Bài học cùng chủ đề
- Tính giá trị biểu thức nghiệm của phương trình bậc hai chứa tham số
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện (nâng cao)
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện liên quan giá trị nhỏ nhất, lớn nhất
- Sự tương giao của hai đồ thị chứa tham số liên quan đến định lí Viète (nâng cao)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện liên quan giá trị nhỏ nhất, lớn nhất SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
Tìm $m$ để phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2+1=0$ có nghiệm $x_1; \, x_2$ sao cho biểu thức: $A=x_1(x_1-x_2)+x_2^2$ đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
Phương trình có nghiệm khi $\Delta '=2m \ge 0$ hay $m\ge 0$.
Khi đó theo định lí Viète, ta có:
$x_1+x_2=2(m+1)$; $x_1.x_2=m^2+1$
Suy ra $A=x_{1}^2+x_2^2-x_1x_2=(x_1+x_2)^2-3x_1x_2=4(m+1)^2-3(m^2+1)=m^2+8m+1\ge 1$ với mọi $m\ge 0$.
Vậy $m=0$.
Gọi $x_1; \, x_2$ là hai nghiệm của phương trình $x^2-2(m-3)x-6m-7=0$ với $m$ là tham số. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $C=(x_1+x_2)^2+8x_1x_2$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình $x^2-2(m-3)x-6m-7=0$ có $\Delta'=(m-3)^2+6m+7=m^2+16>0$ với mọi $m \in \mathbb{R}$.
Suy ra phương trình trên luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$.
Theo định lí Viète ta có: $\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2=2m-6 \\ & x_1.x_2=-6m-7 \\ \end{aligned} \right.$.
Ta có $C=(x_1+x_2)^2+8x_1x_2$
$=(2m-6)^2+8(-6m-7)$
$=4m^2-24m+36-48m-56$
$=4m^2-72m-20$
$=4(m^2-18m+81)-4.81-20$
$=4(m-9)^2-344 \ge -344,$ với mọi $m \in \mathbb{R}$ (vì $4(m-9)^2 \ge 0,\forall m\in \mathbb{R}$)
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $m-9=0$ hay $m=9$.
Vậy GTNN của $C$ là $-344$ đạt tại $m=9$.
Cho phương trình $x^2+(m-2)x-8=0$ (1), với $m$ là tham số.
a) Giải phương trình (1) khi $m=4$.
b) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ sao cho biểu thức $Q=(x_{1}^2-1)(x_2^2-1)$ đạt giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình (1) khi $m=4$.
Thay $m=4$ vào phương trình (1) ta được: $x^2+2x-8=0$
Ta có: $\Delta'=1+8=9=3^2>0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
$x_1=-1+\sqrt{9}=2; \, x_2=-1-\sqrt{9}=-4$.
Vậy phương trình có nghiệm $x_1=2; \, x_2=-4$.
b) Phương trình (1) có: $\Delta =(m-2)^2+32>0$ với mọi $m$ nên phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$.
Khi đó theo Viète ta có: $x_1+x_2=-m+2; \, x_1x_2=-8$
Ta có: $Q=(x_1^2-1)(x_2^2-1)$
$=x_{1}^2x_2^2-(x_{1}^2+x_2^2)+1$
$=x_{1}^2x_2^2-{{(x_1+x_2)}^2}+2x_1x_2+1$
$=64-{{(-m+2)}^2}-16+1=-{{(-m+2)}^2}+49 \le 49$ với mọi $m$.
Vậy GTLN của $Q$ bằng $49$.
Dấu "=" xảy ra khi $m=2$.
Vậy giá trị lớn nhất của $Q$ bằng $49$ đạt được khi $m=2$.
Cho phương trình (ẩn $x$): $x^2-2mx+2m-1=0$.
a) Giải phương trình khi $m=3$.
b) Tìm giá trị của $m$ để phương trình có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ sao cho biểu thức $A=\dfrac{4(x_1x_2+1)}{x_{1}^2+x_2^2+2(2+x_1x_2)}$ đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Khi $m=3$, phương trình đã cho trở thành: $x^2-6x+5=0$.
Vì $a+b+c=1-6+5=0$ nên phương trình có hai nghiệm $x_1=1$ và $x_2=5$.
b) Vì $a+b+c=1-2m+2m-1=0$ nên phương trình có nghiệm $x_1=1$ và $x_2=2m-1$ với mọi giá trị của $m$.
Ta có: $A=\dfrac{4(x_1x_2+1)}{x_{1}^2+x_2^2+2(2+x_1x_2)}=\dfrac{4(x_1x_2+1)}{(x_1+x_2)^2+4}=\dfrac{4(2m-1+1)}{(2m-1+1)^2+4}=\dfrac{8m}{4m^2+4}=\dfrac{2m}{m^2+1}$
Lại có: $(m+1)^2\ge 0,$ với mọi $m$
$2m \ge -(m^2+1)$ với mọi $m$
$\dfrac{2m}{(m^2+1)} \ge -1$ với mọi $m$
Suy ra $A \ge -1$ với mọi $m$.
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $m=-1$.
Suy ra $A$ đạt giá trị nhỏ nhất bằng $-1$ khi $m=-1$.
Cho phương trình $x^2-(m-1)-m^2+m-2=0$, với $m$ là tham số.
a) Chứng minh rằng phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu với mọi $m$.
b) Gọi hai nghiệm của phương trình đã cho là $x_1; \, x_2$. Tìm $m$ để biểu thức $A=\Big(\dfrac{x_1}{x_2}\Big)^3-\Big(\dfrac{x_2}{x_1}\Big)^3$ đạt giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Xét $a.c=-m^2+m-2=-(m-\dfrac12)^2-\dfrac{3}{4}<0,$ với mọi $m \in \mathbb{R}$.
Vậy phương trình luôn có hai nghiệm trái dấu với mọi $m$.
b) Gọi hai nghiệm của phương trình đã cho là $x_1, \, x_2$.
Theo câu a) thì $x_1x_2\ne 0$, do đó $A$ được xác định với mọi $x_1, \, x_2$.
Do $x_1, \, x_2$ trái dấu nên $\Big(\dfrac{x_1}{x_2}\Big)^3=-t$ với $t>0$, suy ra $\Big(\dfrac{x_2}{x_1}\Big)^3<0$, suy ra $A<0$
Đặt $\Big(\dfrac{x_1}{x_2}\Big)^3=-t$, với $t>0$, suy ra $\Big(\dfrac{x_2}{x_1}\Big)^3=-\dfrac{1}{t}$.
Khi đó $A=-t-\dfrac{1}{t}$ mang giá trị âm và $A$ đạt giá trị lớn nhất khi $-A$ có giá trị nhỏ nhất.
Ta có $-A=t+\dfrac{1}{t}\ge 2$, suy ra $A\le -2$.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $t=\dfrac{1}{t}$
$t^2=1$
$t=\pm 1$
Vì $t>0$ nên $t=1$
Với $t=1$, ta có $\Big(\dfrac{x_1}{x_2}\Big)^3=-1$
$\dfrac{x_1}{x_2}=-1$
$x_1=-x_2 $
$ x_1+x_2=0 $
$-(m-1)=0$
$m=1$.
Vậy với $m=1$ thì biểu thức $A$ đạt giá trị lớn nhất là $-2$.
Cho phương trình $x^2-2x+2-m=0$ (1) ($m$ là tham số).
a) Tìm $m$ để phương trình (1) có nghiệm.
b)Giả sử $x_1; \, x_2$ là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A=x_{1}^2x_2^2+3(x_{1}^2+x_2^2)-4$.
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình có nghiệm khi $\Delta '=1-(2-m)=m-1\ge 0$
$m\ge 1$
b) Với $m\ge 1$ ta có $x_1+x_2=2; \, x_1.x_2=2-m$ (định lí Viète).
Khi đó $A=x_{1}^2x_2^2+3(x_{1}^2+x_2^2)-4$
$=x_{1}^2x_2^2+3(x_1+x_2)^2-6x_1x_2-4$
$={{(2-m)}^2}+{{3.2}^2}-6(2-m)-4$
$={{(2-m)}^2}-6(2-m)+9-1$
$={{(2-m-3)}^2}-1={{(m+1)}^2}-1$
Do $m\ge 1$ nên $(m+1)^2 \ge 2^2=4$ hay $A\ge 4-1=3$
Dấu bằng xảy ra khi $m=1$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của $A$ bằng $3$ đạt được khi $m=1$.
Cho phương trình $x^2-2mx+2-m=0$ (1) ($m$ là tham số).
a) Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$.
b) Gọi $x_1; \, x_2$ là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm $m$ để biểu thức $M=\dfrac{-24}{2mx_1+x_2^2-6x_1x_2-m+2}$ đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: $\Delta'=m^2-(m-2)=m^2-m+2=\Big(m-\dfrac12\Big)^2+\dfrac{7}{4}>0$ với mọi $m$.
Vậy phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$.
b) Theo định lí Viète, ta có: $x_1+x_2=2m; \, x_1.x_2=m-2$
Do $x_2$ là nghiệm của (1) nên $x_2^2-2mx_2+m-2=0$
$x_2^2=2mx_2-m+2$
Do đó $2mx_1+x_2^2-6x_1x_2-m+2$
$=2m(x_1+x_2)-6x_1x_2-2m+4$
$=2m.2m-6(m-2)-2m+4$
$=4m^2-8m+16=4{{(m-1)}^2}+12\ge 12$.
Suy ra $M\ge \dfrac{-24}{12}=-2$.
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $m=1$.