K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2024

Xưởng Sô-cô-la đã dẫn người đọc vào hành trình thú vị khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của ông Quơn-cơ. Năm đứa trẻ và chín người lớn bước vào và sững sờ trước những cảnh tượng đẹp kì lạ. Nơi có một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết, có đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Các bụi cây cỏ thì đều ăn được. Đặc biệt, ở đây còn có cả người tí hon.

3 tháng 4 2024

Tàu Lin-côn đã đụng độ con quái vật và bị đâm chìm. Giáo sư A-rô-nắc, Công-xây và Nét Len bị rơi xuống biển trong đêm tối. Họ được tàu Nau-ti-lơtx cứu sống. Cả ba biết được thì ra con quái vật biển trong lời đồn thực chất là tàu ngầm hiện đại chạy bằng điện, Nau-ti-lơtx. Họ còn gặp gỡ với Nê-mô - vị thuyền trưởng bí ẩn của con tàu. Giáo sư A-rô-nắc đã có những trải nghiệm kì thú về cuộc sống dưới lòng đại dương. Còn Nét Len thì tỏ ra nghi ngờ, mong muốn trở về đất liền và định lên kế hoạch bỏ trốn. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ dưới đáy biển đã khiến anh từ bỏ ý định. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lơtx chảy xiết theo Dòng “Sông Đen”.

13 tháng 3 2023

Năm đứa trẻ và chín người lớn bước vào và sững sờ trước những cảnh tượng đẹp kì lạ. Ở đáy của thung lũng là một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết. Bên dưới thác là đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Điều đặc biệt là các bụi cây cỏ đều ăn được. Ở đây còn xuất hiện hai người tí hon khiến mọi người ngạc nhiên.

 
13 tháng 3 2023

Văn bản: Xưởng Sô-cô-la đã dẫn người đọc vào hành trình thú vị khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của ông Quơn-cơ. Năm đứa trẻ và chín người lớn bước vào và sững sờ trước những cảnh tượng đẹp kì lạ. Nơi có một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết, có đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Các bụi cây cỏ thì đều ăn được. Đặc biệt, ở đây còn có cả người tí hon.

 
8 tháng 1 2024

Truyện kể về chuyến đi tham quan nhà máy sô-cô-la của Sác-li khi đi cùng ông nội Châu, bốn bạn nhỏ khác đi cùng bố mẹ. Đoàn khách được ông Quơn-cơ dẫn đi tham quan nhà máy. Dưới sự giới thiệu của ông Quơn-cơ về nhà máy, Sác-li được chứng kiến những điều diệu kì, hấp dẫn, mới mẻ, đầy thú vị ở bên trong nhà máy sô-cô-la: về các quy trình sản xuất ra được những thanh kẹo sô-cô-la thơm ngon thông qua hình ảnh dòng sông sô-cô-la khủng lồ cùng con thác để nhào trộn sô-cô-la, các sản phẩm kẹo kì lạ, đặc biệt là được quen biết với những người tí hon ở nhà máy.

13 tháng 3 2023

 

Dòng “Sông Đen”

Xưởng Sô-cô-la

Một ngày của Ích-chi-an

Đề tài

Chuyến thám hiểm đại dương của nhóm người giáo sư A-rô-nắc trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Chuyến tham quan cậu bé Sác-li và bốn người bạn may mắn khác đến với nhà máy Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Chuyến khám phá đại dương của Ích-chi-an với thân phận là người cá.

Nhân vật

- Giáo sư A-rô-nắc

- Nét Len

- Công-xây

- Thuyền trưởng Nê-mô

- Sác-li và ông nội của cậu bé

- Quơn-cơ

- Bốn đứa trẻ khác và bố mẹ của chúng

- Các công nhân tí hon

- Người cá Ích-chi-an

- Đàn cá heo

- Bố của Ích-chi-an

Sự kiện

Nhóm người giáo sư A-rô-nắc gặp sự cố và được cứu bởi thuyền trưởng Nê-mô và họ có chuyến hành trình khám phá đáy biển tuyệt vời trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Năm cô cậu nhóc may mắn dành được tấm vé tham quan nhà máy Sô-cô-la của Quơn-cơ. Họ đã được chứng kiến một quy trình sản xuất sô-cô-la kì diệu, hoàn hảo. Cùng với đó là bắt gặp sự xuất hiện của công nhân tí hon khiến tất cả đều ngạc nhiên.

Một ngày trên biển tuyệt vời của Ích-chi-an khi cậu được bơi lội như một chú cá. Cậu tự do, thoải mái vượt hồ nước, tìm đến đại dương baoo la, tận hưởng cảnh biển tuyệt vời với những người bạn cá của mình.

Không gian

Trên tàu ngầm Nau-ti-lúx dưới đáy đại dương

Trong xưởng Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Giữa đại dương bao la, rộng lớn

Thời gian

Một ngày trên tàu Nau-ti-lúx

 

Một ngày trên biển của Ích-chi-an

1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:

- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:

+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu

+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi

+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân

- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát... 
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.

20 tháng 9 2019

2. Thành tựu văn hóa:

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

  Thành và Thủy là ai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng vì bố mẹ li dị hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một ngả: Thủy về quê với mẹ, Thành ở lại với bố. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh gặp ác mộng chia cho anh con Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn mình lấy con Em Nhỏ. Thành dẫn em đến trường chia tay lớp học. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì có thể em sẽ không được đi học nữa, phải ra chợ ngồi bán hoa quả. Trước khi đi Thủy đột ngột thay đổi chủ ý em để lại con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ để chúng không phải xa nhau như Thành và Thủy.

# học tốt nhé

28 tháng 8 2019

Tóm tắt bài Cuộc chia tay của những con búp bê 

Câu chuyện ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' kể về hai anh em Thành và Thủy rất yêu thương và sống rất vui vẻ với nhau. Nhưng vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Trước khi chia tay, Thủy liền lại đặt hai con búp bê gần nhau, ý muốn rằng chúng sẽ không như Thành và Thủy, phải xa rời nhau. Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

18 tháng 11 2019

*LƯU Ý TÓM TẮT NHA CHỨ ĐỪNG CÓ AI BÊ NGUYÊN CÁI CUỐN SÁCH LỊCH SỬ VÔ THÌ KHỔ

PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)

A. Một trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.

C. Ba trạng ngữ.

D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.

B. Câu chủ động.

C. Câu rút gọn.

D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?

A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.

C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)

A. Điệp ngữ.

B. Nhân hoá.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”

A. Xác định thời gian.

C. Gọi đáp.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

A. Ở đâu.

C. Nơi đâu.

B. Chỗ nào.

D. Khi nào.

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.