K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2019

Bạn vào Vieetjjack tìm đi

v

ài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 61 sgk Địa Lí 6): - Dựa vào bảng Lượng hơi nước tối đa trong không khí, em hãy cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ: 10oC, 20oC và 30oC

Trả lời:

- Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 10oC là 5g/m3.

- Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là 17g/m3

- Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 30oC là 30g/m3

(trang 62 sgk Địa Lí 6): - Dựa vào biểu đồ lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh ở hình 53, cho biết:

- Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?

- Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

Trả lời:

- Tháng 9 có mưa nhiều nhất, lượng mưa khoảng 327,1 mm.

- Tháng 2 có mưa ít nhất, lượng mưa khoảng 4,1 mm.

(trang 62 sgk Địa Lí 6): - Quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới (hình 54), hãy:

- Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm, các khu vực có lượng mưa trung bình dưới 200mm.

- Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

Trả lời:

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm; phía Nam Trung Mĩ, phía đông Nam Mĩ, ven vịnh Ghi – nê (phía tây châu Phi), phía đông bắc Nam Á, các nước Đông Nam Á (trừ các nước trên bán đảo Đông Dương), phía Bắc Ô-xtray-lia, đảo Niu Ghi-nê (phía bắc Ô-xtray-lia)…Nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o B đến 30oN; phía nam Anh và Ai-len, ven biển phía tây Bắc Mĩ… nằm trong khoảng vĩ độ 300 B đến 600B; đảo Niu Di – len (đông nam Ô-xtray-lia)… nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o B đến 60oN.

- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm: phía bắc châu Mĩ, phía đông bắc châu Á, ở khoảng vĩ độ 70o B trở về cực; hoang mạc Xa-ha-ra, bán đảo Ả - rập, khu vực Trung Á nằm sâu trong nội địa… ở khoảng vĩ độ từ Nam Mĩ, ở khoảng vĩ độ 20o N đến 35oN.

- Nhận xét: Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo lên cực, không đều giữa ven biển và vùng nằm sâu trong đất liền, không đều giữa bờ Tây và bờ Đông các đại dương.

22 tháng 2 2016

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)

 

 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

2. Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.

Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

3. Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng:

- Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".

- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".

- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.

- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.

- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

4. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân.

5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng cũng là ý nghĩa chủ đề của truyện: Cá vàng thể hiện niềm biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu; cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, đối với lòng tham lam, ích kỉ đến độc ác của con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

- Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

- Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

- Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

- Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

- Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

2. Lời kể:

Ông lão đánh cá và con cá vàng tuy thuộc thể loại truyện cổ tích nhưng lại do một nhà thơ sáng tác. Ngoài những đặc điểm của một câu chuyện cổ tích thông thường, truyện có nhiều chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, nhiều hình tượng nổi bật, tính cách các nhân vật cũng được thể hiện một cách rõ nét nên việc kể diễn cảm cũng đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và thể hiện tác phẩm một cách sáng tạo.

Theo từng cấp độ đòi hỏi của mụ vợ: biểu hiện của biển cả ngày càng gay gắt, câu trả lời của cá vàng cũng mỗi lần một dứt khoát hơn; giọng điệu của mụ khi nói với chồng càng ngày càng quá quắt; thái độ của ông lão thì ngược lại: càng ngày ông càng tỏ ra nhu nhược và sợ hãi trước mụ vợ.

Vì vậy, khi kể câu chuyện này cần chú ý đến thái độ, giọng điệu của mỗi nhân vật (biểncũng có thể coi là một nhân vật – phản ứng của biển chính là sự thể hiện thái độ bất bình của nhân dân đối với mụ vợ). Nếu như với các nhân vật biển, cá vàng, mụ vợ có thể kể bằng giọng điệu nhanh, mạnh, gay gắt, tăng dần theo mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ thì khi thuật lại những hành động của ông lão lại phải hạ thấp giọng để thể hiện thái độ sợ sệt của ông đối với vợ của mình.

3*. Có ý kiến cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?

 

Gợi ý: Hai nhân vật: Mụ vợ ông lão và cá vàng tuy đều là những nhân vật quan trọng trong tác phẩm, song điểm mấu chốt để nảy sinh câu chuyện, nảy sinh mối quan hệ giữa mụ vợ với cá vàng là từ nhân vật ông lão. Hơn nữa chính nhờ sự dẫn dắt của ông lão mà “tính cách” của cá vàng cũng như của mụ vợ mới được bộc lộ ra. Mối quan hệ chính trong tác phẩm (cái góp phần bộc lộ nội dung tư tưởng của câu chuyện) là mối quan hệ giữa ông lão với cá vàng. Vì thế nếu thay đổi tên của câu chuyện như đã nêu là không hợp lí.

 

26 tháng 2 2017

Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Tóm tắt

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

  • Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

  • Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn"và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

  • Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt"ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

  • Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi"và đòi cá cho làm nữ hoàng.

  • Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

  • Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

  • Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

  • Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

  • Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

  • Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

  • Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

  • Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

  • Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

  • Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

  • Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

16 tháng 11 2017

Số từ và lượng từ

I. Số từ

Câu 1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó để biểu thị số lượng sự vật, hoặc biểu thị thứ tự.

Số từVị tríDanh từ được số từ bổ sungý nghĩa biểu thị của số từ
HaiĐứng trước danh từchàngBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từván cơm nếpBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từnếp bánh chưngBiểu thị số lượng sự vật
ChínĐứng trước danh từngà, cựa, hồng maoBiểu thị số lượng sự vật
MộtĐứng trước danh từđôiBiểu thị số lượng sự vật
SáuĐứng sau danh từHùng VươngBiểu thị thứ tự

Câu 2: Một đôi là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, một là số từ. Như vậy đôi trong câu (a) không phải số từ.

Câu 3: Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.

    + Một tá bút chì

    + Một cặp bánh giày

    + Một chục trứng gà

II. Lượng từ

Câu 1: Các cụm danh từ là:

    + các hoàng tử

    + những kẻ thua trận

    + cả mấy vạn tướng lĩnh

- Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:

    + Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;

    + Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Câu 2 Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:

Số từ và lượng từ

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.

III. Luyện tập

Câu 1:

    + Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh.

    + Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.

Câu 2: Các từ trăm, ngàn, muôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.

Câu 3:

- Giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể.

- Khác nhau là:

    + Từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.

    + Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.

16 tháng 11 2017
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Số từ là gì?

a) Ví dụ:

(1) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những thứ gì, vua bảo: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi".

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

(2) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.

b) Dựa vào các từ in đậm, hãy tìm các cụm danh từ.

Gợi ý: hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi; thứ sáu, hai vợ chồng ông lão.

c) Các từ hai, một trăm, chín, một, sáu.. đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?

Gợi ý: Các từ trên là số từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ đứng sau nó.

d) Hãy mở rộng cụm từ một đôi về phía sau, ví dụ: một đôi đũa

đ) Từ đôi trong các cụm từ trên có phải là số từ không? vì sao?

Gợi ýmột đôimột đôi đũa là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, đũa là danh từ chỉ sự vật, một là số từ.

e) Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ, ví dụ: thứ sáu.

Chú ý phân biệt giữa số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng, ví dụ một đôiđôi không phải là số từ, là danh từ chỉ đơn vị (một đôi đũa). Các danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa gắn với số lượng thường gặp như: đôicặpchục,...

f) Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ cặpchục.

Gợi ý:

- một tá bút chì

- một cặp bánh giày

- một chục trứng gà

2. Lượng từ

a) Ví dụ:

[...] Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

(Thạch Sanh)

b) Dựa vào các từ in đậm, hãy xác định các cụm danh từ.

Gợi ýcác hoàng tử; những kẻ thua trận; cả mấy vạn tướng lĩnh

c) So sánh các từ in đậm trên với số từ (về vị trí so với danh từ, về ý nghĩa).

Gợi ý: Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:

- Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;

- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

d) Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

 
các

 
hoàng tử

 
 
 
những

kẻ

 
thua trận

 
cả

mấy vạn

 
tướng lĩnh, quân sĩ

 
 
đ) Người ta chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể (ví dụ: cả, tất cả, tất thảy,...) và nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (ví dụ: các, những, mọi, mấy, mỗi, từng,...).

f) Đặt 3 câu trong đó có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể, 3 câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

Gợi ý:

- Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.

- Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm số từ có trong bài thơ sau. Chúng thuộc loại số từ nào?

              Không ngủ được

Một canh... hai canh... lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Hồ Chí Minh)

Gợi ý:

- Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh;

- Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.,

2. Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau thuộc loại số từ nào? Chúng được dùng với ý nghĩa ra sao?

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

(Tố Hữu)

Gợi ý: Các từ trămngànmuôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.

3. So sánh ý nghĩa của từ "từng" và "mỗi" trong hai câu sau:

a) Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...].

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.

(Sự tích Hồ Gươm)

Gợi ý: Điểm giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể. Khác nhau là: từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác còn mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.
17 tháng 9 2016

Bạn ấn vào phần soạn của hoc24 nhé

Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự | Học trực tuyến

19 tháng 8 2018

trước tối ngày 19/8

19 tháng 8 2018

Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, xứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ xứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

     + Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.

Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:

a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

     + Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già

b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc

c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân

d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước

đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc

e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.

Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:

- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc

- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:

- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.

- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc

- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.

Luyện tập

Bài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:

- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc

- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.

Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:

- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng

- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.

17 tháng 7 2016
 
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.
2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
2. Lời kể:
Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau.
- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).
- Đoạn tiếp theo (từ "Bấy giờ có giặc Ân" đến "những vật chú bé dặn"): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.
- Đoạn thứ ba ("Càng lạ hơn nữa" đến "mong chú giết giặc, cứu nước"): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.
- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.
- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: "Người ta kể rằng" và "Người ta còn nói" thể hiện niềm tự hào).
3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này.
4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.
17 tháng 7 2016

có tóm tắt hay gì không

15 tháng 10 2021

tham khảo

2 phần 

- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và sóng

 

- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

ko muốn ghi nhìu thanghoa

22 tháng 2 2016

oe zô điên

22 tháng 2 2016

                                                                                                        SỌ DỪA

                                                                                                   (Truyện cổ tích)

 

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người,...).

Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu(1)...

2. Truyện cổ tích được chia làm ba loại:

- Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.

- Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ...

- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, ít có hoặc không có các yếu tố thần kì.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".

Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.

2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).

Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.

3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".

Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.

4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.

5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.

Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

2. Lời kể:

- Lời dẫn chuyện diễn cảm, chú ý các chỗ ngắt giọng khi thay đổi tình huống và chọn giọng phù hợp với đặc điểm và biểu hiện của các nhân vật.

- Lời Sọ Dừa khi thấy mẹ muốn vứt mình đi: "Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi tội nghiệp" - kể bằng giọng van nài, cầu khẩn.

- Giọng than phiền của người mẹ, giọng kẻ cả, mỉa mai của phú ông khi ra lời thách cưới, giọng trịch thượng, tỏ vẻ khinh miệt của phú ông khi muốn tìm cách nuốt lời hứa với Sọ Dừa.

 

 


(1) Theo tác giả Chu Xuân Diên:

- Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thuỷ, do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội có ý nghĩa ma thuật. Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.

– Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.

– Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ ((Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

Bàn về chức năng của truyện cổ tích, Gorki đã cho rằng:

"Trên đời nàykhông có cái gì là không có tác dụng giáo dục, cũng không làm gì có những truyện cổ tích không chứa đựng những yếu tố "răn dạy", những yếu tố giáo dục. Trong các truyện cổ tích, điều trước tiên có tác dụng giáo dục là "sự hư cấu" – cái khả năng kì diệu của trí óc chúng ta có thể nhìn xa về phía trước sự kiện. Trí tưởng tượng phóng túng của những người kể truyện cổ tích đã biết đến những "tấm thảm biết bay' hàng chục thế kỉ trước khi loài người phát minh ra máy bay, đã tiên đoán những tốc độ di chuyển kì diệu trong không gian từ rất lâu trước khi có máy hơi nước, máy nổ và máy điện (Gorki bàn về văn học, tập I, NXB Văn học, H., 1970).

22 tháng 2 2016

oe zô điên

20 tháng 8 2017

Tham khảo

1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.

2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.