Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..
Ví dụ:
- Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).
- Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)
- Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).
- Quyển sách bạn tặng tôi rất hay (Quyển sách bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ - vị đóng vai trò làm chủ ngữ, quyển sách bạn: chủ ngữ/ tặng tôi: vị ngữ, quyển sách bạn tặng đóng vai trò là chủ ngữ trong câu "Quyển sách bạn/ tặng tôi rất hay").
Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.
- Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì ?, v.v..
Ví dụ:
- Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).
- Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)
- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ - vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ - vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu "Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm")
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Ví dụ:
- Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. (Thỉnh thoảng là Trạng ngữ chỉ thời gian. "Tôi - lại về thăm Ngoại" là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian).
- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. (Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức).
- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).
- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. (Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích).
- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. (Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
Ví dụ:
- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ "vui nhộn", rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).
- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ "thổi", thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).
Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ - Vị.
Ví dụ:
- Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ - tặng là cụm Chủ ngữ - Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ "Quyển sách").
Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng hồ giải trên các lề phố hà nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Em cười như nắng ban mai
Anh nhìn , anh ngắm mà say tấm lòng ^-^
Tự chế í mà
-Mới đầu nghe qua nhan đề của bài thơ, chúng ta chẳng có vẻ gì là thấy nó chứa đựng một chút chất thơ nào cả.Rồi đến nhịp thơ , lúc vần , lúc không rất tự nhiên và nó ''dang dở'' như chiếc nhà đang xây vậy .
-Đặc sắc nghệ thuật miêu tả vô cùng tự nhiên , tự nhiên ở chỗ nghệ thuật so sánh được sử dụng rất tự nhiên , nó như đang nói ra hết những gì ta đang thấy một cách vô cùng tự nhiên. Này là giàn giáo trông giống như một cái lồng bao bọc, che chở cho toàn bộ khu nhà. Này là những trụ bê tông vươn lên nom giống hệt những mầm cây.
-Tất cả hiện lên thật sinh động trong con mắt trẻ em. Nó không còn là những sự vật cứng nhắc, vô tri vô giác nữa mà dường như cũng có một sự sống, một linh hồn ẩn chứa trong đó.Bác thợ nề thì thật là vui tính, thân thiện khi chào tạm biệt các em – những đứa trẻ không quen biết - đang mê mải ngắm nhìn công trình chưa hoàn thiện của bác. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch
=>Cách miêu tả vô cùng chân thực, tự nhiên mà lại rất đỗi sinh động , các vật miêu tả được tác giả''thổi hồn'' vào khiến cho bức tranh càng sống động hơn nữa.Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm một suy nghĩ mới mẻ trong một phong cách thơ hiện đại mà hấp dẫn, chất “ trẻ con” và chất “ người lớn” hoà quyện nhịp nhàng, không gò bó , khuôn mẫu.
Ước mơ:
Ước gì em là hoa mùa xuân
Hoa nở xinh tươi nụ trắng ngần
Ong bướm vờn trên hoa hé nhụy
Em là hoa đẹp nhất dương trần
Ước gì em là cơn mưa hạ
Tưới mát vườn hoa thắm ngọc ngà
Làm xanh tươi cho từng chùm lá
Điểm tô thêm những cành liễu la đà
Ước gì em là chiếc lá thu
Mơ màng trong những sáng sương mù
Khoe mình trong muôn ngàn mầu sắc
Rực rỡ trong rừng buổi chớm thu
Ước gì em là giọt nắng vàng
Cho tan hoa tuyết buổi chiều hoang
Cho gío bấc thôi không buốt lạnh
Cho ai vương vấn lúc đông sang
Tình bn:
Tình nào đẹp bằng tình bằng hữu
Cùng sẻ chia vui thú-buồn đau
Nơi nào ta cũng có nhau
Bạn bè ta mãi gởi trao tâm tình
Bạn cứ gọi! khi mình thổn thức
Hay khi lòng bứt rứt không yên
Có ta bên bạn xua phiền
Khắc ghi bạn nhé nỗi niềm riêng tư
Bạn hãy gọi dẫu từ xa lắm
Ta sẵn sàng khóc đẫm cùng nhau
Sớt chia bao nỗi nghẹn ngào
Chỉ cần bạn được vơi bao khối sầu!
Bạn đừng vội gục đầu than trách
Bởi cuộc đời thử thách đắng cay
Bạn buồn tôi sẽ kề vai
Đừng bao giờ để bi ai tủi hờn
Bạn nhớ nhé...cô đơn ..hãy đến
Những bạn bè là bến yêu thương
Mãi luôn giúp bạn kiên cường
Xóa tan phiền não, sầu vương..giã từ!!
Mẹ hỡi mẹ ơi
"Ước mơ là gì hở mẹ?
Ước mơ là khi mẹ nhìn thấy con vui
Ước mơ là khi mẹ thấy con trưởng thành
Ước mơ là khi con là người có ích"
Dù ước mơ là gì đi nữa
Mẹ sẽ luôn là mơ ước của con.
>< mik làm thơ tự do nhá!!!!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ "về ngôi nhà đang xây" Của tác giả Đồng Xuân Lan
b. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tìm những từ ngữ thể
hiện các biện pháp đó.
người ta nhân hóa :
a Ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc.
Con người thân thiện. Cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa rất tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động!
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, chỉ cách ví von
Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch
"Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao".
Đoạn thơ kia thể hiện đó chính là người mẹ của tác giả.Được nói lên "Mẹ là tuổi thơ con". Nhờ có mẹ mà cuộc đời con trở nên đẹp như câu chuyện cổ tích.Ngoài ra tác giả còn ví lời ngme ngọt ngào như dòng sông.Lời của mẹ như chiếc võng ru con vào giấc ngủ được thể hiện ở câu "Chòng chành nhịp võng ca dao". 4 câu thơ trên thể hiện tình thương của mẹ vs đứa con.
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
trả lời
"Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao".
Mẹ là tuổi thơ của con. Nhờ có mẹ mà cuộc đời của con trở nên đẹp như câu chuyện cổ tích. Tác giả ví lời mẹ như dòng sông ngọt ngào, và dòng sông ấy đã đưa con đi khắp thế gian. Lời của mẹ cùng với chiếc võng ru con vào những giấc ngủ, đưa con đến với những thế giới tươi đẹp. Bốn câu thơ cho thấy được lòng mẹ vô cùng bao la và mẹ đã làm cho đứa con của mình thêm yêu đất nước bằng những câu ca dao ngọt ngào. Mẹ chính là tất cả của con.
*Ryeo*
????????????
Bài nào , thấy bài thơ nào đâu
Đăng câu hỏi kiểu j thế em
...