ấy rất “nâng niu”,cái kỉ niệm “đầy những say mê đẹp và cao vọng” ấy,hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một cách đẹp.

Con người “nhiều chữ nghĩa” ấy lại nghèo.Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn,quần áo bán gần hết,về quê chỉ có một va-li sách.Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu.Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông “như một rạng đông” thời trai trẻ,làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị,trong trẻo,”biết yêu và biết ghét”.

Cái nghèo vẫn đeo đẳng ông giáo mãi,”ông giáo khổ trường tư”.Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: ”Đời người ta không chỉ khổ một lần”.Sách cứ bán dần đi.Chỉ còn giữ lại năm quyển sách với lời nguyền: “…dù có phải chết cũng không bán”.Như một kẻ cùng đường phải bán máu,đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức,ông giáo đã phải bán nốt đi năm cuốn sách cuối cùng,cái gia tài quý giá nhất của người tri thức nghèo.”Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?”,lời than ấy cất lên nghe thật não nuột,đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng.

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý.Ông là chỗ dựa tinh thần,là niềm an ủi,tin cậy của Lão Hạc.Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau,nỗi buồn.Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền.Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ.San sẻ về nỗi đau sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục,thằng Xiên,…Có lúc là một điếu thuốc lào,một bát nước chè xanh,một củ khoai lang…”Lúc tắt lửa tối đèn có nhau”.Ông giáo đã đồng cảm,đã thương xót,đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Ông giáo đã thương lão Hạc “như thể thương thân”.Không chỉ an ủi,mà còn tìm mọi cách để “ngấm ngầm giúp” khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau,ăn khoai,ăn củ ráy…Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói;cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp biết bao !.

Ông giáo nghèo mà đức độ lắm.Trước khi ăn bả ****lão Hạc đã gửi ông giáo ba mươi đồng để phòng khi chết “gọi là của lão có tí chút”…,gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai…Tình tiết ấy nói lên lão Hạc rất tin ông giáo.Ông giáo là người để lão Hạc “chon mặt gửi vàng”.Giữa các xã hội đen bạc thời ấy,một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (“Những ngày thơ ấu”),vợ tên địa chủ bắt bí,bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (“Tắt đèn”),một tên quan phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (“Đồng hào có ma”)…,ta mới thấy niềm tin,sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.

Trước cái chết “dữ dội” của Lão Hạc,cái chết “đau đớn và bất thình lình”,chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu…Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp.Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp,đáng trọng: “Lão Hạc ơi ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn;cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”

Cùng với ông giáo Thứ trong “Sống mòn”,Điền trong ”Trăng sáng”,nhân vật “tôi” trong “Mua nhà”,hình ảnh ông giáo trong truyện “Lão Hạc” đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật-nhà văn nghèo,ông giáo khổ trường tư-trong xã hội thực dân nửa phong kiến.Đó là những con người nghèo mà trong sạch,hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp,sống nhân hậu,vị tha.Có người đã cho rằng,ông giáo là một nhân vật tự nguyện,mang dáng dấp hình bóng Nam Cao.Ý kiến ấy rất lí thú.

Trong truyện “Lão Hạc”,ông giáo vừa là nhân vật,vừa là người dẫn chuyện.Không phải là nhân vật trung tâm,nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho “Bức tranh quê” ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ.Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc,đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
 

25 tháng 12 2016

giúp mình viết dàn ý!!!!

 

4 tháng 4 2022

anh Tham khảo:

https://vndoc.com/lap-dan-y-nghi-luan-ve-hien-tuong-nghien-facebook-cua-gioi-tre-hien-nay-6743#mcetoc_1f5d9qdn81

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

Mở bài:

Khái niệm về mạng internet là gì? Vai trò của mạng internet trong cuộc sống hiện đại là vô cùng quan trọng nó giúp con người rất nhiều, xóa tan mọi khoảng cách…

– Tác động của internet với giới trẻ: giới trẻ ngày càng thông minh hơn, học hỏi nhanh hơn nhờ mạng internet nhưng cũng vì mạng internet mà tội phạm công nghệ cao cũng gia tăng chóng mặt trong những năm gần đây.

Thân bài:

+ Internet và mặt tích cực của nó

– Không thể phủ nhận vai trò của internet trong cuộc sống hiện đại dường như nếu thiếu internet các bạn sẽ không còn làm được gì nữa rồi, bởi tất cả các kết nối, các ứng dụng, bạn đều phụ thuộc vào internet.. Khi bạn làm việc cần tìm kiếm thông tin, gửi email, hay trao đổi công việc thì mạng internet là điều không thể thiếu.

– Khi bạn học tập internet hỗ trợ đắc lực cho bạn giúp bạn tra cửu những thứ bạn còn thiếu, giúp bạn hỏi thăm bạn bè qua chát facebook, zalo, gúp bạn giải tỏa những căng thẳng nhờ những trang tin tức luôn luôn được cập nhật.

– Internet con giúp bạn đi chợ tại nhà mua mọi thứ nhờ một cái clip chuột…

+ Tác động tiêu cực của internet

–  Internet giúp con người ta rất nhiều nhưng cũng gây ra không ít tác hại bởi nguồn thông tin trên internet rất phong phú bao gồm thông tin xấu và thông tin tôt. Với những thông tin xấu rất dễ ảnh hưởng tới các bạn trẻ, bỏi vì suy nghĩ của của các bạn vẫn còn nông nổi, chưa thấu đáo dễ bị những cái xâu lôi kéo dụ dỗ.

– Nhờ tính tương tác cao mà nguồn kiểm duyệt lại không chặt chẽ cho nên việc những kẻ xấu lợi dụng internet để kiếm lợi bất chính, lừa đảo người khác cũng dễ dàng thực hiện

– Iternet khiến có người bị thụ động bởi quá phụ thuộc vào nó, con người ngày càng ít giao tiếp bởi toàn nói chuyện trên mạng. Đồng thời internet phát triển mạng xã hội phát triển đang kéo theo xu hướng khiến các bạn trẻ sống ảo,. Các bạn coi trọng cuộc sống trên mạng xã hội còn quan trọng hơn cuộc sống ngoài đời.

– Tội phạm gia tăng vì internet bởi nhưng tuyên truyền xấu, rồi người ta giết nhau chỉ vì một comment không hay về thần tượng của mình ở trên mạng.

– Nhiều bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho internet mà không quan tâm tới ông bà, cha mẹ đang sống thực xung quanh mình….

– Nhiều bạn trẻ bỏ học, bỏ ăn để chơi game, chát chít với bạn bè qua mạng xã hội. …

+ Giải pháp:

– Cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý những thông tin được đăng tải trên internet, có những khuyến cáo, rồi tuyên tuyền về cách sử dụng mạng internet đúng pháp luật đúng quy định, đúng lứa tuổi.

– Với những bạn trẻ cần tách biệt giữa cuộc sống thực và cuộc sống trên iternet cần lựa chon thông tin sao cho đúng độ tuổi và đúng mục đích tránh để các tội phạm lừa đảo hoặc dụ dỗ lôi kéo vào con đường phi pháp

Kết luận

– Internet không có lỗi nó hoàn toàn có ích tuy nhiên do con người sử dụng sai mục đích và quá sa đà phụ thuộc vào internet nên gây ra những hậu quả xấu.

4 tháng 4 2022

REFER

I. Mở bài:

 

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

 

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần.Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diệnMầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

 

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

I. Mở bài:

 

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

ADVERTISING 

 

 X

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

 

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần.Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diệnMầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

 

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.



 

4 tháng 4 2022

REFER

A. Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng hút thuốc lá điện tử

B. Thân bài

1. Thực trạng

Ở Mỹ từ năm 2011 đến 2018 số lượng thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng từ 1,5% lên mức 27,5%. Từ năm 2017 đến năm 2018 việc sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng 135% ở học sinh THPT.Tại Việt Nam năm 2015, tỷ lệ người đã từng sử dụng TLĐT là 1,1% và 0,2% hiện đang sử dụng. (Nguồn: GAT 2015). Theo điều tra sức khoẻ học đường 2019: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử độ tuổi 13-17 là 2,6%.Sử dụng thuốc lá điện tử có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ.

2. Hậu quả

Thuốc lá điện tử có hại cho cả người dùng và người xung quanh.Đặc biệt thuốc lá điện tử hấp dẫn với trẻ em và vị thành niên, tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá; Có nguy cơ ngộ độc không chủ ý và gây chấn thương do phát nổTiếp xúc lâu sẽ tăng nguy cơ gây các bệnh như ung thư, tim mạch, hô hấp và các bệnh nguy hiểm khác.Gây hội chứng tổn thương hô hấp cấp, tử vong.

3. Cách khắc phục

Các gia đình cũng cần tăng cường giám sát con em mình, tránh xa thuốc lá điện tử.Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh thuốc lá điện tử, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về tác hại mà thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử có thể gây ra.

C. Kết bài

Nêu cảm nghĩ
4 tháng 4 2022

Tham khảo:

Mở bài :

–  Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hiện tượng hút thuốc lá điện tử của giới trẻ hiện nay.

Thân bài :

– Nêu tình trạng của giới trẻ hút thuốc lá điện tử hiện nay .

+  Đang diễn ra phổ biến trong thế hệ học sinh thường là đang trong độ tuổi vị thành niên 

+ Các bạn học sinh nhỏ tuổi cũng đang bắt đầu tập hút bắt chước nhưng thói quen xấu của các anh chị đi trước  .

=> Học sinh dần dần xa vào tệ nạn xã hội bằng cách hút thuốc lá nghiện ngập .

-Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hút thuốc lá điện tử của giới trẻ hiện nay

+ Ý thức của mỗi cá nhân vẫn chưa tốt , đua đòi ăn chơi theo bạn bè .

+ Cho rằng hút thuốc lá điện tử sẽ thể hiện những đẳng cấp riêng , cá tính, chín chắn thể hiện rõ cho mọi người thấy  . 

+  Cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái .

– Chỉ ra những tác hại của hút thuốc lá điện tử

+ Gây nguy hiểm tới sức khỏe 

+ Tác động xấu tới nhận thức của giới trẻ dần dần xa vào con đường tệ nạn 

+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh ta.

– Giải pháp thích hợp trước tình trạng giới trẻ hiện nay hút thuốc lá điện tử

+ Tuyên truyền phổ biến tác hại xấu của việc hút thuốc lá điện tử giúp nâng cao nhận thức cho giới trẻ .

+ Phụ huynh và nhà trường cần hợp tác dạy dỗ học sinh tránh xa những thói quen xấu của thời đại hiện nay , thay đổi nhận thức của trẻ vị thành niên.

Kết bài :

– Nêu khái quát về những vấn đề trên , liên hệ tới bản thân .

4 tháng 4 2022

Tham khảo
I. Mở bài

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

 

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

 Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này
4 tháng 4 2022

Tham khảo
I. Mở bài

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

 

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

 Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này

17 tháng 12 2022

Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng. Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.

17 tháng 12 2022

1.     M đon:

      Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

2.  Thân đoạn:

+ Vai trò của nhân vật trong tác phẩm:

Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.

+ Hoàn cảnh của nhân vật:

Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.

+ Những phẩm chất, đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.

Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng.

+ Giá trị của nhân vật trong TP:

Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.

3.  Kết: tình cảm của mình đối với nhân vật

Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.

17 tháng 3 2022

tham khảo :
 1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sách mang một ý nghĩa vai trò lớn đối với mỗi cá nhân và cả một xã hội nói chung.

2. Thân bài

* Giải thích: Sách là gì? Sách là những kiến thức, những tinh hoa đã được chắt lọc lưu lại dưới dạng văn bản giúp con người tiếp cận đến với tri thức

* Bàn luận: Vai trò của sách:
- Cung cấp những hiểu biết về xã hội về nhân loại trên nhiều lĩnh vực, trong mọi nơi, mọi thời điểm.
- Sách giúp con người hoàn thiện bản thân mình hơn. Sách giúp con người tìm ra ước mơ, hoài bão hướng đi của cuộc đời
- Sách mang tính giáo dục cao
- Sách mang đến cho con người nhiều cảm xúc, vui, buồn hạnh phúc,... giúp họ thư giãn, thanh lọc tâm hồn.

* Cách đọc sách hiệu quả:
Phải tìm đúng sách, tìm phương pháp đúng đắn để đọc sách được hiệu quả cao nhất

* Mở rộng phản đề:
- Sách hiện nay tồn tại không chỉ trên giấy, mà còn thông qua mạng Internet.
- Cần mua sách chính hãng, không mua sách lậu
- Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.

* Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức được tầm quan trọng của sách, nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân

3. Kết bài

Liên hệ, kết luận lại vai trò của sách.

 

17 tháng 3 2022

Cảm ơn bạn.

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up