Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nắng mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không.

 

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.

 

Hình dáng me tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra;

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1998, trang 288)

Lựa chọn  phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7:

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Nắng mới là ai?

A. Nắng mới

C. Người mẹ

B. Tôi

D. Con gà

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

C. Bài luật

B. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn

Câu 3. Cho biết hoàn cảnh làm nảy sinh tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình.

A. Khi “nắng mới hắt bên song”.

B. Khi nghe tiếng “xao xác, gà trưa gáy não nùng”.

C. Mỗi khi nhìn thấy nắng đầu mùa báo hiệu kết thúc những ngày lạnh ẩm, nghe tiếng gà trưa xao xác gợi lại dĩ vãng khi xưa, mỗi lúc như thế mẹ thường mang áo ra phơi.

D. Mỗi khi nhớ lại dĩ vãng năm xưa có mẹ

Câu 4. Những từ ngữ nào biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

A. Xao xác, não nùng, rượi buồn, chập chờn, nhớ.

B. Xao xác, não nùng, buồn, sống lại, mường tượng.

C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười.

C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười

Câu 5. Người mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật tôi với những hình ảnh nào?

A. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Hãy còn mường tượng lúc vào ra

B. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Nét cười đen nhánh sau tay áo

C. Người phơi áo trước dậu, người mẹ thủa thiếu thời

D. Lúc người còn sống, lúc vào ra

Câu 6. Anh/chị hiểu nắng mới trong bài thơ là gì?

A. Ánh nắng tinh khôi, đầu tiên của một ngày mới.

B. Ánh nắng đầu mùa báo hiệu đã hết những ngày lạnh, ẩm.

C. Ánh nắng rực rỡ buổi trưa hè.

D. Ánh nắng hiu hắt, yếu ớt cuối mùa.

Câu 7. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Hoài niệm về quá khứ tươi đẹp.

B. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.

C. Nỗi nhớ thương tha thiết với người mẹ thân yêu.

D. Nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng trong thực tại.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Những từ láy được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì trong việc biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo”?

Câu 10. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật “tôi” bằng một đoạn văn 7-10 câu.

3
30 tháng 11 2022

  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...    

30 tháng 11 2022

câu 1: C   câu 5: A

câu 2: B   câu 6: B

câu 3: C   câu 7: C

câu 4: A   câu 8: 

Các từ láy đó là: xao xác, não nùng, chập chờn, mường tượng

-  Tác dụng:

+ Biểu hiện trực tiếp, sinh động tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Gợi nỗi buồn trong hiện tại, nỗi nhớ về dĩ vãng với hình ảnh người mẹ thân yêu.

Câu 9:

Câu thơ gợi lên nét cười tươi tắn, rạng rỡ, ấm áp với hàm răng được nhuộm đen bóng (một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa) và rất duyên dáng (vì nụ cười được che phần nào sau tay áo) của mẹ.

Câu 10:Trong kí ức của nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên rất sắc nét, gần gũi, thân thương. Mẹ đi xa khi “tôi” còn nhỏ  tuổi. Những kí ức của “tôi” về mẹ vẫn như mới hôm qua. Có lẽ, hình ảnh “áo đỏ người đưa trước dậu phơi” cùng với “nét cười đen nhánh sau tay áo” đã là những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong tâm trí “tôi”. Mẹ là người phụ nữ tươi duyên, hiền hậu. Mẹ chịu thương chịu khó và lạc quan… Kí ức đẹp đẽ đó không bao giờ có thể phai nhạt.  Tình cảm của nhân vật tôi đối với mẹ vô cùng tha thiết, sâu nặng.

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà
Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ, Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo, Trong ánh trưa hè,...
Đọc tiếp

Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ,
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo,
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa
.

Câu 1. Trong văn bản trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Hình ảnh “Me tôi” trong trí nhớ của tác giả hiện lên qua những chi tiết cụ thể nào?

Câu 3.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trọng văn bản và nêu tác dụng của chúng?

Câu 4. Trong những chi tiết gợi nhớ về người mẹ của tác giả, anh/ chị ấn tượng nhất với hình ảnh nào? Hãy bày tỏ những xúc cảm của mình về chi tiết đó?

1
13 tháng 4 2020

Câu 1: Phương thức biểu cảm.
Câu 2: Nỗi nhớ mẹ của Lưu Trọng Lư.
Câu 3: Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ:
Hoán dụ: “Nét cười đen nhánh” nhằm chỉ nụ cười của mẹ.
Tác dụng: Hình ảnh người mẹ hiện lên vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp kín đáo.
Câu 4: suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
-Hình thức: một đoạn
-Nội dung cần có những ý sau:
+Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình mẫu tử thể hiện sự gắn kết kì diệu giữa con và mẹ, là tình cảm nâng đỡ, dìu dắt mỗi con người đến sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.
+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao quý đó bởi chính tình mẫu tử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hoàn thiện nhân cách của mình.

13 tháng 4 2020

cảm ơn nha :3

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

 

 

4 tháng 5 2021

Thể thơ : 8 chữ

Bố cục: 4 phần, tương ứng với bốn khổ thơ.

- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác

- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng

- Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.

    

4 tháng 5 2021

1, 

- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.

- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa"

2, 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, người cha già của cả dân tộc Việt Nam. Bác là người đã tìm và dẫn đường cho cách mạng của dân tộc ta đi tới thành công, mang lại cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay. Nói đến công lao của Người với dân tộc Việt Nam là không thể kể hết. Đã có rất nhiều tác phẩm văn chương viết về Bác, tiêu biểu là bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.

Đây là một bài thơ thể hiện nỗi xúc động của người con nơi miền Nam sau bao ngày mong nhớ đã được ra thăm lăng Bác. Đó không còn là tình cảm riêng của nhà thơ đối với Bác mà là của tất cả người con dân miền Nam. Trong sự xúc động ấy, từ trong cảm nhận và tâm hồn của nhà thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ thật cao đẹp:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh mặt trời được nhắc đến hai lần, đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ở câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng và năng lượng duy trì sự sống cho muôn loài vật trên trái đất, kể cả con người. Từ ý nghĩa của mặt trời tự nhiên, nhà thơ đã nhắc đến một mặt trời thứ hai.đố chính là một ẩn dụ về Bác. Bác cũng giống như mặt trời tự nhiên, là nguồn ánh sáng soi lối dẫn dắt cho con đường cách mạng của Việt Nam, bác chính là nguồn sống và hi vọng, niềm tin bào vệ hòa bình độc lập dân tộc.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Bác Hồ là người mà cả dân tộc Việt Nam yêu kính, bác đã gắn mình với dân tộc, suốt một đời lo cho vận mệnh và an nguy của đất nước. Sự ra đi của bác là một mất mát, đau thương to lớn không thể nào bù đắp được của cả dân tộc Việt Nam. Tuy hiện thực là bác đã không còn nữa, bác đã ra đi mãi mãi nhưng đối với nhân dân Việt Nam, bác vẫn mãi sống bất diệt trong tâm thức mỗi người. Những con người vẫn luôn hướng về Bác, dâng lên bác những tràng hoa của lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc.

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trong tâm thức của con người Việt Nam, Bác không hề ra đi, bác vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên. Đất nước đã hòa bình, thống nhất và phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc nên giấc ngủ của Bác càng được bình yên hơn. Dù Bác đang ngủ nhưng Bác vẫn đang dõi theo cả dân tộc, tình yêu của con người Việt Nam cũng vẫn mãi vằng vằng không bao giờ tắt như ánh trăng.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của nhà thơ, là sự nghẹn ngào, xúc động khi được ra thăm người cha già kính yêu. Đồng thời, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức chân dung thật đẹp về Bác, hình ảnh đẹp ấy mãi sáng rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.

4 tháng 5 2021
Em chưa học anh ơi
20 tháng 8 2017

+ quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh Khuya

+quan hệ giữa con người vs quốc gia dân tộc:Con Rồng Cháu Tiên

+ con người việt nam trong quan hệ xã hội:Chốn chốn dứt đao binh

+ con người việt nam và ý thức của bản thân:

20 tháng 8 2017

+Quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh khuya,Rằm tháng giêng;Qua Đèo Ngang;Côn Sơn Ca,...

+Quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;....

+Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Sau phút chia li;Bánh trôi nước;...(người phụ nữ trong xã hội xưa)

+Con người Việt Nam và ý thức của bản thân: Lòng yêu nước; Lòng yêu nước của nhân dân ta;...

4 tháng 5 2021

- Bài thơ được viết với kết cấu song hành ở các hình ảnh xuyên suốt bài thơ tạo nên cấu trúc sóng đôi.

- Ngoài ra, ấn tượng hơn cả đó là kết cấu đầu cuối tương ứng bởi hình ảnh “hàng tre” xuất hiện ở khổ đầu và khổ cuối của tác phẩm.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.