Cho hình vuông ABCD có cạnh là 1 mét. Trên các cạnh hình vuông lấy các trung điểm, nối các trung điểm thì lại được hình vuông mới. Tiếp tục nối trung điểm của hình vuông mới này ta lại được hình vuông mới nhỏ hơn. Cứ làm như vậy vô hạn lần.

A B C D

Hãy tính tổng diện tích tất cả các hình vuông đó?

-------------------

Bạn trình bày đáp án của mình vào ô Gửi ý kiến bên dưới. Đáp án của các bạn sẽ được công bố vào Thứ Sáu, ngày 24/4/2015. Ba bạn có lời giải đúng và sớm nhất sẽ được tặng 1 tháng VIP của OnlineMath. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Bảy, ngày 25/4/2015.

-------------------

Chúc mừng 3 bạn sau đây đã có lời giải hay và sớm nhất, các bạn đã được cộng/thưởng 1 tháng VIP của Online Math.

1. Phạm Ngọc Thạch, Trường THCS Ân Hảo, Huyện Hoài Ân - Bình Định

2. Lê Khánh Loan

3. Dinh

-------------------

Xem đáp án

Đáp án

1 2 3 4 5 6 7 8

Chia hình vuông thành 8 hình tam giác bằng nhau như hình vẽ trên. Dễ thấy diện tích hình vuông bên trong bằng tổng diện tích của tam giác 2, 4, 6,8 và bằng nửa diện tích hình vuông ngoài.

Vậy diện tích hình vuông to ngoài cùng là 1 m2, hình vuông thứ hai là \(\frac{1}{2}\) m2, hình vuông thứ ba là \(\frac{1}{4}\) m2 hình vuông thứ tư là \(\frac{1}{8}\) m2, . . .

Tổng diện tích các hình vuông là:

      S = 1 + \(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\)+ \(\frac{1}{32}\) ... (mẫu phân số sau bằng mẫu phân số trước nhân với 2)

      S = 1 + ( \(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\)\(\frac{1}{32}\) ... )

      S = 1 +  \(\frac{1}{2}\)x(1 + \(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\)+ ... )

Biểu thức trong ngoặc (1 + \(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\)+ ...,) cũng chính là tổng S.

Vậy ta có: 

     S = 1 + \(\frac{1}{2}\)x S

=> S - \(\frac{1}{2}\)x S = 1

     (1 - \(\frac{1}{2}\)) x S = 1

      \(\frac{1}{2}\)x S = 1

            S = 2

Vậy tổng diện tích vô hạn các hình vuông lồng nhau là S = 2 m2.

ĐS: 2 m2.

------------------

Cách 2: Tính tổng S =  1 + \(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\)\(\frac{1}{32}\) ... 

Ta có: \(\frac{1}{2}\)= 1 - \(\frac{1}{2}\)

         \(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\)

         \(\frac{1}{8}\)=\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\)

         \(\frac{1}{16}\)\(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\)

           . . . . 

Vậy:  S = 1 + (1 - \(\frac{1}{2}\)) + (\(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\))+(\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\)) + (\(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\)) + (\(\frac{1}{16}\)\(\frac{1}{32}\)) + ...

         S = 1 + 1 - \(\frac{1}{2}\) + \(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{4}\)+\(\frac{1}{4}\)\(\frac{1}{8}\) + \(\frac{1}{8}\)\(\frac{1}{16}\) + \(\frac{1}{16}\)\(\frac{1}{32}\) + ...

         S = 2