Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SVIP
1. Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Chính trị
"Em có biết?
Năm 1305, vua Chăm-pa là Chế Mân sai người mang lễ vật xin cưới Công chúa Huyền Trân-con gái của vua Trần Nhân Tông. Năm 1306, Huyền Trân lên thuyền vào Chăm-pa. Truyền thuyết của người Chăm kể lại: Đích thân vua Chế Mân mặc bộ quần áo màu trắng, đi giày đen thêu chim thần Ga-ru-đa ra đón, hôn lễ của họ được của hành suốt ba ngày ba đêm và Huyền Trân được phong làm Vương hậu".
Giai đoạn | Tình hình nổi bật |
Từ đầu thế kỉ X đến năm 1220 |
Chăm-pa phải đối phó với nhiều cuộc tấn công của Chân Lạp từ phía nam. "Cuộc chiến tranh Một trăm năm" (khoảng 1113-1220), khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng. |
Từ năm 1220 đến nửa sau thế kỉ XIII |
Là thời kì thịnh đất nhất của Vương triều Vi-giay-a. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ. |
Từ cuối thế kỉ XIV-năm 1471 | Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ. |
Từ năm 1471-đầu thế kỉ XVI | Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau. |
b) Kinh tế
- Nông nghiệp: giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế của người Chăm, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thủy lợi,...
"Dân gian cày cấy dừng hai trâu. Ngũ cốc không có lúa mạch, chỉ có lúa tẻ, kê, đay, đậu, không có sàn chè, cũng không biết cách ủ men rượu, chỉ uống rượu dừa. Qủa cây có các loại như sen, mía, chuối, dừa. Đất sàn ngà voi, tiên hương, trầm hương, tốc hương, sáp ong".
(Chư phiên chí, Triệu Nhữ Quái)
- Thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển, nhất là sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...nhiều lò gốm nổi tiếng xuất hiện như Gò Sảnh, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định),...
- Thương nghiệp: thương mại đường biển phát triển mạnh. Khai thác và trao đổi, buôn bán với nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương, long não, ngà voi,...
c) Văn hóa
- Chữ viết: tiếp tục sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm.
- Tôn giáo: Hindu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt, Hồi giáo được du nhập vào Chăm-pa (khoảng thế kỉ XIII).
- Kiến trúc: tiêu biểu là các đền tháp như tháp Pô Kơ-long Ga-rai (Ninh Thuận), tháp Bánh Ít (Bình Định),...
2. Vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Chính trị
- Từ cuối thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm Phù Nam.
- Đến thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng và phân tán, lãnh thổ phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.
- Từ thế kỉ XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất Chân Lạp.
b) Kinh tế
- Cư dân chủ yếu khai thác thủy hải sản, lâm thổ sản kết hợp với nghề nông trồng lúa, làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
c) Văn hóa
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là sự phổ biến của Phật giáo, Hin-du giáo.
- Công trình kiến trúc nổi bật là đền tháp bằng gạch, đá.
Vận dụng: Em hãy lí giải về những nguyên nhân khiến trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây