Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Định hướng
- Yêu cầu đối với một bài văn phân tích đoạn trích từ một tác phẩm lớn (truyện thơ Nôm: Truyện Kiều hoặc Lục Vân Tiên)
+ Đọc kĩ đoạn trích, chú ý đặc điểm thể loại truyện thơ Nôm đã học và xác định rõ vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
+ Xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi của đoạn trích. Chỉ ra mối quan hệ giữa hình thức và nội dung; từ đó, làm rõ giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm.
+ Xác định luận đề và các luận điểm trong bài viết, lựa chọn bằng chứng từ đoạn trích cho mỗi luận điểm.
+ Suy nghĩ, nhận xét về ý nghĩa và sự tác động của văn bản đối với người đọc cũng như bản thân em.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
a. Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài, xác định các yêu cầu cần thực hiện.
- Xem lại kiến thức ngữ văn về truyện thơ Nôm, nội dung đọc hiểu đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, chú ý xuất xứ để biết nội dung câu chuyện trước và sau của đoạn trích.
- Xác định nội dung và hình thức nghệ thuật nổi bật nhất của đoạn trích (chú ý đặc điểm thơ lục bát trong tác phẩm Truyện Kiều).
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung chính của đoạn trích là gì?
+ Nghệ thuật của đoạn trích có gì đặc sắc?
+ Các yếu tố hình thức nghệ thuật ấy đã làm nổi bật nội dung của đoạn trích như thế nào?
+ Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện được tấm lòng (chữ tâm) và tài năng (chữ tài) như thế nào?
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục 3 phần:
(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về Truyện Kiều và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
(2) Thân bài:
+ Nêu tóm tắt câu chuyện trước đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích này.
+ Phân tích khung cảnh gợi nỗi nhớ của Thúy Kiều qua đoạn mở đầu (từ đầu đến "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"). Chú ý nghệ thuật lựa chọn không gian, thời gian và các hình ảnh.
+ Phân tích nỗi nhớ thương của Thúy Kiều qua đoạn tiếp theo (từ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" đến "Có khi gốc Tử đã vừa người ôm?"). Chú ý nghệ thuật lựa chọn ngôn từ và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật.
+ Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 dòng thơ cuối. Chú ý các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, lựa chọn hình ảnh, không gian và thời gian, câu hỏi tu từ...
(3) Kết bài: Nêu những suy nghĩ và cảm xúc của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
c. Viết
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn phân tích một đoạn trích truyện thơ Nôm. Có thể viết cả bài, mở bài, kết bài, một phần của thân bài.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại bài văn, đoạn văn đã viết.
- Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý những yêu cầu chung sau đây:
Phương diện kiểm tra | Câu hỏi kiểm tra |
Nội dung |
- Mở bài: Đã giới thiệu khái quát nội dung văn bản chưa? (Ở bài viết này là giới thiệu khái quát về Truyện Kiều và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.) - Thân bài: + Có tóm tắt được câu chuyện trước đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích này hay không? + So với dàn ý, bài viết còn thiếu ý nào? Các ý có được sắp xếp phù hợp không? Có ý nào trong bài trùng lặp nhau không? + Có nêu được các lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, thuyết phục không? + Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác khác trong khi viết hay chưa? (Ở bài viết này là kết hợp với giải thích, chứng minh, so sánh, biểu cảm...) + Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc riêng của người viết không? - Kết bài: Đã khái quát, tổng hợp vấn đề được trình bày chưa? (Ở bài viết này là những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.) |
Hình thức |
- Bài viết đã có đủ 3 phần chưa? Độ dài các phần có cân đối không? - Bài viết còn mắc những lỗi gì về trình bày, trích dẫn, dùng từ, đặt câu, chính tả...? |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? - Em thấy thuận lợi hoặc khó khăn nhất khi viết phần nào? Vì sao? - Ưu điểm nổi bật của bài viết là gì? |
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: So sánh trong phân tích thơ
a. Cách thức
- Khi phân tích tác phẩm văn học cần thấy được sự gắn bó giữa nội dung và hình thức, thể hiện bằng việc nhận ra các yếu tố nghệ thuật đặc sắc và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. Ví dụ đoạn phân tích 8 dòng thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây:
"Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. "Buồn trông" là buồn mà nhìn xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi tình trạng hiện tại. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng, xa xa, không rõ như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông ngọn nước [...], ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. [...]
Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thựa vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy..."
b. Bài tập
Hãy phân tích một đoạn thơ mà em yêu thích trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
Gợi ý cho đề bài phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên.
(1) Mở bài:
(2) Thân bài:
+ Nêu tóm tắt câu chuyện trước đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích này.
+ Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên (hoạt động, thái độ, lời nói, phẩm chất). Chú ý nghệ thuật khắc họa nhân vật, từ ngữ miêu tả, thủ pháp đối lập.
+ Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga (hoạt động, cử chỉ, lời nói, thái độ, tính cách). Chú ý nghệ thuật lựa chọn ngôn từ, cách miêu tả.
(3) Kết bài:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây