Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
BÀI 9: PHẦN VIẾT
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Đọc và phân tích bài viết tham khảo
1. Phạm vi nghị luận, kết cấu bài viết.
- Phạm vi nghị luận: loại hình nghệ thuật hội họa.
- Kết cấu: Xét về tính chất, hướng triển khai, cấu trúc kiểu bài, văn bản giống với cấu trúc của kiểu bài NLXH hay NLVH thường gặp, nhưng có điểm khác biệt do tính đặc thù của đối tượng nghị luận (tác phẩm nghệ thuật phi ngôn ngữ - nghệ thuật hội họa).
* Sự khác biệt giữa văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật với văn bản thông tin về tác phẩm nghệ thuật:
- Văn bản thông tin là loại văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó, giới thiệu các danh lam thắng cảnh…
- Văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:
+ Thể hiện khả năng phân tích, đánh giá về tác phẩm nghệ thuật.
+ Luận điểm đánh giá thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của người viết đối với tác phẩm nghệ thuật được bàn luận.
+ Thông tin cung cấp về tác phẩm được sử dụng như là phương tiện, giúp người viết triển khai một cách hợp lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về đối tượng được đề cập.
2. Bố cục, cách triển khai luận điểm của bài viết.
* Bố cục: 6 đoạn
- Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Đoạn 2: Khái quát thông tin về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Đoạn 3: Phân tích, bình luận về những đặc sắc của tác phẩm. (VD: chất liệu - sơn dầu; về cách phối hợp giữa màu sắc - ánh sáng - hình ảnh; khả năng tạo dựng bố cục tổng thể của bức tranh…).
- Đoạn 4: Gợi ý về cách tìm hiểu/khám phá nét độc của tác phẩm.
- Đoạn 5: Bày tỏ thái độ của người viết đối với tác giả, tác phẩm.
- Đoạn 6: Kết luận và gợi mở những suy nghĩ mới về nghệ thuật.
→ Kết cấu văn bản như bài nghị luận thông thường, gồm 3 phần
MB: Giới thiệu về đối tượng nghị luận;
TB: triển khai phân tích, bình luận về đối tượng bằng hệ thống các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng phù hợp.
KB: Đánh giá, kết luận và bày tỏ quan điểm của người viết.
* Tính đặc thù của những bằng chứng được sử dụng trong bài viết
- Tính đặc thù đó gắn liền với sự “miêu tả” của người viết về các phương tiện khách quan của tác phẩm (bố cục, kích cỡ, hình dạng, màu sắc, kết cấu….), khác với cách trích dẫn câu văn, câu thơ như trong văn bản nghị luận văn học.
3. Những điều kiện người viết phải đảm bảo khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:
- Cần có những hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về (bao gồm việc nắm được các thuật ngữ chuyên ngành ở mức độ nhất định).
- Có hứng thú với tác phẩm nghệ thuật trên cơ sở được nghe, xem, thưởng lãm… theo điều kiện thực tế cho phép.
- Khi đánh giá nghệ thuật cần thể hiện được thái độ, quan điểm rõ ràng thông qua hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng phù hợp
LUYỆN TẬP (Thực hành viết)
1. Bước 1: Chuẩn bị viết
- Chọn đề tài: rất rộng, phong phú bao gồm nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau.
+ Có thể chọn một trong các loại hình: điện ảnh, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh nghệ thuật…
VD: SGK/tr116
→ Nhìn chung, khi chọn đề tài, nên chọn những tác phẩm mà mình am hiểu, có đủ thông tin (đã được tiếp xúc trực tiếp, có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới tác phẩm).
2. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
- Tác phẩm nghệ thuật đó của ai? Tên tác giả là gì?
- Tác phẩm đó hoàn thành trong bối cảnh, thời điển nào?
- Đánh giá của giới chuyên môn và sự đón nhận của công chúng ra sao?
- Những đặc sắc, độc đáo trong nội dung và nghệ thuật (có thể đánh giá cả về những thành công và hạn chế).
- Giá trị của tác phẩm nghệ thuật đó trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng.
b. Lập dàn ý
Lập dàn ý trên cơ sở dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo một trình tự nhất định,ba phần của bài nghị luận:
* Mở bài:
- Nêu được các thông tin cơ bản về đối tượng nghị luận (tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, sự đón nhận của công chúng…)
VD:
+ TP điện ảnh: Cần nêu được tên đạo diễn, nhà sản xuất, tác giả kịch bản, diễn viên ….
+ TP hội họa: Cần nêu được tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý tưởng…
* Thân bài:
- Khái quát chung về tác phẩm nghệ thuật (cốt truyện, chủ đề, giai điệu, ca từ, chất liệu…)
VD:
+ Điện ảnh: có thể khái quát chung về cốt truyện.
+ Âm nhạc: Nhìn nhận chung về giai điệu, ca từ…
+ TP hội họa: Nhìn nhận chung về chất liệu, ý tưởng…
- Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác phẩm nghệ thuật (ở nội dung và hình thức) bằng những lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục.
VD: TP hội họa:
+ Các vấn đề sẽ xoay quanh chủ đề, câu chuyện, ý tưởng của tác phẩm;
+ Những chi tiết quan trọng có trong tranh? Điểm nào thu hút mọi người.
+ Những sự kiện và môi trường xung quanh nào đã ảnh hưởng đến tác phẩm này (các sự kiện tự nhiên; các phong trào xã hội; sự kiện chính trị, sự kiện lịch sử, bối cảnh tôn giáo, sự kiện văn hóa…)?
+ Kích thước tổng thể, hình dạng, màu sắc…
- Gợi ý hướng thưởng thức/khám phá tác phẩm trọn vẹn và hứng thú nhất.
* Kết bài:
- Đánh giá chung về tác phẩm (những thành công và hạn chế ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; giá trị/ ý nghĩa của tác phẩm).
VD: Thành công - Ấn tượng/sự độc đáo của tác phẩm đối với công chúng, với đời sống xã hội…
- Nêu cảm xúc, sự nhìn nhận, đánh giá của cá nhân về tác phẩm (nếu có).
3. Bước 3: Viết
- Dựa vào dàn ý đã xây dựng để luyện tập kĩ năng viết.
- Bố cục: 3 phần (MB - TB - KB).
- Cách triển khai:
+ Triển khai từng luận điểm (Mỗi ý chính trong bài) cần được triển khai thành một đoạn văn; từng đoạn văn đều có câu chủ đề, được đặt ở vị trí thích hợp. Các luận điểm trong phần thân bài phải làm rõ cho vấn đề nêu ở đề bài.
+ Căn cứ vào loại hình nghệ thuật lựa chọn (đối tượng nghị luận) để lựa chọn dẫn chứng phù hợp.
+ Các dẫn chứng phải đúng, tiêu biểu và phong phú, kèm theo những lời bình, phân tích phù hợp, tránh tình trạng nói chung chung thiếu căn cứ.
+ Chú ý đến cảm xúc, thái độ của người viết. Cần chọn ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi thể hiện lý lẽ thuyết phục.
. Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện.
- Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để đảm bảo không bỏ sót ý.
- Thay thế những từ ngữ có thể tạo nên giọng điệu thuyết phục không thích hợp, chẳng hạn những từ ngữ toát lên sắc thái mệnh lệnh, quyết đoán: không được, cần phải,... Bỏ những ý, những câu dễ tạo ra phản ứng ngược từ phía người được thuyết phục.
- Bổ sung những ý, những câu phân tích, đánh giá về đối tượng chưa thuyết phục, còn thiếu.
- Chỉnh lại những điểm thiếu nhất quán và chưa phù hợp trong cách triển khai ý, cách lập luận.
- Rà soát để đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản.
- HS có thể tráo đổi bài để trong bàn chấm và chữa cho nhau.
* Bài tập về nhà:
Khi đánh giá về những nghệ sĩ xuất sắc của hội họa Việt Nam trước 1945, các nhà phê bình đã khẳng định: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” (Trí: Nguyễn Gia Trí; Vân: Tô Ngọc Vân; Lân: Nguyễn Tường Lân; Cẩn: Trần Văn Cẩn.). Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của nền Mỹ Thuật Việt Nam thế kỷ 20.
Hãy thử một lần trải nghiệm, tìm hiểu về tranh Tô Ngọc Vân và dùng những kiến đã học về kiểu bài, viết một văn bản nghị luận về tác phẩm trên.
- Yêu cầu nghị luận: viết một văn bản nghị luận về bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của tác giả Tô Ngọc Vân.
- Các ý chính cần đạt:
+ Giới thiệu về bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”, tác giả Tô Ngọc Vân.
+ Nêu một số thông tin cần thiết về hoàn cảnh sáng tác/ ý tưởng/đề tài, cảm hứng sáng tác.
+ Nhìn nhận chung về chất liệu, bố cục, màu sắc…
+ Phân tích những hình ảnh, chi tiết quan trọng có trong tranh. Điểm thu hút mọi người và làm nên sự độc đáo của bức tranh…
+ Bày tỏ thái độ bản thân.
NỘP BÀI: CHỤP VÀ NỘP TẠI PHẦN GIAO BÀI NÀY
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây