Trong bài Quê hư­ơng, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:

...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2024

Những dòng thơ trong bài "Quê Hương" của Đỗ Trung Quân làm cho tôi nhớ về những ngày thơ ấu ở quê, nơi mà mỗi buổi sáng dậy đều được chạm nhẹ bởi hương vị ngọt ngào của chùm khế. Đó là khoảnh khắc mỗi ngày đều được tôi chèo đò trên dòng sông tuổi thơ, hái lượm những niềm vui nhỏ nhặt từ những trái khế chín đỏ. Đường đi học không chỉ là những bước chân trên con đường mòn mà còn là hành trình tìm kiếm tri thức, sự biết bao của tuổi trẻ. Và khi về, con đường quen thuộc lại trở nên sống động hơn bao giờ hết, với bướm vàng bay rợp trời, tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trong lòng trẻ thơ. Đó là những kỷ niệm đẹp đẽ về quê hương mà tôi mãi mãi ghi trong tim, nơi tôi được sinh ra và lớn lên.

27 tháng 1 2022

Mùa xuân

27 tháng 1 2022

Mùa xuân

13 tháng 2 2018

X   Người là Cha, là Bác, là Anh.

X   Quê hương là chùm khế ngọt.

X   Quê hương là đường đi học.

15 tháng 2 2022

1. Vào những ngày giáp Tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại.

2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả / luôn đông khách.

3. Tối Giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.

4. Mình / thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.

5. Sáng mùng một, mình / ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.

6. Mùa xuân / đã về.

1 tháng 12 2021

Bài 5 : Cho đoạn văn sau :

     Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…

- Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.

Danh từ : nền trời , chim đại bàng , thiên nga , chiếc đàn

Động từ : vỗ cánh , bay về , cất lên , chao lượn , chen nhau , bơi lội , hòa âm

Tính từ : ríu rít , trắng muốt , vi vu vi vút

Mọi người xem mình làm có đúng ko.Nếu sai chỗ nào nói mình nhé!PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 5 – SỐ 1Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:Truyện thứ nhất:Đồng tiền vàngMột hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua...
Đọc tiếp

Mọi người xem mình làm có đúng ko.Nếu sai chỗ nào nói mình nhé!

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

TUẦN 5 – SỐ 1

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Truyện thứ nhất:

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Tôi mở ví ra và chép miệng:

- Tiếc quá! Bác không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Bác đưa cho cháu một đồng vàng cũng được. Cháu sẽ đi đổi rồi trả lại bác ngay.

Tôi nhìn cậu bé, lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thật đấy ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Vẻ mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi không còn chút đắn đo nào nữa, giao luôn cho cậu một đồng tiền vàng.

Nhưng rồi tôi đã phải tự trách mình quá tin người vì chờ mãi không thấy cậu bé bán diêm quay lại. Không thể đợi lâu hơn nữa, tôi phải đi.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình. Cậu bé này rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò và xanh xao hơn. Đôi mắt và giọng nói của cậu bé thoáng một chút buồn:

- Thưa bác, có phải bác vừa đưa cho anh Mai – cơn cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Thấy tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp:

- Thưa bác, cháu là Giôn, em trai anh Mai – cơn. Đây là tiền thừa của bác. Anh Mai – cơn bảo cháu mang đến. Anh cháu không mang trả bác được vì trên đường đến đây anh ấy bị xe tông gãy chân.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.

Theo Truyện khuyết danh nước Anh

1. Cậu bé trong truyện làm nghề gì?

a. Ăn xin                          b. Bán diêm                      c. Không nghề nghiệp

2. Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông?

a. Xin tiền                        b. Nhờ đổi tiền                 c. Nhờ mua diêm

3. Những đặc điểm nào cho thấy cậu bé rất nghèo khổ?

a. Chừng 12, 13 tuổi        b. Vẻ mặt cương trực, tự hào.    c. Gầy gò, xanh xao, quần áo tả tơi.

4. Vì sao lúc đầu người đàn ông lưỡng lự, sau tin tưởng giao 1 đồng tiền vàng cho cậu bé?

a. Vì thấy vẻ mặt cậu rất cương trực, tự hào khi nói mình không phải đứa bé xấu.

b. Vì nghe cậu hứa sẽ đi đổi tiền rồi trả lại ngay.

c. Vì tin những cậu bé nghèo luôn giữ lời hứa.

5. Điều gì cho thấy cậu bé rất tôn trọng lời hứa?

a. Bị xe tông gãy chân vẫn nhờ em đem tiền trả đúng hẹn.

b. Có một tâm hồn đẹp trong hoàn cảnh rất nghèo.

c. Cậu bé buồn vì không thực hiện được lời hứa.

6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. cương trực, tự hào, đắn đo, lưỡng lự

b. gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản

c. tâm hồn, tự hào, ngạc nhiên, xanh xao

 

Truyện thứ hai:

Thư gửi các thiên thần

Thưa các Thiên thần!

Đêm nay, ở nơi đây, con đã thấy các Thiên thần ở trên cao kia, nơi sáng nhất trên bầu trời. Con đã thấy các Thiên thần đùa vui nơi thiên đàng xanh thẳm không mảy may vướng bận những lo buồn trần thế.

Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này, các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn. Con xin các Thiên thần hãy một lần xuống đây và đến bên những em bé thơ ngây của con.

Con xin Thiên thần Hòa Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.

Con xin Thiên thần Tình thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương con trẻ, để không còn những người bạn như con phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.

Con xin Thiên thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.

Và cuối cùng con xin Thiên thần Mơ Ước hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.

Theo Ngô Thị Hoài Thu

1. Trong lá thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì?

a. Hàn gắn tình yêu của những ông bố bà mẹ.

b. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ.

c. Ru yên giấc ngủ chiến tranh.

2. Xin Thiên thần Tình thương điều gì?

a. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

b. Trẻ em không còn phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.

c. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh.

3. Còn ở Thiên thần Mơ Ước, bạn ấy cầu xin điều gì?

a. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

b. Những em nhỏ được sống yên bình, được học hành vui chơi, ngày ngày không còn phải lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.

c. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn.

4. Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao?

a. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh.

b. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.

c. Mang lá thư này đến cho các Thiên thần.

4

Đúng rồi nha, làm tốt lắm

Bạn làm đúng rồi đó!

Mik đã xem bài của bạn.

HT ~ Mong bạn k, ko k là mik buồn đó. Mik ngồi xem bài bạn mất 15 phút mà bạn ko k mik là buồn đó!

#Army

3 tháng 4 2022

a. Người cha khuyên các con phải sống hòa thuận, nhưng chúng không nghe lời. Ông liền đem một bó đũa đến và bảo:

  - Các con bẻ đi!

b. Chim cun cút sa lưới của người thợ săn, bèn lên tiếng van xin:

  - Ông cứ thả tôi ra! Tôi sẽ nhử những con cun cút khác vào lưới cho ông.

c. Mồ Côi nói:

  - Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

  - Thưa ngài, hai mươi đồng.

  - Bác hãy đưa hai mươi đồng đây, tôi phán sử cho!

 Nghe nói, bác nông dân giãy nảy:

  - Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.

  - Bác cứ đưa tiền đây.

11 tháng 1 2022

a) Đây là lớp trưởng lớp mình.

b) Cái bàn màu nâu.

c) Cô ấy ăn hết chiếc bánh đó một mình. 

d) Tôi nghĩ chiếc áo màu xanh này đẹp hơn.

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:Can vuaĐầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Can vua

Đầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.

Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà chế tạo binh khí. Nay, Bệ hạ lại ra lệnh thay đổi mẫu. Như thế là chính lệnh bất thường.”

Nhà vua không bằng lòng, sai các quan đến trách Văn Lư.

Quan thị lang Lương Như Hộc bảo:

- Nhà ngươi chỉ là một tên lính thường, cớ sao dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự?

Văn Lư khẳng khái trả lời:

- Chính lệnh mỗi lúc một khác thì quân dân oán thán, việc nước sao yên được? Ông là cận thần mà không dám can vua. Nếu Lư này cũng không nói thì làm sao vua biết sai mà sửa?

Theo Nguyễn Khắc Thuần

- Chính lệnh bất thường: mệnh lệnh mỗi lúc một khác

- Thị lang: chức quan đứng thứ hai ở một bộ

- Chuyện quốc gia đại sự: chuyện lớn của đất nước

- Cận thần: vị quan gần gũi với vua

- Lạm bàn: bàn việc không phải của mình

1. Vì sao quân sĩ phàn nàn về lệnh của nhà vua?

a. Vì lệnh vua mỗi lúc một khác.

b. Vì vua bắt chế tạo binh khí.

c. Vì vua bắt chế tạo binh khí mới.

2. Ai dâng thư can vua?

a. Một quan cận thần.                 b. Một người lính thường.           c. Một người dân thường.

3. Quan thị lang mắng người lính thế nào?

a. Là lính mà không chịu chế tạo vũ khí mới.

b. Là lính thường mà không chịu làm theo lệnh vua.

c. Là lính thường mà dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

4. Người lính trả lời quan thị lang thế nào?

a. Trách vua ban lệnh mỗi lúc một khác để quân sĩ phàn nàn.

b. Bảo vệ ý kiến của mình và trách quan không dám can vua.

c. Xin lỗi vì là lính thường mà lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

5. Theo người lính, ai được quyền can vua?

a. Tất cả mọi người đều có quyền can vua.

b. Chỉ các quan cận thần mới có quyền can vua.

c. Chỉ người lính tên là Lư này mới có quyền can vua.

Bài 2: Qua hành động, lời nói của quan thị lang và người lính, em nhận xét gì về tính cách của mỗi người?

- Quan thị lang: ................................................................................................

- Người lính: ................................................................................................ 

2
5 tháng 9 2021

Bài 1 :

1. A

2. B

3. C

4. B

5. A

Bài 2 :

- Quan thị lang là một người nhát gan. Không dám nêu ý kiến trước nhà vua mà chỉ biết nghe theo không rõ đúng sai hay trái phải.

- Người lính tuy ở chức thấp nhưng rất quan tâm hi sinh thân mình vì mọi người. Anh đã dũng cảm nêu ý kiến trước nhà vua.

28 tháng 2 2022

có đó là câu kể Ai là gì

28 tháng 2 2022

Câu kể " Ai là gì? " nha em =)

Bài 2: Khoanh tròn dấu hai chấm trong các câu sau và viết tiếp vào câu trả lời để nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu sau:a) Người con gái vẫn còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ”. *Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng báo hiệu phần sau nó là: b) Họ hỏi:    - Tại sao các anh lại phải làm như vậy?*Dấu...
Đọc tiếp

Bài 2: Khoanh tròn dấu hai chấm trong các câu sau và viết tiếp vào câu trả lời để nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu sau:

a) Người con gái vẫn còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ”.

 *Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng báo hiệu phần sau nó là:

b) Họ hỏi:

    - Tại sao các anh lại phải làm như vậy?

*Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng báo hiệu phần sau nó là………………………..

.

c) Vùng Vòm với đủ các vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa, mãng cầu, măng cụt sum sê.

*Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng báo hiệu phần sau nó là:……………………..

……………………………………………………………………………………………

0