Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do SVIP
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO
1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ.
- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ.
2. Đọc và phân tích bài viết tham khảo
LÁ ĐỎ - NIỀM TIN VÀ HI VỌNG NGÀY CHIẾN THẮNG
Bài thơ Lá đỏ được viết năm 1974, trong thời gian nhà thơ Nguyễn Đình Thi đến với chiến trường Tây Nguyên. Ra đời trong bom rơi, đạn nổ, vào thời điểm khốc liệt của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bài thơ vẫn ngời lên niềm tin, niềm hi vọng. Mạch cảm xúc của bài thơ phát triển từ cuộc gặp gỡ rồi chia li trong niềm tin gặp lại – niềm tin chiến thắng – của một người lính và một cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. Cuộc gặp diễn ra trên cao lộng gió, trong cơn mưa lá đỏ ào ào đổ tuôn mãnh liệt, đẹp đến ngỡ ngàng: Rừng lạ ào ào lá đỏ; trong cuộc hành quân thần tốc tiến về Sài Gòn: Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa. Trong bối cảnh lãng mạn và hào hùng, hiện lên một hình ảnh đẹp, biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân – “em gái tiền phương”. Chi tiết “vai áo bạc, quàng súng trường” gợi niềm xúc động sâu xa trước hình ảnh người em gái trải qua bao nắng mưa, hằng ngày hằng giờ đối mặt với đạn bom và cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường nhưng vẫn không rời tay súng. Đó cũng là biểu tượng của quê hương gian khó nhưng anh dũng quật cường. Biện pháp tu từ so sánh “Em như quê hương” đã làm nổi bật vẻ đẹp bình dị, thân thương cũng như vai trò là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh chiến đấu cho người lính nơi tiền tuyến của người “em gái tiền phương”. Lời chào, lời hẹn trong dòng thơ cuối thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Thể thơ tự do với hình thức phóng khoáng; vần, nhịp linh hoạt giúp nhà thơ khắc hoạ được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ, khí thế hào hùng, tâm hồn lạc quan phơi phới của đoàn quân ra trận. Hình ảnh lá đỏ mang ý nghĩa biểu trưng cho niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Bài thơ ra đời cách nay gần nửa thế kỉ vẫn gợi lên trong lòng người đọc niềm xúc động, tự hào, lòng biết ơn thế hệ cha anh đã hiến dâng tuổi xanh cho hoà bình của đất nước.
(Nhóm biên soạn)
3. Thực hành viết theo các bước
- Trước khi viết
+ Lựa chọn bài thơ:
- Xác định mục đích viết, người đọc.
- Chọn bài thơ tự do em thích và có nhiều cảm xúc.
+ Tìm ý:
- Đọc bài thơ nhiều lần, cảm nhận âm điệu, mạch cảm xúc.
- Ghi lại những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Xác định cảm nghĩ chung về bài thơ.
+ Lập dàn ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Thân đoạn:
* Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
* Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ.
- Kết đoạn: Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ.
- Viết bài
+ Sắp xếp bố cục theo trình tự hợp lí, các phần phải có sự liên kết.
+ Lựa chọn từ ngữ, các kiểu câu phù hợp.
+ Trình bày đúng quy định về hình thức của đoạn văn.
- Chỉnh sửa bài viết
+ Kiểm tra xem đoạn văn đã giới thiệu được bài thơ, tác giả và nêu được cảm nghĩ chung về bài thơ chưa.
+ Xác định những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về những nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, về tác dụng của thể thơ tự do.
+ Nếu những câu văn cuối đoạn chưa khái quát được cảm nghĩ chung về bài thơ thì cần bổ sung.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây