Vua Búc và con nhện
Ngày xưa, có một vị vua tên là Búc. Dạo nọ, vua nước láng giềng dẫn quân sang xâm lược. Búc đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu sáu lần nhưng thất bại. Ông bị thương và được đưa vào rừng sâu để chữa trị. Nằm dưới tán cây, đau đớn và mệt mỏi, vua chán nản và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Bất chợt, ông thấy trên cành cây có một con nhện đang giăng tơ. Nó cố tìm cách giăng sợi tơ mỏng từ cành cây này sang cành cây khác ở cách đó khá xa. Nó đã giăng sáu lần nhưng thất bại. Ấy vậy mà con nhện ngoan cường vẫn không bỏ cuộc mà chuẩn bị cho lần giăng thứ bảy. Cuối cùng, nó đã thành công. Búc cảm kích kêu lên: “Có lẽ ta phải chiến đấu một lần nữa.”
Sau đó, ông dần khỏe lại và dẫn đội quân thêm một lần quyết chiến. Trong lần chiến đấu thứ bảy này, Búc cùng các binh sĩ hùng dũng xông lên, quyết chiến quyết thắng. Kẻ địch tưởng họ đã huy động thêm binh lính nên mất tinh thần và tháo chạy tán loạn. Cuối cùng, đội quân của Búc đã giành thắng lợi, đuổi hết quân xâm lược ra khỏi vương quốc.
(Theo “Những câu chuyện về tấm gương danh nhân”)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Sau 6 lần thất bại, vua Búc cảm thấy thế nào?
a. Mệt mỏi b. b. Đau đớn
c. Chán nản, mất tinh thần
d. Cả 3 ý trên đều đúng
2. Điều gì khiến ông lấy lại dũng khí và sự quyết tâm chiến đấu?
a. Được mọi người động viên và chữa trị
b. Ông đã bình phục và khỏe lại
c. Từ hành động giăng tơ của con nhện
d. Ông thấy địch đã mất tinh thần
3. Ý nghĩa của bài tập đọc này là gì?
a. Ca ngợi vua Búc thông minh
b. Ca ngợi con nhện giăng tơ giỏi
c. Ca ngợi đội quân anh dũng
d. Ca ngợi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng
4. Vì sao bọn giặc bỏ chạy tán loạn?
A. Vì tưởng vua Búc đã huy động thêm binh lính
B. Vì thấy con nhện đã giăng được tơ.
C. Vì chúng có âm mưu khác.
D. Vì chúng không muốn đánh nhau.
5. “Chúng cháu cảm ơn bác Hoa” thuộc kiểu câu gì
A. Câu kể Ai làm gì
B. Câu kể Ai thế nào
C. Câu kể Ai là gì
D. Câu khiến
6. Điền các từ thích hợp vào chỗ còn trống để nói về ý chí nghị lực của con người (nhẫn nại, chí, nản, ngã, nan)
a. Mưu cao chẳng bằng … dày
b. Vạn sự khởi đầu …
c. Thắng không kiêu bại không …
e. Dẫu rằng chí thiển tài hèn,
Chịu khó ………… làm nên cơ đồ.
d. Chớ vì ……. một lần mà thôi chân không bước .
7.Trong câu: Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Dấu ngoặc kép có tác dụng:
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
d. Gây sự hứng thú cho người đọc.
8. Chuyển câu kể sau thành một câu hỏi và một câu khiến: “Nam học bài.”
- Câu hỏi:
- Câu khiến:
9. Giả sử vua Búc không nhìn thấy con nhện. Em gặp vua Búc trong rừng khi ông vừa thất bại sáu lần và ông đang rất nản lòng. Em sẽ nói gì để ông lấy lại tinh thầnvà dũng khí chiến đấu?
10. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? Nếu gặp khó khăn, em phải làm như thế nào?
Sự vật được nhân hóa là: ông mặt trời và cành cây nhỏ
Biện pháp nhân hóa ở đây là dùng những từ chỉ người để chỉ vật.
Sự vậy đc nhân hóa
-Ông mặt trời: đc nhân hóa qua"đã mệt"
-Nhánh cây:đc nhân hóa qua "hớt hơ chạy đến"